Top 10 # Cách Nấu Món Lươn Um Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Lươn Um Rau Ngổ

SINIFOOD

Ngoài chuột đồng chiên xả ớt, cá nướng trui là đại diện nổi tiếng cho ẩm thực Cà Mau dân dã thì còn có một món ăn khác cũng mang đậm chất hương vị miền Tây khác là lươn um rau ngổ. Lươn là hải sản từ ruộng đồng, ngổ là loài rau mọc hoang dại ở ao đầm cộng thêm công thức chế biến om hay um trong nồi đất đã nói lên tất cả nét bình dị, đồng quê của ẩm thực đất mũi.

Cà Mau trù phú nên sản vật đồng quê nhiều vô kể. Vì thế đặt chân đến chốn này thực khách chẳng lo đói đặc sản, hay mất công tìm kiếm đâu xa. Bởi đặc sản luôn là những thứ quen thuộc hiện hữu trong đời sống hàng ngày của người dân. Một nồi lươn um rau ngổ béo ngậy thơm ngát, đơn giản vậy thôi mà đã làm say mê biết bao người. Và một điểm đặc biệt nữa, tuy dân dã nhưng đây lại phương thuốc đông y quý cho người mắc bệnh về dinh dưỡng, phong thấp, trĩ hoặc xương sống. Theo đông y, lươn có nhiều chất bổ giúp bồi dưỡng khí huyết, rau ngổ có tính mát công dụng kháng viêm rất tốt, nghệ vàng vốn dĩ nổi tiếng về khả năng phá huyết ứ giảm viêm sưng, v.v. Do đó, khi cả ba kết hợp với nhau nghiễm nhiên trở thành bài thuốc quý chữa được nhiều bệnh khó.

Cách làm món lươn um rau ngổ

Lươn um rau ngố Cà Mau hay lươn om rau ngổ là cách gọi tên địa phương, gọi kiểu gì cũng được nhưng chế biến thì chỉ có một. Để làm món này cần chọn nguyên liệu là những con lươn đồng màu vàng óng to cỡ ngón tay trỏ, nhúm rau ngổ tươi và chuẩn bị thêm nước cốt dừa, bột nghệ, lạc rang, rau thơm. Sau đó bắt đầu từng công đoạn

Rau ngổ có tác dụng trị bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ

Bước 1. Sơ chế lươn

Lươn cũng giống như trạch là loài da trơn, có nhiều nhớt. Muốn khử nhớt phải nhúng qua tro bếp hoặc nước muối pha giấm. Sau đó cắt đầu bỏ ruột, rửa sạch để ráo nước. Có thể cắt khúc dài bằng 2 đốt ngón tay, khứa nhẹ xung quanh nếu thích.

Bước 2. Chuẩn bị nguyên liệu phụ

Hái một nhúm rau ngổ non rửa sạch, giữ lại cọng không cần thái nhỏ. Chọn mua nước cốt dừa vắt sẵn hoặc mua dừa về tự làm. Đồng thời, chuẩn bị thêm ít bột nghệ vàng và hành. Dùng một chiếc nồi đất vừa đủ chứa tất cả nguyên liệu trên. Xếp một lớp rau ngổ ở dưới đáy xong cho lươn vào đặt theo vòng tròn; tiếp đến rưới nước cốt dừa, bột nghệ, hành cho nước sâm sắp mặt. Không quên nêm gia vị vừa ăn, để hỗn hợp 15-20 phút cho thịt lươn thấm trước khi đem um.

Bước 3. Um lươn

Nồi đất um trên lửa liu riu trong khoảng 20 phút lươn chín. Trong quá trình đun không mở nắp vung, không đảo nguyên liệu. Lươn chín bắc xuống rắc rau thơm và lạc rang giã nhỏ vào nồi.

