Top 6 # Cách Nấu Món Sườn Giả Cầy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cầy Và Giả Cầy, Giả Cầy Xứ Nghệ

[ Theo chúng tôi ] – Bàn về thịt chó vốn dĩ xưa nay là chuyện của đàn ông.Nhưng hôm nay xin phép các đấng mày râu cho tôi được ngồi “mâm trên” một bữa, để được tham gia đàm đạo về món giả cầy. Bởi nếu không như thế, thì danh sách các món ngon Xứ nghệ của Phlanhoa sẽ thiếu mất một món khá đặc biệt “Giả cầy Xứ Nghệ”.

Sự ghiền thịt chó của đàn ông Việt đã được đúc kết thành một câu bất hủ: “Chết ba tiếng trống, sống miếng dồi chó!”, khẳng định vị trí của thịt chó trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

May mắn, tôi cũng được biết, ở Hàn Quốc cũng ghiền thịt chó không kém gì ta. Mới rồi, tôi có dịp đến Seoul và được giới thiệu, người Hàn Quốc coi thịt chó như là một món ăn thuốc bổ. Tò mò tôi mới hỏi; “- Vậy chớ ở Hàn Quốc nấu thịt chó như thế nào?”, và tôi được giới thiệu: ” – Ở Hàn Quốc, bạn có thể mua thịt cho tại quầy bán thịt trong chợ như các loại thịt khác vậy”. Thực tế sau đó tôi cũng đã nhìn thấy thịt chó bán tại chợ Nam Đại Môn (Namdeamun). Tôi cũng hỏi về phương pháp chế biến thịt chó của nước bạn, và được biết họ chỉ có khoảng ba món. Phần thịt ngon, người Hàn dụng vào món nướng hoặc luộc, còn lại cho hết vào một nồi hầm thập cẩm na ná như món thắng cố của người Mông.

Với người Trung Quốc thì món giả cầy nặng về hầm rượu và thuốc bắc. Cho nên công bằng mà nói thì món thịt chó của Việt Nam đa dạng và thi vị hơn nhiều. Bởi vì thịt chó Việt Nam không chỉ ngon, mà còn có chút ít dính dáng đến cả “văn hóa rượu” của cha ông chúng ta nữa. Phát biểu một cách chủ quan thì tôi thấy, từ cổ chí kim, hầu như chẳng có nhà thơ, nhà văn nam giới nào của Việt Namđã thành danh mà chưa qua cái đận gật gù bên mâm rượu thịt chó. Hay là tôi chưa nhìn thấu đáo không biết nữa, nhưng đúng là tôi chỉ mới thấy có mỗi thế thật.

“Con cầy hương có tên khoa học là Viverricula Indica, họ Cầy (Viverrida), thuộc bộ ăn thịt, có chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, cầy hương sống phân bổ hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du. Làm tổ trong hang tự đào hoặc các hốc cây, hang động nhỏ. Cầy hương nặng khoảng 2 – 5 kg mỗi con. Con đực có tuyến xạ nằm giữa hậu môn và tinh hoàn. Xạ hương là một loài dược liệu quý hiếm có vị cay, tính ấm. Với y học dân tộc nó có vai trò khai khiếu, trấn tâm, chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh. Đặc biệt, xạ hương còn là một dược liệu quan trọng trong công nghệ chế biến nước hoa trên thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á cầy hương giúp cho ngành công nghệ chế biến cà phê tạo ra một loại cà phê chồn chất lượng hảo hạng với giá thành khoảng 6 – 10.000 USD/kg. Thịt cầy hương mềm, thơm, ngọt, da dòn và ngon, dùng làm thực phẩm dưới dạng món ăn bài thuốc bổ cường dương cho nam giới. Thịt cầy hầm riệu là món ăn đã được liệt vào hàng đặc sản trong lịch sử ẩm thực của người Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.”

Do có nhiều yếu tố đặc biệt trên, nên cầy hương từ xa xưa đã trở thành đối tượng săn lùng ráo riết của con người mà gần tuyệt chủng giống. Sự hớ hênh của con cầy đực khi quyến rũ con cái, nó đi đến đâu là vương vãi hương thơm đến đó, đã vô tình để lại dấu vết cho con người lần tìm đến hang ổ của cầy hương để săn bắt. Ngày nay, nhân dân đã có tổ chức nuôi cầy hương thành công, nhưng xạ hương của cầy nuôi không thơm được như cầy hương tự nhiên, thịt cầy nuôi cũng khôngthơm ngon bằng.”

