Top 12 # Cách Nấu Món Lẩu Thập Cẩm Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Lẩu Thập Cẩm: 2 Cách Nấu Món Lẩu Thập Cẩm Ngon Ngất Ngây Ngày Lạnh

Trong các món lẩu ngon và phổ biến, lẩu thập cẩm luôn được nhắc đến đầu tiên vì dễ làm, thông dụng. Chính vì thế, đặc điểm của món lẩu thập cẩm là giàu chất dinh dưỡng, đa dạng nguồn thực phẩm và không kén người ăn.

Cách 1: Nấu lẩu thập cẩm với thịt gà

Bạn chuẩn bị những nguyên liệu sau :

1,5 kilôgam gà ta

Nửa cân tôm

Ngao 5 lạng

Thịt bò 2 lạng

Vài bìa đậu phụ

Rau, nấm tươi

Các loại gia vị thông thường như: ớt, sa tế, đường, sả và muối

Các loại rau xanh như: rau cần, ngải cứu, rau muống, cải cúc, rau cải ngồng và cà chua

Thêm bún và mỳ tôm để ăn và cuối bữa lẩu

Cách thực hiện

Sơ chế gà

Gà ta bạn làm sạch lông và mổ rồi sơ chế của lòng mề. Công việc này hiện nay bạn có thể yêu cầu các cửa hàng gà làm sẵn. Khi mang về bạn chỉ việc rửa và chà sát bằng muối hột cho bớt mùi hôi

Chúng ta sẽ chặt gà làm 2 phần: Phần xương và phần thịt. Phần xương dùng để ninh nước dùng. Phần thịt để ăn trong bữa lẩu.

Cho gà lên thớt, chặt cổ, cánh, chân, xương sống và xương bụng thành các miếng vừa ăn rồi cho vào trong nồi để ninh làm nước dùng.

Ở bước này bạn có thể cho thêm một nhánh gừng vào ninh cùng để dậy mùi thơm

Phần thịt còn lại thì các bạn chặt thành các miếng vừa ăn rồi cho vào bát ướp với gừng, xả, hạt tiêu, ớt, đường và bột nêm.

Với thịt bò, ngao, tôm

Thịt bò thái mỏng rồi ướp với gừng và gia vị.

Ngao để nguyên con, rửa sạch

Tôm bỏ râu, có thể lột vỏ hoặc để nguyên tùy sở thích của gia đình

Xếp mỗi loại ra 1 đĩa riêng để tiện khi nhúng ăn

Chuẩn bị rau

Rau rửa sạch và thái khúc rồi để riêng vào một rổ nhỏ. Nấm ngâm nước nóng cho mềm, cắt bỏ gốc và các phần đen. Rửa sạch, vớt ra bóp cho ráo nước.

Nấu nước lẩu thập cẩm

Cho xương gà đã chặt vào nồi cùng vài nhánh gừng và gia vị như muối, đường vào ninh từ 1 đến 2 tiếng.

Sau đó đập dập một chút hành khô cho vào chảo phi thơm với dầu ăn. Khi hành đã dậy mùi thơm thì cho cà chua thái lát mỏng vào. Cho thêm chút nước để đun, dùng muôi dập đều cho cà mua được nhuyễn để lấy màu rồi đồ vào nồi nước dùng.

Lúc này tùy độ cay các bạn có thể ăn mà cho thêm sa tế. Ngoài ra thêm có loại gia vị khác rồi nêm nếm cho vừa miệng

Vậy là bạn đã có nồi nước dùng cho món lẩu thập cẩm với thịt gà.

Cách 2: Nấu lầu thập cẩm với thịt bò, mực, tôm

Cụ thể chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau

1 lạng tôm

1 lạng thịt bò

1 lạng mực ống tươi

1 lạng tim lợn

Các loại nấm như: nấm rơm, nấm kim châm

100 gam rau tần ô

100 gam cải thảo

hành tây 50g

Bún tươi hoặc mì tôm

Hành tím, ớt, dầu ăn và các gia vị thông thường

Cách thực hiện

Sơ chế nấm rơm

Nấm rơm ngâm nước ấm, rửa sạch rồi cắt đôi

Cải thảo cắt khúc, hành tây cắt múi cau, rau tần ô rửa sạch, nấm kim châm để nguyên hoặc cắt đôi. Xếp riêng mỗi loại ra đĩa

Nấu nước lẩu

Hành khô các bạn đập dập rồi cho lên chảo, thêm một chút dầu và phi thơm. Khi hành đã dậy mùi thơm bạn cho thêm 2 lít nước vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi thì bạn cho hành tây và nấm rơm vào. Thêm chút gia vị bột canh, hạt tiêu khuấy đều

Cách làm lẩu thập cẩm này nồi nước dùng chỉ đơn giản như vậy. Sau đó cho nồi lên bếp điện rồi đun sôi và thưởng thức.

Khi ăn các bạn sẽ cho lần lượt tôm, thịt bò và mực vào. Đây là các loại hải sản ăn vừa chín tới sẽ ngọt nước. Cuối bữa có thể dùng thêm mì tôm và bún để món lẩu thập cẩm thêm trọn vẹn.

Chúc cả nhà ngon miệng với 2 cách nấu lẩu thập cẩm hấp dẫn này!

Cách nấu lẩu nấm ngon bổ rẻ

.yuzo_related_post .relatedthumb{background: !important; -webkit-transition: background 0.2s linear; -moz-transition: background 0.2s linear; -o-transition: background 0.2s linear; transition: background 0.2s linear;;color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover{background:#fcfcf4 !important; -webkit-transition: background 0.2s linear; -moz-transition: background 0.2s linear; -o-transition: background 0.2s linear; transition: background 0.2s linear;;color:!important;} .yuzo_related_post .yuzo_text, .yuzo_related_post .yuzo_views_post {color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover .yuzo_text, .yuzo_related_post:hover .yuzo_views_post {color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb a{color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb a:hover{color:#dd1f1f!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover a{ color:#dd1f1f!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb{ margin: 0px 0px 0px 0px; padding: 5px 5px 5px 5px; }

Cách Nấu Lẩu Thập Cẩm Ngon

Nguyên liệu lẩu thập cẩm gà

1,5 kilôgam gà ta

Nửa cân tôm

Ngao 5 lạng

Thịt bò 2 lạng

Vài bìa đậu phụ

Rau, nấm tươi

Các loại gia vị thông thường như: ớt, sa tế, đường, sả và muối

Các loại rau xanh như: rau cần, ngải cứu, rau muống, cải cúc, rau cải ngồng và cà chua

Thêm bún và mỳ tôm để ăn và cuối bữa lẩu

Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu thập cẩm gà

Sơ chế gà

Gà ta bạn làm sạch lông và mổ rồi sơ chế của lòng mề. Công việc này hiện nay bạn có thể yêu cầu các cửa hàng gà làm sẵn. Khi mang về bạn chỉ việc rửa và chà sát bằng muối hột cho bớt mùi hôi

Chúng ta sẽ chặt gà làm 2 phần: Phần xương và phần thịt. Phần xương dùng để ninh nước dùng. Phần thịt để ăn trong bữa lẩu.