Bước 4. Chuẩn bị nước chấm

Lươn um rau ngổ Cà Mau sẽ không đậm chất miền Tây nếu thiếu chén nước chấm đặc biệt. Đó là thứ nước chấm làm từ nước cốt dừa và tương hạt. Tương hạt nghiền nhuyễn trộn chung xả băm nhuyễn cùng ớt bằm. Cho tất cả vào chén lớn, thêm nước cốt dừa thêm đường muối vừa ăn rồi trộn đều cho đến khi thành thứ nước chấm sền sệt. Rắc thêm chút đậu phộng rang nữa là thành phẩm. Thông thường, người miền Tây rất chuộng nước chấm chua ngọt nhưng riêng lươn um rau ngổ Cà Mau họ nhất định phải dùng thứ nước chấm này. Nó vừa thơm vừa béo, vừa ngọt vừa mặn. Có lẽ vị này nó hợp gu với đặc sản dân dã.

Bước 5. Thưởng thức

Lươn um nóng hổi kèm chén nước chấm bùi thơm không thể thiếu chén bún tươi dai hay tô cơm nóng. Có kết hợp như vậy mới thưởng thức được nét quê trong ẩm thực Cà Mau. Nó có vị thơm ngọt của thịt lươn đồng, có mùi thơm mát của rau ngổ thơm bùi của nước cốt dừa cùng vị thanh của nghệ nên khi chan cùng bún sẽ kích thích vị giác.

Lươn um rau ngổ, vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Hương vị đồng quê có những nét riêng khó tả bằng lời. Lươn um rau ngổ cũng vậy, thực khách phải tự nếm tự cảm nhận mới thấy cái ngon, đặc biệt.

Món Lươn Um Chuối Xứ Nghệ

Những người nông dân làng quê vốn chân chất thật thà, chịu thương chịu khó đang “dò dẫm” từng chiếc hang trên đồng cạn, xuống đồng sâu, hòa lẫn tiếng cười trong trẻo ngây thơ, hớn hở vui mừng hiện rõ trên khuôn mặt của mấy em nhỏ theo cha ra đồng mỗi khi bắt được những con lươn béo ngậy vàng “chai chái”, trông thật ngon mắt.

Chuối xanh 5 quả: gọt vỏ, cắt khúc 2,5 cm, chẻ làm tư rồi ngâm vào thau nuớc pha muối với chanh, bắc nước sôi chần sơ qua cho hết chát. Riềng, nghệ tươi giã nát, trộn mắm tôm vào cùng, lọc lấy nước bỏ bã.

Hành – tỏi – sả – ớt băm nhỏ cho vào chảo phi thơm, cho chuối vào xào sơ, sau đó cho luơn vào đảo đều, 1 trái dừa tươi lấy ít nuớc đổ vào sâm sấp rồi mới cho giấm, ruợu và nước riềng, nghệ, mắm tôm vào, món ăn sẽ trở nên rất đậm đà dậy mùi thơm hấp dẫn.

Đậy nắp đun lửa cho sôi rồi giảm bớt lửa, khi chuối xanh và lươn chín mềm, nuớc trong nồi vàng sánh màu nghệ, nêm lại gia vị vừa ăn, tắt bếp và cho lá nghệ, lá tía tô và lá lốt thái sợi trộn đều. Có thể ăn kèm với bún với cơm. Lươn um chuối xanh là món ăn giản dị nhưng đảm bảo ai cũng thích thú bởi hương vị thơm ngon của nó.

Món lươn um chuối xứ Nghệ dã đã có từ thời xa xưa, là món ăn ngon và phổ biến của các làng quê Nghệ An – Hà Tĩnh, dễ làm dễ ăn, rất đơn giản nhưng trong những bữa cơm gia đình, có lẽ chẳng có gì ấm áp và hạnh phúc hơn khi được cùng người thân, bạn bè, quây quần bên nồi lươn um chuối cay cay và thơm phức.

Những người con xa quê cho dù sinh sống bất cứ nơi đâu cũng không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của món lươn um chuối xứ Nghệ đậm chất dân dã.