Có lẽ do cầy ngày càng khan hiếm trước sự lùng sục của con người, thịt cầy không đủ để cung cấp cho thực khách, nên món giả cầy ra đời để đáp ứng. Giả cầy có thể sử dụng thịt chó, thịt mèo, thịt heo và gần đây là thịt ngan cũng được sử dụng. Nhưng thịt chó làm giả cầy có lẽ là ngon và phổ biến hơn, nên con chó đã được nhân dân gọi thành con cầy.

Thịt chó có thể chế biến đến cả chục món, nhưng món gọi là “giả cầy” chỉ có món riệu mận mà thôi. Món này ở Xứ Nghệ công thức nấu có khác so với các địa phương khác trong cả nước. Ngoài riềng, sả, mắm tôm, thì ở xứ Nghệ còn tra thêm vỏ quýt, mật mía và đặc biệt là cay hơn, riềng có nhiều vùng không giã mà thái lát để ăn cả miếng. Người xứ Nghệ xưa còn phát minh ra một công thức bảo quản giả cầy rất đặc biệt, đó là đem giả cầy đã nấu chín gói vào nhiều lớp lá chuối rồi bỏ vào trong một cái hộp bằng đất sét, trát thật kín cho không khí không vào được, sau đó đem chôn xuống đất, thì có thể để dành được cả tháng mà không bị thiu.

Vâng tôi chỉ dám ba hoa một chút về nguồn gốc món giả cầy. Còn như hương vị tinh túy của giả cầy tuyệt đỉnh đến đâu lại phải cậy nhờ các anh em bàn tiếp, vì tôi là nữ giới, giỏi lắm chỉ ăn được vài miếng riệu mận chứ không nhắm với rượu được…

Giả cầy Xứ Nghệ

Nguyên liệu: · Thịt chó : 01 kg · Riềng : 500 gr · Sả : 5 củ · Vỏ quýt tắt khô : 01 cái · Nghệ tươi : 01 nhánh · Rượu gạo: 01 đọi · Mắm tôm: 02 thìa canh · Cơm rượu : 04 thìa canh (hoặc giấm bỗng) · Mật mía : 02 thìa canh · Gia vị khác: Lá mơ lông, ngò gai, ớt bột, dầu ăn, nước hàng, húng lìuCách làm: · Thịt chó đã thui vàng đem thái miếng quân cờ; · Riềng: Cạo sạch vỏ, rửa sạch. Chọn khúc non thái lát rồi đem luộc vài lần cho bớt cay; phần riềng già đem giã nát cùng với sả, nghệ tươi, rồi đổ rượu vào, thêm nửa thìa cà phê bột húng lìu, quậy đều rồi vắt lấy nước bỏ bã; · Mắm tôm và giấm bỗng: Nghiền nát, lọc qua rây cho mịn; · Vỏ quýt tắt thái chỉ; · Uớp thịt với mắm tôm, mật mía, vỏ quýt, 2/3 hỗn hợp rượu đã pha chế trên. Ớt bột cho theo khẩu vị cay của người ăn, để chừng 20 phút cho thấm. · Đập dập vài tép hành tỏi cho vào chảo phi thơm, cho thịt vào xào săn sau đó cho riềng thái lát vào đảo đều, cho thêm một thìa nước hàng để nồi thịt có màu mận, đổ nước sâm sấp và ninh vừa lửa khoảng chừng một giờ, khi thịt chín mềm, nước cạn vừa sít và sánh lại thì giảm lửa, cho 1/3 hỗn hợprượu còn lại vào đảo đều, đậy vung chừng 01 phút để ủ hương thơm; · Khi giả cầy đã nguội bớt đến khoảng 80°C mới thái ngò gai và lá mơ lông cho vào; · Yêu cầu Kỹ thuật: Giả cầy phải có màu mận chín, lát riềng mềm và dòn thơm, bùi, miếng thịt bóng vàng, cay ngọt đậm đà; · Bà con cũng có thể sử dụng giò heo và thịt ngan, thịt mèo, thịt heo rừng để nấu giả cầy. Trình tự và công thức nấu cũng như trên.

4 Cách Nấu Giả Cầy Lợn, Chân Giò Giả Cầy, Nấu Giả Cầy Vịt Xiêm, Thỏ Nấu Giả Cầy Ngon Và Đơn Giản Tại Nhà

Các tín đồ của ăn uống, đặc biệt là yêu thích những món ăn đặc sản độc đáo của miền Bắc, chắc chắn không nên bỏ qua những cách làm, cách nấu giả cầy từ chân giò heo, từ thịt vịt xiêm, thịt heo, thịt thỏ này của Massageishealthy!