Cho gà lên thớt, chặt cổ, cánh, chân, xương sống và xương bụng thành các miếng vừa ăn rồi cho vào trong nồi để ninh làm nước dùng.

Ở bước này bạn có thể cho thêm một nhánh gừng vào ninh cùng để dậy mùi thơm

Phần thịt còn lại thì các bạn chặt thành các miếng vừa ăn rồi cho vào bát ướp với gừng, xả, hạt tiêu, ớt, đường và bột nêm.

Với thịt bò, ngao, tôm

Thịt bò thái mỏng rồi ướp với gừng và gia vị.

Ngao để nguyên con, rửa sạch

Tôm bỏ râu, có thể lột vỏ hoặc để nguyên tùy sở thích của gia đình

Xếp mỗi loại ra 1 đĩa riêng để tiện khi nhúng ăn

Chuẩn bị rau

Rau rửa sạch và thái khúc rồi để riêng vào một rổ nhỏ. Nấm ngâm nước nóng cho mềm, cắt bỏ gốc và các phần đen. Rửa sạch, vớt ra bóp cho ráo nước.

Một số loại rau phổ biến được dùng khi ăn lẩu đó là rau cải, rau muống, rau ngải cứu, rau cần, bắp cải, hoa chuối…

Các loại rau dùng trong món lẩu thập cẩm

Cách nấu nước lẩu thập cẩm gà ngon

Cho xương gà đã chặt vào nồi cùng vài nhánh gừng và gia vị như muối, đường vào ninh từ 1 đến 2 tiếng.

Sau đó đập dập một chút hành khô cho vào chảo phi thơm với dầu ăn. Khi hành đã dậy mùi thơm thì cho cà chua thái lát mỏng vào. Cho thêm chút nước để đun, dùng muôi dập đều cho cà mua được nhuyễn để lấy màu rồi đồ vào nồi nước dùng.

Lúc này tùy độ cay các bạn có thể ăn mà cho thêm sa tế. Ngoài ra thêm có loại gia vị khác rồi nêm nếm cho vừa miệng

Vậy là bạn đã có nồi nước dùng cho món lẩu thập cẩm với thịt gà.

Đây là cách nấu lẩu thập cẩm số 1. Nếu bạn thích sử dụng những nguyên liệu khác thì chúng ta sẽ tiếp tục với hướng dẫn cách nấu lẩu thập cẩm số 2

Bạn cũng có thể xem video hướng dẫn nấu lẩu thập cẩm này. Cách nấu này cũng khá lạ. Mình chưa thấy bao giờ ^^

Cách 2: Nấu lẩu thập cẩm với thịt bò, mực, tôm

Với cách số 2 này chúng ta sẽ sử dụng tôm, thịt bò, mực ống và tim heo để làm nguyên liệu chính

Bạn cũng có thể nấu món lẩu hải sản chua cay ngon với những nguyên liệu này đấy

Cụ thể chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau

1 lạng tôm

1 lạng thịt bò

1 lạng mực ống tươi

1 lạng tim lợn

Các loại nấm như: nấm rơm, nấm kim châm

100 gam rau tần ô

100 gam cải thảo

hành tây 50g

Bún tươi hoặc mì tôm

Hành tím, ớt, dầu ăn và các gia vị thông thường

Sơ chế các nguyên liệu

Hải sản

Tôm rửa sạch. Tùy vào sở thích có thể lột vỏ đi cho dễ ăn ( Bình thường ở quán thì người ta không lột vỏ tôm )

Thịt bò, tim lợn rửa sạch. Thái lát mỏng

Mực ống rửa sạch, lấy nội tạng ra. Cắt khoanh tròn

Sơ chế nấm rơm

Nấm rơm ngâm nước ấm, rửa sạch rồi cắt đôi

Cải thảo cắt khúc, hành tây cắt múi cau, rau tần ô rửa sạch, nấm kim châm để nguyên hoặc cắt đôi. Xếp riêng mỗi loại ra đĩa

Nấu nước lẩu thập cẩm hải sản

Hành khô các bạn đập dập rồi cho lên chảo, thêm một chút dầu và phi thơm.

Khi hành đã dậy mùi thơm bạn cho thêm 2 lít nước vào nồi và đun sôi.

Khi nước sôi thì bạn cho hành tây và nấm rơm vào. Thêm chút gia vị bột canh, hạt tiêu khuấy đều

Cách làm lẩu thập cẩm này nồi nước dùng chỉ đơn giản như vậy. Sau đó cho nồi lên bếp điện rồi đun sôi và thưởng thức.

Khi ăn các bạn sẽ cho lần lượt tôm, thịt bò và mực vào. Đây là các loại hải sản ăn vừa chín tới sẽ ngọt nước. Cuối bữa có thể dùng thêm mì tôm và bún để món lẩu thập cẩm thêm trọn vẹn.

Chúc cả nhà ngon miệng với 2 cách nấu lẩu thập cẩm ngon hấp dẫn này!

6 Cách Nấu Lẩu Thập Cẩm Hải Sản, Lẩu Thập Cẩm Chua Cay Cho 8 10 Người Ăn, Lẩu Thập Cẩm Gồm Những Gì?

Lẩu thập cẩm là món ăn ngon được nhiều người yêu thích, nguyên liệu của một nồi lẩu thập cẩm hải sản, chua cay bao gồm các nguyên liệu như gà ta, tôm sú, xương heo, ngêu, thịt bò, đậu phụ, nấm tươi, sả, ớt, gừng, muối, sa tế, các loại rau ăn lẩu, cà chua, bún. Cách nấu lẩu thập cẩm cũng khá đơn giản và dễ thực hiện.

1. Nguyên liệu nấu lẩu thập cẩm gồm những gì?

Lẩu là món ăn được mọi người ưa chuộng trong những ngày đông lạnh giá. Thử nghĩ có một nồi lẩu thập cẩm thơm ngon trong những ngày này thì cảm giác sẽ như thế nào? Rất sảng khoái đúng không?