Cách Nấu Món Lươn Um Nước Dừa Ngon Tuyệt

CÁCH NẤU MÓN LƯƠN UM NƯỚC DỪA NGON TUYỆT

Giới thiệu món ăn

Thịt lươn là một nguồn nguyên liệu cho nhiều món ăn phong phú và bổ dưỡng. Ở Việt Nam, thịt lươn quá quen thuộc từ nông thôn lên thành thị. Lươn săn bắt tự nhiên hay nuôi nhốt cũng có thể biến chế đến cả chục món ăn, món nhậu và cũng là một thực phẩm chức năng đúng nghĩa để hỗ trợ chữa bệnh nam, phụ, lão, ấu. Ở Nam bộ Việt Nam, có nhiều cách chế biến lươn như xào lăn, xé phay, nấu lẩu, món gỏi lươn bắp chuối hột. Cháo lươn nấu với đậu xanh vừa ngon lại vừa bổ dưỡng, ăn vào lại mát da mát thịt, tinh thần sảng khoái, tăng cường sinh lực. Miền Trung có món cháo lươn, còn tại miền Bắc, món ăn nổi tiếng nhất có lẽ là miến lươn.

Ngày cuối tuần hãy cùng bắt tay chuẩn bị món lươn um nước dừa, một món ăn đặc trưng của miền Nam cho cả nhà nhé. Thịt lươn mềm, ngọt, thấm vị béo thơm của nước cốt dừa. Chính vị ngon đầy quyến rũ này giúp món ăn sẽ lưu lại ấn tượng mãi không quên.

– 1 con lươn khoảng nửa ký

– Nửa muỗng canh ngũ vị hương

– Gia vị cần thiết: Muối, bột nêm…

Bước 1: Làm lươn theo cách sau đây: Mổ bụng lươn suốt chiều dài thân lươn, làm sạch ruột, ướp muối khoảng chừng 10 phút, rửa qua nước lạnh vài lần, dùng cục phèn chua chà xát lươn nhiều lần, xả lại nước lạnh cho đến khi thấy da lươn sạch nhớt hoàn toàn. Nên chọn loại lươn da vàng (lươn đồng) sẽ ngon hơn lươn da đen (lươn nuôi) vì thịt chắc và thơm hơn. Nên chọn con vừa phải, không nhất thiết phải chọn con to.

Bước 2: Sau đó ta cắt bỏ đầu và phần ngắn đuôi lươn, cắt lươn ra từng khúc ngắn để dễ lấy xương. Để ngửa miếng lươn, dùng dao mũi nhọn, bén, mỏng, để xiên dao ôm sát cột xương, vừa rọc, vừa đưa sâu mũi dao vào cho đến khi tách được hẳn cột xương ra khỏi thân lươn.

Bước 4: Lươn đem cắt thành từng khúc chừng 5 cm. Ướp lươn theo công thức: 1 muỗng canh cà ri, nửa muỗng canh ngũ vị hương, nửa muỗng cà phê bột ngọt nếu thích, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng hành ta băm, 1 muỗng canh xả băm, 1 muỗng cà phê ớt băm, trộn đều, để trong khoảng 20 phút cho lươn thấm gai vị.

Bước 5: Ta cho dừa nạo cho vào túi vải, chế vào chừng 1/3 chén nước ấm, nhồi dừa. Đem vắt lấy nước cốt lần 1 để riêng, cho vào dừa 1 chén nước ấm, lấy lần 2, lần 3 tương tự như thế.

Bước 6: Bắc nồi lên. bật bếp cho nóng nồi, cho vào một chút dầu, khi dầu nóng, cho vào một muỗng xả băm đảo đều cho thơm. Tiếp tục cho hành tây vào, đảo đều khi thấy hành vừa vàng, bắc xuống, trút ra dĩa.

Bước 7: Bắc lại nồi lên bếp, cho vào chút dầu, khi dầu nóng, cho lươn vào, xào nhỏ lửa cho lươn săn thịt và thấm đều gia vị. Đổ nước dừa lần 2 và 3 vào, nêm lại chút muối, nước dừa sôi lươn sẽ chín rất nhanh, nên để ý kẻo lươn nát thịt.