Miền Bắc là nơi có nhiều món ăn ngon và đặc sản, đặc biệt hương vị của người dân nơi đây không quá ngọt, không quá cay, cũng không quá chua, mà dường như là sự tổng hợp của tất cả hương vị của các vùng miền khác. Chính vì vậy, các món ăn miền Bắc có sự cân bằng, được gia giảm rất vừa phải và vừa ăn.

3 kg giò heo trước

210 gram mắm tôm

Bắp chuối 600 gram

Cơm mẻ

Đậu xanh 200 gram

500 gram củ riềng

1 kg bún tươi

Cách nấu giả cầy đơn giản

– Sơ chế các nguyên liệu, sơ chế chân giò heo, hun chân giò heo bằng bã mía hoặc rơm, sao cho chân giò có màu vàng đẹp mắt, trong quá trình hun chân giò chú ý hun cẩn thận, để chân giò không bị cháy xém. Hun chân giò giúp cho lớp da bên ngoài giòn, thơm, loại bỏ đi được mùi hôi khó chịu ở chân giò.

– Sau khi hun chân giò xong, thì tiến hành cạo đi lớp than, cháy xém bên ngoài và cắt miếng vừa ăn. Các nguyên liệu riềng, nghệ, sả, hành tím, rửa sạch bóc vỏ, cắt lát mỏng, sau đó dùng may xay để xay nhỏ, hoặc có thể giã bằng chày và cối.

– Chọn một chiếc nồi lớn, cho toàn bộ chân giò heo vào, sau đó cho riềng, nghệ, sả, hành, tím vừa sơ chế vào, cho thêm các gia vị như mắm tôm, cơm mẻ, bột ngọt, dầu ăn.

– Sau đó trộn đều hỗn hợp này lại sau đó ướp chân giò trong khoảng thời gian từ hai mươi đến ba mươi phút để cho chân giò ngấm được hết các gia vị để đậm vị hơn.

– Dùng một chiếc chảo lớn và sâu lòng, đặt lên bếp cho chảo nóng, sau đó cho vào một chút dầu ăn. Khi dầu nóng già, thì cho hành tím băm vào phi hành cho thơm, sau đó đổ chân giò vào xào đều cho thịt chân giò vàng và săn lại.

– Cho thêm nước lọc và đậu xanh vào trong nồi sau đó bật to lửa, để cho nước sôi và dần sệt lại. Sau đó, tiếp tục nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi có thể tắt bếp.

Vậy là chỉ với sáu bước vô cùng nhanh gọn và đơn giản mà các bạn đã có ngay món giả cầy miền Bắc thơm ngon và bổ dưỡng.

Một vài mẹo nhỏ giúp bạn nấu giả cầy chân giò ngon

Chọn chân giò: Khi chọn chân giò để nấu giả cầy, nên chọn phần chân sau. Đây là phần chân với xương nhỏ, nhiều thịt và rất thơm. Nếu bạn chọn chân trước, phần khớp chân sẽ lớn nên quá trình chặt hay nấu đều khó và không ngon bằng chân sau.

Nguyên liệu nấu chân giò giả cầy: Ngoài chân giò, bạn có thể bổ sung thêm thịt ba chỉ và nồi giả cầy. Tuy nhiên, nếu bạn cho thêm thịt ba chỉ thì bạn cũng cần nướng thịt qua lửa để phần bì được vàng giòn.

Gia vị nấu giả cầy: Món giả cầy ngon đúng vị nhất định không thể thiếu riềng, mẻ và mắm tôm. Do đó, nếu bạn chọn nguyên liêu này càng ngon, càng chuẩn thì chắc chắn món giả cầy của bạn sẽ không thể chê được.

2. Cách làm giò heo nấu giả cầy theo kiểu miền Trung

Nguyên liệu

Chân giò heo

Mẻ 3 thìa vừa

Mắm tôm bốn thìa mắm vừa

Hành tím hai củ

Sả hai củ

Bột nghệ một thìa

Rau răm

Rau sống ăn kèm với thịt giả cầy

Các loại gia vị như hạt nêm, dầu ăn, bột canh,…

Cách làm chân giò giả cầy miền Trung

– Sơ chế chân giò, làm sạch chân giò, dùng dao cạo bỏ đi các vảy bẩn và lông. Sau đó tiến hành hun chân giò bằng bã mía hoặc rơm để có được lớp da vàng và giòn, thịt mềm ở bên trong.