Vì sao lẩu thập cẩm được yêu thích

Các bạn có biết vì sao lẩu thập cẩm lại được yêu thích nhất trong tất cả các loại lẩu không? Bởi vì nó là sự tổng hòa của nhiều loại thực phẩm, mà những món lẩu khác thì chỉ có món ăn riêng theo tên của loại lẩu ấy.

Món lẩu thập cẩm gồm nhiều nguyên liệu tùy theo sở thích cũng như số lượng người ăn mà được chuẩn bị cho phù hợp. Nên đôi khi làm lúng túng cho người mua không biết lẩu thập cẩm gồm những gì.

Có mấy loại lẩu thập cẩm chính?

Lẩu thập cẩm thường được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu. Tuy nhiên, có 2 loại lẩu thập cẩm mà mọi người hay sử dụng.

– Loại thứ nhất sử dụng nguyên liệu chính là thịt gà, thịt bò hoặc có thêm lòng lợn, tim heo

– Loại lẩu thập cẩm thứ hai sử dụng nguyên liệu nghiêng về hải sản, ví dụ như mực ống kết hợp với tôm, ngao và tim heo.

Nếu nguyên liệu chính bạn chọn là gà thì bạn có thể dùng xương gà để đun trong khoảng 2 – 3 tiếng để cho ra nước dùng ngọt. Nếu không, bạn có thể thay thế bằng xương lợn (xương ống hoặc xương sườn) để ninh lấy nước dùng.

Kết thúc phần chọn nguyên liệu chính cho nồi lẩu thập cẩm, bạn có thể chọn thêm một vài món kèm theo như: đậu phụ trắng, váng đậu, khoai môn, cà rốt, hành tây, ngô bao tử với mục đích làm cho nước lẩu được ngọt và giàu dinh dưỡng.

Trong hầu hết các nhà hàng, quán nhậu, lẩu thập cẩm dường như là món không thể thiếu trong thực đơn và dĩ nhiên là được khá nhiều người dùng. Họ ngồi quây quần bên nồi lẩu nóng đang sôi sùng sục với làm khói tỏa ra thơm phức, cùng nhâm nhi với chút men say nói chuyện vui vẻ.

Tuy vậy nếu có thể làm 1 nồi lẩu thập cẩm ở nhà bên gia đình bạn bè đàm ấp vui vẻ mà vừa kín đáo có phải vừa tiết kiệm vừa thoải mái hơn không.

Nguyên liệu để nước dùng cho lẩu thập cẩm

Nước dùng ăn lẩu thực chất là cái hồn của món lẩu. Nếu muốn có một món lẩu ngon, trước tiên nước dùng phải ngon. Nước dùng ăn lẩu thường được lấy từ nước hầm xương.

Vậy thì để có một món lẩu ngon, các bạn phải chuẩn bị những nguyên liệu để nấu nước dùng. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi lẩu thập cẩm gồm những gì.

Nước dùng lẩu từ xương gà hoặc xương heo

Nguyên liệu chính để làm nên nước dùng lẩu thường là xương gà hoặc xương heo. Xương heo bạn phải chọn mua phần xương ống, xương cụt hoặc phần xương giá để khi hầm ra vị ngọt của xương và tủy. Đừng nên chọn xương sườn bởi vì có rất ít xương và hầm không ngọt bằng.

Xương các bạn khi mua về nên rửa sạch, chần qua nước sôi cho hết mùi hôi cùng với chất bẩn. Sau đó vớt ra và hầm trong khoảng 60 phút. Cuối cùng, múc ra và nêm gia vị, cho phần nước dùng lên bếp và ăn lẩu.

Nếu những ai muốn dùng nước gà thì phần thịt nên lọc ra, chỉ chừa lại phần xương, cho vào xông hầm cùng với vài lát gừng khoảng 60 phút, sau đó cho lên bếp lẩu. Ngoài ra, bạn còn có thể chọn các nguyên liệu để hầm nước lẩu khác như: đuôi bò, xương bò, sụn bò,…

Các loại thịt và hải sản nhúng lẩu

Khi ăn lẩu tuyệt đối không thể thiếu các món nhúng, lẩu thập cẩm gồm những gì thì trong đó phải bao hàm các món từ thịt hoặc hải sản để nhúng lẩu. Bạn nên chọn mua các loại thịt cùng một số loại hải sản khi ăn sẽ làm tăng độ phong phú và hấp dẫn hơn của các món lẩu thập cẩm.

Với đồ nhúng từ thịt, bạn có thể chọn thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thịt vịt,…đó chính là những nguyên liệu phổ biến. Bạn nên chọn mua loại thịt ba chỉ hoặc phần thịt sườn sụn thái lát và ướp cùng ít gừng tỏi cho thơm để làm món nhúng.

Thịt bò bạn nên chọn phần thịt còn dính ít bì thái mỏng và cũng ướp với gừng và tỏi khi ăn thịt sẽ mềm và thơm. Nếu bạn chọn thịt gà thì có thể chặt ra thành các khúc nhỏ hay lọc lấy thịt và thái miếng ướp gừng cho thơm.

Đối với các nguyên liệu hải sản thì bạn có thể chọn mực, tôm, bạch tuộc, cua biển, ngao, sò…. Những nguyên liệu này cần được làm sạch sẽ và ướp cùng gừng, sả cho hết mùi tanh. Khi chọn hải sản nên chọn đồ còn tươi sống thì khi ăn sẽ ngọt và thơm hơn.

Các loại rau và nấm ăn lẩu thập cẩm

Một phần không thể thiếu trong món lẩu đó chính là rau. Trước hết, các loại rau ăn lẩu thì phải chọn các loại rau như: cải thảo, cải chip, cải ngọt, cải bắp, rau muống, rau mồng tơi, rau cần, rau ngải,…

Tiếp đến là các loại nấm tươi như nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm đông cô, nấm rơm… Các loại rau và nấm các bạn mua về rửa sạch cho ráo nước sau đó chẻ các khúc cho vừa ăn.

Ngoài ra bạn có thể chọn mua thêm 1 số của quả nữa như ngô ngọt, khoai lang, khoai sọ, cà rốt, cà chua,… Tiếp nữa là phải chuẩn bị các loại rau thơm như rau mùi, húng, rau răm, ớt quả,… Và cũng không quên chuẩn bị sả, gừng, hành khô, tỏi để ướp đồ ăn.

Gia vị cho nước lẩu hải sản chua cay

Để làm nên một nồi nước lẩu đậm đà, bạn cần chuẩn bị các loại gia vị cho nồi nước lẩu thập cẩm.Các gia vị không thể thiếu như nước mắm, bột nêm, mì chính, bột canh, hạt tiêu, sa tế, ngũ vị hương.