Bước 8: Nêm lại gia vị tùy khẩu vị lần cuối, trút dĩa hành tây, xả băm phi vàng vào, đổ chén nước cốt dừa lần 1 vào, nước sôi lại bắc xuống ngay. Xếp lươn ra dĩa cùng với rau om cho đẹp mắt. Thế là món lươn um nước dừa của ta đã hoàn thành.

Với các bước chế biến vô cùng đơn giản thì bạn đã có một món lươn um nước dừa ngon tuyệt rồi. Hãy vào bếp chế biến món ăn bổ dưỡng này cho cả nhà cùng thưởng thức ngay.

Dân Dã Món Rau Ngổ Um Lươn Miền Quê Sông Nước

Ở vùng đất này lươn thường hay sống nơi ao, đìa lạn, cạn nước có nhiều rơm rác mục rửa nước đen. Thường người ta thả câu kiều, hay đặt trúm để bắt lươn.

Lươn cỡ cườm tay đem về làm sạch nhớt bằng cách vuột với tro bếp hoặc hỗn hợp muối, giấm. Kế đến cắt cổ rút bỏ ruột, rửa sạch lại rồi để nguyên con cho ráo nước.

Rau ngổ mọc hoang (ảnh tác giả).

Rau ngổ là một loại rau mọc hoang ở các ao, đìa cạn xâm xấp nước. Cọng và lá màu xanh trắng. Hái đọt rau ngổ về lặt bỏ lá, giữ lại phần cọng rồi rửa sạch. Rau ngổ có vị hơi đắng, dân gian miệt Cửu Long thường dùng để xào mỡ, nấu canh chua hay nhúng kèm với các rau rừng khác để ăn với mắm kho. Lươn um rau ngổ là món ăn đầy sáng tạo của bình dân xứ này.

Dùng dao bén khứa nhẹ những dọc chéo trên mình lươn rồi ướp đường, muối, bột ngọt, tiêu xay, cho thấm.

Lấy cái thố sành hoặc nồi đất trải cọng rau ngổ phía dưới, cuộn tròn con lươn đặt lên. Để tạo thêm màu vàng cho đẹp mắt nhiều khi người ta còn dùng nghệ tươi đầm nát vắt lấy nước cho thêm vào. Chế nước dừa tươi cho xâm xấp, nêm thêm gia vị lần nữa, đậy nắp lại bắc lên bếp nấu nhỏ lửa. Khi lươn sôi và chín lại cho thêm nước cốt dừa khô đã vắt sẵn vào.

Trong lúc chờ lươn chín và mềm, người ta làm nước chấm. Nước cốt dừa đã vắt chừa lại một phần rồi cho tượng hột xay nhuyễn vào đánh đều, nêm thêm đường, bột ngọt bắc lên bếp nấu cho đến khi nước sánh lại nhắc xuống thêm ít sả bằm nhuyễn, ớt và đậu phộng rang đâm nhỏ.

Độ chừng lươn đã mềm thì nhắc xuống, rắc lên phía trên mặt ít rau ngò ôm xắt nhuyễn với vài lát ớt. Lươn um rau ngổ thường ăn với bún hoặc cơm nóng vừa nấu chín.

Tô Lươn um rau ngổ (ảnh tác giả).

Màu vàng của lươn, nghệ, ớt đỏ, rau xanh, nước cốt dừa, cơm, bún trắng, nước chấm nâu đen hòa thành vị ngọt, béo của lươn, nước cốt dừa, đậu phộng kết hợp với vị nhẫn đắng đặc trưng của rau ngổ, cay nồng của ớt làm cho bữa ăn dân dã ngon lành đến mê say hồn người thưởng thức.

(1) Dân gian miền Tây Nam bộ gọi rượu đế là nước mắt quê hương.