– Sau khi hun xong, dùng dao cạo bỏ sạch các phần bị cháy, xém, rửa để làm sạch các bụi tro. Chặt chân giò ra thành từng miếng vừa ăn.

– Sơ chế riềng sả, hành tím, nghệ, rửa sạch, bóc vỏ, sau đó cắt lát mỏng rồi giã nhuyễn hoặc có thể dùng máy xay để xay nhuyễn.

– Dùng một chiếc nồi lớn để cho toàn bộ thịt chân giò vào, sau đó cho riềng, sả, hành tím, nghệ xay vào, cùng với mắm tôm, mẻ, dầu ăn, hạt nêm,…Ướp thịt trong khoảng hai mươi phút cho thịt ngấm gia vị.

– Khá giống với cách làm giả cầy miền Bắc, chúng ta cũng tiến hành phi hành tím và cho thịt chân giò vào đảo cùng, sau đó cho thêm nước lọc, đậu xanh vào nấu cho cạn nước.

– Tuy cách nấu khá giống như khi nêm nếm gia vị, món giả cầy miền Trung sẽ khác đôi chút khi cho thêm một chút vị cay, vì người dân ở đây thường thích ăn những món cay, và cuối cùng khi nấu xong sẽ cho thêm chút lá răm để tạo mùi thơm cho món ăn.

Thịt chân giò được xem là một loại thịt ngon, tuy phần chân không chứa có nhiều thịt, nhưng phần da lại rất béo, giòn và ngậy, ăn nhiều cũng không bị ngán. Ăn thịt chân giò có rất nhiều lợi ích như: làm đẹp da, phòng ngừa các triệu chứng như hôn mê do mất máu, chảy máu đường ruột, cải thiện hệ tuần hoàn,…Ngoài ra thịt chân giò còn có khả năng phục hồi sức khỏe cho cơ thể, điều trị bệnh suy nhược thần kinh, bồi bổ cho phụ nữ sau khi sinh,…

3. Cách nấu chân giò giả cầy miền Bắc ngon, đơn giản

Cách nấu chân giò giả cầy miền Bắc là công thức tuyệt vời cho những ai không muốn ăn thịt chó mà vẫn có được món ngon giữ đúng vị truyền thống. Đế nấu giả cầy, bạn chuẩn bị các nguyên liệu và thực hiện như sau.

Nguyên liệu làm món giả cày gồm những gì

Chân giò: 2 cái

Mắm tôm: 50 gram

Mẻ: 30 gram

Bột nghệ: 15 gram

Riềng củ: 200 gram

Sả củ: 5 cây

Ớt hiểm tươi: 2 trái

Hành khô: 2 củ

Gia vị: nước mắm, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn…

Cách nấu giả cầy ngon như sau

Riềng củ: Rửa sạch, gọt vỏ. Thái lát nhỏ phần riềng rồi đem giã nát. Riềng để nấu giả cầy ngon nhất là khi được giã nát sợi. Nếu bạn muốn nhanh, có thể cho riềng vào máy xay.

Sả củ: Bóc bẹ lá già, cắt chân. Chia sả là hai phần, một phần bạn thái khoanh mỏng nhỏ, một phần đem đập dập rồi băm nhuyễn.

Ớt hiểm tươi: Rửa sạch, dọc đôi quả ớt rồi bỏ hạt, bỏ chỉ. Thái ớt thành những khoanh nhỏ.

Hành khô: Cắt chân, bóc vỏ rồi rửa sạch. Tiếp đến, đập dập hành khô rồi băm cho thật nhuyễn.

Để món giả cầy được nấu đúng vị thì trước tiên, chân giò cần được đem thui vàng. Nếu nhà bạn ở quê và có sẵn rơm, bạn có thể đem thui trực tiếp. Ngược lại, bạn có thể thui chân giò trên bếp ga hoặc bếp than.

Cách thui chân giò trên bếp ga như sau: Rửa sạch chân giò, cạo sạch lông sau đó bóp kỹ với muối để không còn mùi hôi ở móng. Rửa xong, lấy khăn sạch lau chân giò cho thật khô.

Dùng giấy báo cũ bọc kín chân giò lại. Có thể bọc bằng hai lớp báo để hạn chế phần thịt bị xém trực tiếp do lửa. Đặt miếng chân giò trên mặt bếp và lật qua lật lại nhiều lần.