Bạn cũng có thể chuẩn bị các gia vị lẩu có sẵn như gia vị lẩu thái, lẩu hải sản, lẩu thập cẩm, lẩu chua cay, lẩu kim chi… nếu bạn thích ăn cay có thể cho thêm kim chi và nước lẩu.

Các loại đồ ăn, thịt kèm lẩu thập cẩm khác

Những nguyên liệu được nêu trên để chuẩn bị cho một nồi lẩu thập cẩm về cơ bản khá đầy đủ, tuy nhiên, bạn có thể chuẩn bị các đồ ăn kèm với lẩu như các loại viên bò, viên, tôm, thanh cua… thả vào nồi lẩu. Còn nữa như đậu phụ, váng đậu và các loại đồ ăn kèm như bún, mì tôm, bánh đa…

Ngoài ra bạn nên chuẩn bị thêm đồ chấm lẩu. Bạn có thể dùng bột canh trộn cùng sa tế và 1 chút nước lẩu và vắt chanh để làm đồ chấm các món nhúng lẩu.

Gói gia vị nấu lẩu thập cẩm Aji – Quick

Thành phần và công dụng:

– Thành phần nguyên liệu: Muối, đường, chất điều vị, me, ớt, chất điều chỉnh độ chua, riềng, dầu ăn, hương tôm Yum tổng hợp, chất chiết từ men, tiêu, dầu ớt, chất tạo ngọt và hương nước mắm tổng hợp.

– Nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng, sản xuất theo quy trình chế biến khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh và không gây hại với sức khỏe người tiêu dùng.

– Công thức đặc biệt đem tới hương vị thơm ngon hấp dẫn của món lẩu Thái, vị chua và ngọt hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo, đem lại món ăn phù hợp khẩu vị của tất cả thành viên trong gia đình.

Hướng dẫn sử dụng:

– 55g bột dùng để nấu khoảng 1,5l nước dùng.

– Cho bột gia vị Lẩu Thái vào nồi lẩu sau khi các nguyên liệu khác đã chín, khuấy đều tay.

Bảo quản:

– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

2. Cách nấu lẩu thập cẩm hải sản chua cay thơm ngon, đậm đà

Lẩu thập cẩm là một món ăn quen thuộc, được khá nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là vào những ngày mưa se lạnh, có một nồi lẩu thập cẩm ở bên sẽ giúp đánh tan đi cái lạnh, làm ấm toàn thân.

Lẩu thập cẩm là sự kết hợp hài hòa giữa các loại nguyên liệu tạo nên một món ăn có mùi vị chua cay ngây ngất cùng mùi thơm khó cưỡng. Hôm nay, Massageishealthy sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách nấu lẩu thập cẩm chua cay thơm ngon tại nhà một cách đơn giản nhất!

Nguyên liệu nấu lẩu thập cẩm bao gồm

Gà ta: 1kg

Tôm sú: 500g

Xương heo: 300g

Nghêu: 500g

Thịt bò: 300g

Đậu phụ: 3 miếng

Nấm tươi: 200g

Các gia vị: Sả, gừng, ớt, muối, sa tế,..

Rau ăn lẩu.

Cà chua, bún

Cách nấu lẩu thập cẩm thơm ngon như sau

Khi mua gà về, nên làm sạch và để ráo nước, sau đó, chặt phần cổ, cánh, xương sống gà, xương bụng để sang một bên, tiếp đến, phần thịt gà bạn nên chặt thành miếng vừa ăn và sau đó ướp với sả, gừng cùng một ít gia vị khác.

Lưu ý: Khi mua gà, nên chọn gà mái đẻ vì khi nấu, thịt gà sẽ giòn và dai, rất ngon.

Tiếp đến, bạn bắt một nồi nước lên bếp, đun cho sôi thật sôi, sau đó dùng phần xương gà vừa chặt cho vào nồi cùng với 300g xương heo để nấu lấy nước dùng.

Hầm trong khoảng 30-50 phút, trong lúc hầm, nên cho một ít gừng vào để khử mùi, làm cho nước thơm hơn.

Trong khi đợi nước dùng, bạn sơ chế các thứ còn lại. Dùng thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng để ra một bát riêng, tôm đem rửa sạch và để ráo nước, nghêu cũng đem rửa sạch và để cho ráo nước.

Sau khi tất cả các nguyên liệu đã ráo nước hoàn toàn, cho chúng vào một cái đĩa và để sẵn chuẩn bị ăn lẩu.

Lưu ý: Nghêu khi mua về nên ngâm với nước và ớt để chúng nhả hết cát bẩn ra, ngâm trong khoảng 1 tiếng.

Phần rau rửa sạch, để ráo nước, sấp rau theo từng loại ra một chiếc đĩa lớn.

Sau khi ninh nước dùng trong khoảng 30-50 phút, bạn nêm nếm gia vị vừa miệng, tiếp đến, bắc một cái chảo lên, đun nóng dầu và phi hành, tỏi, ớt cùng sả băm nhuyễn cho thơm vàng đều, sau đó, cho cà chua vào và xào cho thật mềm, tiếp đến, cho hỗn hợp này vào nước dùng.

Phần nước lẩu này bạn nên sang qua một chiếc nồi nhỏ hơn, bắt lên bếp nấu lẩu, đun sôi, sau đó, cho gà vào, tiếp đến cho lần lượt nghêu, tôm, nấm,… vào nồi. Khi nước sôi, chúng ta cho rau vào và có thể dùng được.

Không nên bỏ bò vào lẩu vì nếu để lâu, thịt sẽ dai, khô và ăn không ngon, cho nên khi ăn, chỉ nên nhúng vào.

Như vậy, các bạn đã biết cách nấu lẩu thập cẩm là như thế nào rồi đúng không? Massageishealthy hy vọng các bạn sẽ nấu được một nồi lẩu thơm ngon ưng ý.

Cách nấu lẩu Thái truyền thống, lẩu thái hải sản đậm chất ẩm thực Thái Lan Đông Nam á

3. Cách nấu lẩu thập cẩm hải sản ngon như nhà hàng

Món lẩu thập cẩm làm một món ăn phổ biến được các nhà hàng ưa chuộng chế biến cũng như có mặt ở các quán ăn lớn nhỏ. Bây giờ, bạn không cần phải đi đâu xa để thưởng thức mà có thể tự trổ tài làm món lẩu thập cẩm đãi gia đình với công thức vô cùng đơn giản.

Nguyên liệu nấu lẩu thập cẩm hải sản bao gồm

1kg gà ta. 500g tôm sú. 300g xương heo.

500g bún.

300g thịt bò. 500g nghêu.

3 trái cà chua. 3 miếng đậu phụ. 200g nấm tươi.

Sả, ớt, gừng. Hành tím, tỏi.

Các loại rau ăn lẩu như mồng tơi, cải xoong, cải bẹ xanh, rau ngò…

Sa tế, dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt…

Cách chế biến:

Đầu tiên, rửa sạch sả, sau đó băm nhỏ, gừng cạo sạch vỏ và thái sợi. Xương heo rửa sạch, cắt khúc vừa. Tiếp đến, làm gà thật sạch, để cho ráo nước.

Sau đó, chặt phần đầu gà, cổ gà, cánh gà, xương sống gà cùng xương bụng gà để qua một bên. Phần thịt gà bạn chặt miếng vừa ăn rồi ướp cùng với sả, gừng và một ít gia vị.

Bắc một nồi nước lên, đun cho sôi trút phần xương gà, xương heo, gừng ninh từ 30 – 45 phút lấy nước dùng. Phần thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng theo từng thớ.

Tôm rửa sạch, để ráo, nghêu ngâm với nước và ớt để nhả hết phần bùn trong khoảng nửa tiếng rồi rửa thật sạch, để cho ráo nước.

Các loại rau rửa sạch và để ráo nước, Nấm rửa sạch, để ráo, cắt miếng vừa ăn. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Đậu phụ cắt miếng vừa ăn. Hành tím, tỏi lột vỏ, băm nhỏ. Rau ngò rửa sạch, thái nhỏ. Ớt rửa sạch, bỏ cuống, băm nhỏ.

Cho dầu ăn vào chảo nóng, phi thơm hành tím, tỏi, sả, ớt băm cho vàng và thơm đều. Tiếp đến cho cà chua vào xào mềm. Trút hết hỗn hợp này vào nồi nước dùng. Nêm sa tế, gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, cho thêm ít rau ngò.

Cho phần nước lẩu này qua một cái nồi lẩu nhỏ, bắc lên bếp ăn lẩu, đun sôi, tiếp đến cho gà vào nấu, tiếp đến cho nghêu, tôm, nấm, thịt bò, đậu phụ, rau… vào nồi khi nước lẩu sôi.

4. Cách nấu lẩu hải sản chua cay đúng vị Miền Nam

Lẩu hải sản là một trong những món ăn ngon, sở hữu hàm lượng dinh dưỡng khá cao và thích hợp ăn vào những dịp tụ họp bạn bè hay quây quần bên gia đình.

Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu hải sản ngon

Trước khi bắt tay vào bếp nấu ngay nồi lẩu thơm ngon cho cả gia đình, bạn cần đi chợ hoặc siêu thị để mua những nguyên liệu cần thiết. Cụ thể là:

Tôm tươi (nên là tôm to, tươi, còn nguyên con, không bị dập): 300g

Mực tươi: 300g. Ngao: 1kg

Cá trắm (có thể thay thế bằng cá vược, cá hồng hoặc cá khác): 300g

Nấm ăn kèm bao gồm nấm kim châm, nấm hương, nấm hải sản: mỗi loại 300g

Xương ống hoặc sườn heo: 1kg

Gia vị: hạt nêm, nước mắm, sa tế, chanh tươi

Cà chua: 2 quả, 1/2 quả dứa. Hành, sả, tỏi. Bún tươi: 1kg

Lưu ý: Tùy vào nhu cầu ăn uống của từng người mà mua nguyên liệu với số lượng thích hợp

Cách nấu lẩu hải sản thập cẩm chua cay chuẩn vị miền Nam

Đầu tiên, bạn rửa sạch xương ống cùng với sườn heo, sau đó, cho vào nồi cùng với một ít nước, đun sôi trong khoảng 2 phút, tiếp đến, đưa xương ra ngoài, đổ nước trong nồi ra và rửa xương lại bằng nước sạch.

Thêm lượng nước dùng vừa đủ ăn lẩu, bắc lên bếp và ninh với lửa vừa. Thời gian ninh xương thường là 1 tiếng đồng hồ. Mọi người nhớ hớt bỏ phần bọt nổi để nước dùng trong hơn.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Trong khi đợi ninh xương, bạn tranh thủ sơ chế các nguyên liệu còn lại. Tôm, cá đã cắt khúc được rửa sạch, để ráo trong đĩa.

Ngao ngâm với nước muối cùng vài lát ớt trong một khoảng thời gian nhất định để đất bên trong được nhả ra hết, rửa lại với nước, vớt ra để cạnh tôm.

Mực được rửa sạch, bỏ những phần không ăn được, thái lát hoặc cắt khoanh tròn, cho vào đĩa. Các loại nấm và rau được nhặt sạch, rửa với nước.

Hành tỏi bóc vỏ, rửa sạch, riêng phần sả thì bóc tách phần già, giữ lại gốc non, rửa sơ với nước. Sau đó, các nguyên liệu này được băm nhỏ.

Nồi được bắc lên bếp, thêm 3 muỗng dầu ăn, cho hỗn hợp vừa chuẩn bị vào xào đến khi mùi thơm lan tỏa thì thêm 2 thìa sa tế, đảo đều tay.

Cà chua khi thái múi cau thì cho vào xào đến khi chín nhừ thì gạn đổ nước xương đã ninh vào, nêm nếm lại cho vừa ăn, thêm dứa đã cắt thành miếng vừa ăn vào nồi rồi tắt bếp.

Bước 4: Chuẩn bị lẩu hải sản để thưởng thức

Khi nồi lẩu dậy mùi sả cùng với các nguyên liệu khác, màu sắc trở nên bắt mắt, hương vị thơm ngon vừa chua cay lại ngọt dịu thì bạn đặt nồi nước dùng lên một bếp nhỏ ở ngay giữa bàn, bày thêm các đĩa tôm, mực, ngao, rau, nấm ăn kèm ở xung quanh.

Cách ăn lẩu hải sản chua cay rất đơn giản, bạn chỉ cần cho tôm, mực, ngao, rau, nấm vào nồi nước lẩu đang sôi. Đợi khi các nguyên liệu đã chín thì cho một lượng bún nhỏ vào bát, gắp đồ ăn, chan thêm nước dùng và bắt đầu thưởng thức.

Lưu ý để nấu lẩu hải sản thập cẩm được thơm ngon đậm đà

– Khi ninh xương, chú ý hớt bọt đổ đi để nước dùng trong hơn và món ăn sau khi hoàn thành mang tính thẩm mỹ cao hơn.

– Nêm nếm gia vị vừa ăn, đừng quá mặn vì sau một lúc nồi lẩu được bắc trên bếp, nước dùng sẽ cạn xuống và có vị đậm hơn so với lúc ban đầu.