Khi thui chân giò, bạn nên thui với lửa to để phần bị thịt được giòn hơn. Chân giò thui đạt yêu cầu là khi nó có màu vàng nâu đặc trưng, có mùi thơm. Sau khi thui chân giò xong, rửa sạch một lần nữa rồi chặt thành các miếng vừa ăn.

Trước khi nấu giả cầy, bạn đem chân giò đã chặt miếng ướp với mắm tôm + mẻ + nước mắm + bột nêm + bột nghệ + sả + ớt trong vòng 1 tiếng. Có thể ướp lâu hơn một chút nếu bạn muốn gia vị ngấm kỹ.

Đun khô nóng chiếc nồi định nấu giả cầy. Cho hành khô vào phi thơm vàng với khoảng 50 ml dầu ăn rồi nhanh chóng cho chân giò đã ướp vào xào săn lại. Xong xuôi, bạn đổ một chút nước vào nồi sao cho xâm xấp mặt thịt và bắt đầu nấu.

Trong quá trình nấu giả cầy, thường xuyên giữ mức lửa nhỏ để đảm bảo thịt được chín đều. Khi nước bắt đầu hơi cạn sệt, bạn nêm lại gia vị một lần nữa rồi tắt bếp. Múc ra bát và thưởng thức cùng cơm hoặc bún sẽ rất hợp.

4. Cách nấu vịt xiêm giả cầy chuẩn kiểu miền Bắc

Thịt vịt nấu giả cầy nóng hổi, đậm đà kết hợp với vị thơm đặc trưng của riềng, vị chua nhè nhẹ của mẻ, vị nồng nàn của mắm tôm sẽ khiến cả gia đình bạn thích thú! Món vịt nấu giả cầy với những miếng thịt vịt chín mềm kết hợp cùng vị nồng ấm của các gia vị riềng, gừng tạo nên một món ăn đặc sắc và cực kì thơm ngon.

Món vịt giả cầy thường được nhiều bà nội trợ lựa chọn thực hiện cho bữa cơm chiều mưa. Cùng với cái khí trời lành lạnh món vịt giả cầy như lấy cân bằng lại độ ấm cho cơ thể, làm cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.

Cách làm vịt giả cầy ở mỗi miền lại có những nét riêng nhưng đều không thể nào thiếu đi nguyên liệu là riềng, nguyên liệu quan trọng để món ăn được gọi là chuẩn. Thịt vịt nấu giả cầy thường sử dụng vịt xiêm để nấu vì thịt vịt xiêm chắc hơn, dai hơn và cũng béo hơn so với thịt vịt thường nên vì thế phù hợp để giả cầy. Mời các bạn cùng theo dõi và thực hiện với Massageishealthy trong cách nấu vịt xiêm giả cầy kiểu miền Bắc.

Nguyên liệu nấu vịt giả cầy miền Bắc

3 muỗng mẻ, 1 quả chanh

1/2 con vịt

1 muỗng nghệ băm, 1 muỗng mắm tôm, Riềng, 1 muỗng tỏi băm

1 trái dừa tươi

Ngò ôm, mùi tàu, 1 muỗng hành băm

Dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm, muối

Cách làm món vịt xiêm nấu giả cầy

Bước 1: Trước tiên chúng ta sẽ sơ chế các loại nguyên liệu mà ta đã chuẩn bị cho cách làm vịt giả cầy. Thịt vịt sau khi mua về các bạn cũng cần phải làm lại cho sạch. Để cho vịt hết mùi tanh thì ta dùng chanh và muối xát trực tiếp lên trên thịt vịt bên ngoài lẫn bên trong.

Vịt mua về rửa sạch, dùng muối và chanh chà xát bên ngoài và bên trong sau đó là dùng rượu gừng mà ta đã chuẩn bị để rửa lại. Với mẹo làm sạch mùi hôi thịt vịt này bạn không chỉ áp dụng cho món vịt giả cầy mà còn có thể áp dụng cho việc sơ chế vịt của nhiều cách làm khác.

Bước 3: Với tỏi và hành tím ta bóc vỏ vỏ rồi băm nhuyễn. Riềng thì cạo vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.

Bước 4: Sau khi nướng xong các bạn đem chặt vịt thành những miếng vừa ăn. Tiếp đó là cho thịt vào âu thêm vào đó 1 thìa cà phê bột ngọt + 1 thìa cà phê muối + 1 muỗng nghệ băm + 1 muỗng mắm tôm + 1/2 muỗng tỏi băm + 1 muỗng hành tím băm + 1 muỗng riềng băm + 3 muỗng canh nước mẻ.