– Ngoài các loại nấm đã kể trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại rau ăn kèm khác như rau muống, rau nhút, rau cải ngồng, rau cần…

– Bạn có thể chuẩn bị thêm một chén nước mắm pha hoặc mắm mặn để ăn kèm với lẩu. Tùy thuộc vào khẩu vị của gia đình mà có thể làm cay, cay ít hoặc không cay.

Cách nấu lẩu miền nam chua cay đúng vị đã được Massageishealthy chia sẻ một cách chi tiết, đây là món rất dễ thực hiện. Chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ như trên và nấu theo các bước hướng dẫn thì đã có thể mang đến cho gia đình một món ăn bổ dưỡng và thơm ngon rồi.

5. Cách nấu lẩu thập cẩm cho 8 người ăn ngon và đơn giản nhất

Hướng dẫn cách làm lẩu thập cẩm cho 8 người ăn đãi khách ngon miệng. Món lẩu thập cẩm là món ăn khoái khẩu của nhiều người, mọi người thường xúm xính bên nhau để làm ra một nồi lẩu thập cẩm thơm ngon, sau đó xì xụp với nhau bên bàn ăn một cách vui vẻ.

Lẩu thập cẩm có thể nấu trong những dịp đặc biệt, trong đó có dịp Tết, đây là một món ăn mang lại nhiều ý nghĩa, gắn kết gia đình. Là sự kết hợp hài hòa, giao thoa giữa các nguyên liệu một cách khéo léo tạo nên món ăn với hương vị được nhiều người ưa thích.

Nguyên liệu nấu lẩu thập cẩm gồm những gì

Nước dùng gà hoặc nước dùng xương: 1 nồi

Ngao : 1-1,5 kg

Tôm tươi: 350g

Thịt bò tươi: 350g

Đậu phụ : 4-5 bìa

Nấm kim châm: 1 gói

Nấm đông cô: 2 g

Ớt: 1-3 trái ( tùy khẩu vị )

Cà chua: 3-4 quả

Xả: 2-4 củ

Rau ăn kèm các loại: tùy sở thích

Gia giảm thêm nếm khác: Mì chính, bột nêm

Cách nấu lẩu thập cẩm cho 8 người ăn đơn giản tại nhà

Bước 1: Sơ chế rau và các loại nguyên liệu.

Các loại rau khi mua về sơ chế, rửa sạch bằng nước, sau đó, ngâm nước muối cho bảo bảo. Rau ăn lẩu nhặt, rửa sạch. Nấm rơm rửa sạch, cắt rễ. Nấm đông cô cắt chân rồi ngâm cho nở.

Bước 2: Sơ chế các loại thực phẩm khác

Cách làm lẩu thập cẩm ta rửa sạch gừng, gọt vỏ và thái chỉ,thịt bò thái mỏng theo thớ rồi đem ướp với nhau. Tôm rửa sạch làm phèo xếp ngay ngắn lên đĩa. Cà chua đem bổ theo kiểu múi cau rồi đem xào qua với hành sau đó đổ hỗn hợp vừa xào vào nồi nước dùng xương.

Để phần nước dùng được chuẩn vị và ngon các bạn cho thêm vào nước dùng nấm đông cô, sả đã đập dập và các gia vị đã chuẩn bị từ trước, nêm nếm cảm thấy vừa đủ là được.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức món lẩu

Bắc nồi nước hầm xương vừa mới chế lên bếp, sau đó,đun nồi lẩu với nhiệt độ vừa phải. Thả đậu ngào và các loại củ quả lâu chín khác vào trước.

Đợi nước lẩu sôi các bạn có thể từ từ nhúng các loại thực phẩm yêu thích và thưởng thức thôi. Món lẩu này thích hợp cho những ngày se lạnh, khi dùng đem lại cảm giác cực kỳ sản khoái, ấm cả ruột gan.

6. Cách nấu lẩu thập cẩm hải sản xương heo thơm ngon đậm đà nhất

Nếu bạn là tín đồ của lẩu thì chắc bạn đã từng thưởng thức qua nhiều loại lẩu khác nhau rồi. Lẩu hải sản thập cẩm cũng vậy đây là loại lẩu được nhiều người Việt yêu thích bởi hương vị đặc trưng mà ít loại lẩu có được.

Lẩu thập cẩm là một món ăn ngon được rất nhiều người yêu thích, đây là sự kết hợp hài hòa giữa tất cả các loại nguyên liệu lại với nhau tạo cho món ăn có một mùi vị thơm lừng chua cay ngất ngây.

Nguyên liệu nấu lẩu thập cẩm ngon gồm những gì

Gà ta: 1kg

Tôm sú: 500g

Xương heo: 300g

Nghêu: 500g

Thịt bò: 300g

Đậu phụ: 3 miếng

Nấm tươi: 200g

Sả, ớt băm nhuyễn

Gừng, muối, đường, sa tế…..

Bún: 500g

Cách nấu lẩu thập cẩm hải sản thơm ngon như sau:

Bước 1: Gà khi mua về bạn làm thật sạch để cho ráo nước, sau đó bạn chặt phần cổ, cánh gà, xương sống gà, xương bụng gà để sang một bên, phần thịt gà bạn chặt miếng vừa ăn rồi ướp cùng với xả, gừng và một ít gia vị.

Bước 2: Bạn bắt một nồi nước lên bếp đun cho thật sôi sau đó bạn cho phần xương gà vừa chặt vào + 300g xương heo nữa nấu lấy nước dùng. Bạn nấu phần xương gà và xương ống heo này khoảng 30 đến 45 phút khi nấu bạn cho một ít gừng vào nồi.

Bước 3: Trong lúc chờ đợi phần nước dùng, bạn lấy thịt bò rửa cho sạch thái thành từng lát thật mỏng để ra một bát riêng, tôm bạn đem rửa sạch để ráo nước. Nghêu bạn đem rửa thật sạch cũng để ráo nước. Sau khi đã ráo nước hoàn toàn, bạn cho tất cả các nguyên liệu vào chung 1 cái đĩa, để sẵn chuẩn bị ăn lẩu.

Bước 4: Rửa sạch rau ăn lẩu, để ráo nước, sau đó sắp theo từng loại rau bài trí ra 1 cái đĩa lớn.

Bước 5: Quay lại với nồi nước dùng, khi đã ninh được khoảng 30 đến 45 phút rồi, bạn nêm nếm cho nồi nước dùng vừa ăn. Tiếp đến, bạn bắt một cái chảo lên, phi hành, tỏi xả, ớt băm nhuyễn cho thơm và vàng đều, tiếp đến bạn cho cà chua vào xào cho mềm ra, tiếp đến cho hết hỗn hợp này vào nước dùng.

Bước 6: Bạn cho thêm sa tế vào nêm nếm lại sao cho vừa ăn là được. Cuối cùng bạn cho thêm một ít rau mùi…vào sau đó bạn tắt bếp.

Bước 7: Bạn cho phần nước lẩu này qua một cái nồi lẩu nhỏ, bắt lên bếp ăn lẩu, đun sôi, tiếp đến cho gà vào nấu, tiếp đến cho nghêu, tôm, nấm….vào nồi khi nước lẩu sôi bùng lên chúng ta cho thêm rau vào là chúng ta có thể dùng được.

Thịt bò bạn không nên bỏ vào nếu bỏ vào nấu quá lâu sẽ làm cho thịt bò dai, khô ăn không ngon, khi nào chúng ta ăn chúng ta sẽ nhúng vào nồi lẩu.

Lưu ý để nấu lẩu thập cẩm cho ngon

Phần nghêu khi mua về bạn phải ngâm với nước cho thêm ớt vào khoảng 1 tiếng cho nghêu nhả hết cát và chất bẩn ra. Khi mua bạn nên chọn gà mái đẻ vì khi nấu thịt gà sẽ giòn và dai rất ngon.

Cách làm lẩu hải sản thập cẩm thơm ngon hấp dẫn khá là đơn giản và bạn có thể thực hiện ngay tại gian bếp gia đình mình. Bạn có thể vào bếp thực hiện món lẩu cho gia đình và bạn bè của bạn vào dịp cuối tuần này.

Bạn nên uống kèm thêm các loại nước có ga thì càng tuyệt hơn cho dịp cuối tuần nay. Một nồi lẩu một ly nước có ga thì còn gì tuyệt bằng. Có gì không hiểu hay thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn.

Cách Làm Lẩu Thái Thập Cẩm

Hướng dẫn cách nấu lẩu Thái thập cẩm tại nhà với các nguyên liệu chính như: thịt bò, xương ống heo, tôm, ngao, nấm

Lẩu Thái thập cẩm

Nguyên liệu

Thịt bò: 500g

Tôm: 500g

Ngao: 300g

Lòng non: 200g

1 túi nước cốt lẩu của Thái

Đậu phụ: 2 bìa

Xương ống heo: 400g

Cà chua: 5-6 quả

Dứa: 1/2 quả

Nấm rơm, nấm kim châm: 300g

Rau muống: 1 bó

Hành lá: 30g

Ngô ngọt: 1 bắp

Váng đậu: 1 bìa

Hành khô: 3-4 củ

Gừng: 1 củ

Sả: 3-4 nhánh

Nước mắm

Bột ngọt

Bột canh

Bún hoặc mì tôm ăn kèm

Nguyên liệu cho món Lẩu Thái thập cẩm

Cách làm

Sơ chế xương ống heo

Thực tế, nếu không có nhiều thời gian thì các bạn có thể không dùng xương ống và nấu nước lẩu luôn. Tuy nhiên, nước lẩu thái được ninh từ xương sẽ ngọt và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Xương ống mua về rửa qua với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại để ráo rồi đem đi nướng qua. Mục đích của việc nướng qua xương sẽ giúp cho máu đỏ trong tủy chảy ra để xương bớt hôi và loại bỏ các tạp chất khác.

Theo đó, bạn cho xương vào lò vi sóng quay khoảng 3-5 phút ở nhiệt độ lớn, rồi mang đi cạo bớt lớp cháy đen bên ngoài, rửa sạch lại, để vào tô riêng.

Nướng 2 củ hành và 1 đốt gừng, lát sẽ cho vào chần cùng xương ống để làm sạch và khử mùi hôi của xương.

Sả rửa sạch, cắt làm đôi, đập dập.

Nấu 1 nồi nước sôi, thả hành gừng nướng và sả vào, thêm 1 thìa cà phê muối vào nấu cùng, khi nước sôi mới thả xương vào, chần xương trong khoảng 10 phút.

Trong quá trình chần xương bạn nên mở nắp nồi, để các chất bẩn bốc hơi bay ra ngoài.

Sau khi chần xong, vớt xương ra, rửa lại, đổ nước chần đi rồi thay nước mới, thả lại xương vào để ninh. Thời gian ninh xương có thể linh hoạt tùy vào điều kiện, tuy nhiên để nước lẩu ngọt và ngon thì ít nhất cũng phải ninh được từ 1-2 tiếng.

Khi ninh xương không nên cho gia vị, để xương tiết ra nước cốt ngọt thanh. Và cũng giống như lúc chần, khi ninh xương các bạn không nên đậy nắp. Nên cho nhiều nước, và càng ninh lâu thì nước xương càng ngọt. Thường thì đối với xương heo, thời gian ninh tốt nhất phải từ 6-8 tiếng. Nên nếu có thời gian thì các bạn có thể chủ động ninh xương trước.

Sơ chế thịt bò

Để nhúng lẩu, người ta thường chọn thịt bò phần ba chỉ/thăn cho mềm và ngọt. Nếu thích ăn giòn sần sật thì có thể chọn nạm gầu, diềm thăn, sụn non, bắp bò…

Thịt bò rửa qua rồi thái miếng mỏng, hoặc bạn có thể nhờ người bán hàng thái sẵn. Ướp thịt bò trong thời gian khoảng 30 phút với 1 ít dầu mè/dầu ăn, 1 chút đường, 1 ít nước tương/xì dầu và 1 ít gừng băm cho thịt thơm mềm và đậm vị.

Sơ chế tôm

Tôm các bạn mua con còn sống để thịt được tươi. Hoặc nếu không mua được tôm sống, thì nên chọn con có vỏ bóng, các bộ phận như đầu đuôi và chân không bị lỏng lẻo hoặc rụng ra. Ấn vào thấy thân cứng, các khớp nối ở vỏ sáng, khoảng cách đều nhau và chắc chắn. Đây là những con tôm mặc dù không còn sống nhưng vẫn còn tươi.

Tôm mua về cắt râu, bỏ phần cặn bẩn ở đầu tôm và rút chỉ đen dọc thân tôm, rửa sạch rồi để ráo nước. Thực tế, khi ăn ở ngoài hàng, hầu như họ giữ nguyên tôm để nhúng lẩu, khi ăn mới bóc ra chứ không chế biến kỹ càng như khi mình ăn ở nhà.

Tôm và thịt bò sau khi sơ chế sạch sẽ nên bọc lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để các nguyên liệu này giữ được độ tươi ngon.

Sơ chế ngao

Ngao chọn con nặng tay, vỏ bóng, không có mùi hôi thối và không bị dập nát. Nên chọn con đang há miệng nhưng khi chạm vào, ngao lập tức khép miệng, nghĩa là nó còn sống, thịt sẽ tươi.

Ngao mua về rửa qua 2-3 lần rồi đem ngâm trong nước. Để ngao nhanh nhả bùn đất và nhớt, bạn nên ngâm trong nước vo gạo, hoặc trong thau kim loại có cắt thêm vài lát ớt tươi. Ngâm ngao ít nhất trong 30-40 phút rồi mang đi rửa sạch lại nhiều lần.

Nếu nấu canh bình thường thì bạn có thể chủ động luộc và chắt lấy phần nước luộc trong. Tuy nhiên để ăn lẩu thì ngao nên ngâm thật sạch, vì khi nhúng vào nồi, ngao sẽ không nhả ra bùn đất quá nhiều khiến cho nước lẩu bị đục và cặn bẩn.

Sơ chế lòng lợn

Nếu ăn thêm lòng, bạn cần chú ý một chút trong khâu sơ chế. Lòng non nên chọn lòng nhỏ, dày mình, màu trắng hồng tươi tắn, không có mùi thối, ấn vào thấy có độ đàn hồi. Lòng sau khi mua về rửa qua, nặn bỏ phần ruột trong cho khỏi đắng, rồi bóp với chút muối hạt và nước cốt chanh cho sạch sẽ. Rửa lại sạch rồi để ráo nước, sau đó ướp với 1 chút hạt tiêu, bột ngọt.

Nếu chưa ăn đến, sau khi sơ chế bạn nên bọc lòng lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh để tránh lòng bị ôi thiu.

Sơ chế các nguyên liệu khác

Rau muống:

Rau muống nhặt sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi rửa lại, để ráo. Để nhúng lẩu thì thường người ta dùng phần cuống rau muống hơn là phần lá để được giòn.

Ngoài rau muống, tùy sở thích mà bạn có thể dùng các loại rau khác. Theo đó, rau ăn lẩu thái rất đa dạng, có thể kể đến như rau cải thảo, bắp cải, rau cải chíp…

Nấm:

Nấm cắt bỏ phần gốc, rửa qua rồi ngâm với nước pha muối loãng trong khoảng 20 phút rồi vớt ra, để ráo.

Cà chua:

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

Ngô:

Ngô lột vỏ, bỏ râu, rửa sạch rồi cắt khoanh nhỏ dày tầm 2-3 cm.

Cà rốt:

Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc dày khoảng 2-3cm, có thể tỉa hoa để nồi lẩu thêm đẹp mắt.

Dứa:

Gọt vỏ, bỏ mắt, rửa sạch và bổ làm đôi. Với liều lượng như trên thì nồi lẩu chỉ cần 1/2 quả dứa là đủ. Bỏ lõi dứa và cắt thành từng miếng hình tam giác.

Hành lá gọt bỏ rễ và cắt phần ngọn bị úa, rửa sạch rồi cắt thành làm 3, mỗi đoạn dài khoảng 3 đốt ngón tay.

Đậu phụ:

Đậu phụ rửa lại với nước, sau đó cắt miếng vừa ăn, lưu ý không nên cắt đậu phụ quá bé, khi nhúng lẩu sẽ bị nát.

Váng đậu:

Váng đậu cắt thành miếng vuông, bản to. Váng đậu nên dùng loại đã chiên, nhúng lẩu ăn sẽ giòn và ngon hơn.

Hành khô, gừng bóc vỏ, băm nhỏ.

Nấu lẩu thái thập cẩm

Vớt xương ống ra khỏi nồi ninh nước lẩu, vẫn tiếp tục nấu ở nhiệt độ sôi tim.

Chuẩn bị 1 cái chảo khác, cho 2 thìa dầu ăn vào chảo, nóng dầu thì cho hành gừng băm vào phi thơm, rồi cho 1/2 lượng cà chua vào xào cùng. Tiếp đến cho 2/3 lượng dứa vào, nêm thêm 1 ít bột canh để dung hòa vị chua của cà chua và dứa. Xào thêm 1 phút nữa rồi trút hỗn hợp này vào nồi nước dùng. Lưu ý lượng nước lẩu khoảng 3,5 – 4 lít nước là vừa đủ để 4 người ăn.

Tăng nhiệt độ lên để nước dùng sôi, sau đó cho nước cốt của gói lẩu Thái vào. Khi nước bùng sôi trở lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn (lưu ý nước lẩu hơi nhạt 1 chút, không nên nêm quá mặn, khi nhúng các nguyên liệu vào thì nước lẩu sẽ càng lúc càng đậm). Tiếp đến cho cà rốt và ngô ngọt vào ninh cùng.

Nấu thêm khoảng 10 phút thì cho nốt phần cà chua và dứa vào, sau đó trút ra nồi lẩu chuyên dụng để bắt đầu ăn lẩu. Sở dĩ cho 1 phần cà chua và dứa vào sau để nồi lẩu được đẹp mắt và hấp dẫn hơn.

Nếu nhà có trẻ em và thích ăn ngô thì có thể cho ngô ngọt vào trước lúc thả cà chua xào vào để ngô không bị ngấm cay từ nước cốt lẩu Thái.

Khi cho ra nồi lẩu chuyên dụng, nên nhớ phải để nước sôi mới bắt đầu thả các nguyên liệu vào như hành lá, nấm, 1 ít rau muống, đậu phụ, thịt bò, bò viên, váng đậu…vào nhúng. Nếu thích ăn cay hơn nữa thì bạn có thể cho thêm sa tế.

Nếu sử dụng ngao thì nên cho vào cuối cùng. Nhiều người hiện nay vẫn hay lầm tưởng về việc cho ngao vào nồi lẩu ngay từ đầu để nước dùng ngọt, tuy nhiên điều này lại vô tình làm cho nước lẩu bị mặn vì ngao vốn dĩ đã mặn rồi.

Công việc cuối cùng trước khi thưởng thức là pha nước chấm lẩu thái để chấm các loại rau, nấm, thịt bò, lòng heo…

Hiện nay để tiết kiệm thời gian và hỗ trợ những người thích ăn lẩu Thái có thể tự tay chế biến ngay tại nhà, ở các siêu thị đều bán sẵn gói nước cốt lẩu Thái, rất tiện dụng. Có rất nhiều loại với mức độ cay khác nhau để các bạn có thể chủ động lựa chọn. Giá bán của những gói cốt lẩu Thái này khá hợp lý, trung bình khoảng 20k.

Chỉnh sửa lần cuối ngày bởi Cúc Nguyễn .

Cúc Nguyễn là Food Editor tại chúng tôi