Với vịt giả cầy miền nam thì không sử dụng nghệ mà để tạo màu người ta dùng nước hàng. Trộn mọi thứ lên cho đều và để trong khoảng nửa giờ cho gia vị thấm sâu vào trong thịt vịt.

Bước 5: Chúng ta cho lên bếp một cái chảo có trong đó 2 muỗng dầu ăn. Đun cho đến khi dầu sôi thì ta cho tỏi băm nhỏ vào phi thơm.

Bước 6: Tiếp tục cho thịt vịt đã thấm gia vị vào đảo thật đều. Đảo và đun với lửa vừa cho đến khi thịt vịt săn lại thì ta cho nước dừa xiêm vào, đậy nắp lại và tiếp tục đun với lửa nhỏ.

Chúng ta sẽ đun như vậy cho đến khi thấy nước cạn gần hết, sánh lại thì nêm nêm lại cho vừa ăn. Nếu các bạn dùng món thịt vịt giả cầy để ăn kèm với bún thì có thể cho nhiều nước hơn và gia giảm lại việc nên nếm gia vị.

Bước 7: Bạn cho 1 muỗng riềng băm nhỏ vào đảo đều, riềng sẽ giúp cho món vịt xiêm nấu giả cầy của ta chất hơn, thơm hơn. Cho dù là cách làm vịt giả cầy miền bắc, vịt giả cầy miền Trung hay Nam cũng đều sử dụng riềng, có riềng thì mới ra một món giả cầy, món ăn mới gọi là hấp dẫn. Sau cùng là cho mùi tàu + ngò ôm vào và có thể tắt bếp.

Lưu ý khi làm vịt nấu giả cầy:

Để nấu được một nồi vịt giả cầy ngon, khi mua vịt chọn những con vịt trưởng thành, béo, có đặc điểm ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Vịt mua về nên rửa với muối, rượu gừng. Với cách làm này, khi ăn vịt sẽ không còn cảm thấy mùi hôi nữa và thịt vịt cũng sẽ thơm hơn.

Nếu có điều kiện, bạn hãy lấy rơm thui cho vịt vàng đều và hơi cháy xém da, cách làm này sẽ cho thịt vịt có mùi thơm của rơm hơn. Để thịt có mùi thơm và ngọt nước, có thể sử dụng nước dừa thay cho nước lọc để đun thịt.

Món vịt giả cầy đạt yêu cầu là thịt vịt mềm mà không nát, không dai, miếng thịt phải dậy mùi riềng, mẻ, mắm tôm, vị đậm vừa ăn. Nếu dùng với bún, bạn có thể nấu mặn hơn một chút

Cách làm thịt thỏ nấu giả cầy ngon, mẹo làm lông thỏ nhanh và đơn giản nhất tại nhà chỉ 30p

Cách Làm Món Giả Cầy Nghệ An

MÓN GIẢ CẦY NGHỆ AN CÓ GÌ KHÁC LẠ???

Vẫn biết “Giả cầy” là món ăn không chỉ có ở Nghệ An, giả cầy quen thuộc nhất từ miền Trung ra Bắc với những tên gọi khác nhau như “Nhựa mận” “Rựa mận” “Rượu mận” tuỳ phương ngữ!

Về nguyên liệu chính của món Giả cầy thì vẫn là Thịt lợn/thịt heo, thêm các gia vị đặc trưng như riềng, sả… Ấy vậy mà mỗi vùng miền mỗi khác!

Mình từng ăn món Nhựa mận miền Bắc, cách nấu và vị khác lắm. Vị riềng nổi rõ và có màu vàng của Nghệ, thành phẩm miếng thịt có riềng xay nhỏ bám quanh, màu sắc khá nhợt, vị cũng nhạt!

Mình vẫn yêu thích món Giả cầy của đất Nghệ hơn

Vị đậm đà và màu sắc đẹp. Đó là đặc trưng của Giả cầy Nghệ An!

– 1kg thịt chân giò lợn ngon (Tại sao phải nhấn mạnh là lợn ngon lợn sạch? Bởi vì chất lượng thịt tươi ảnh hưởng đến mùi vị món ăn lắm lắm). Như trong hình là mình dùng thịt lợn mạ – là thịt lợn cái già đã đẻ nhiều lứa. Loại thịt này rất dai, lớp da dày như lợn rừng, đòi hỏi thời gian nấu lâu hơn nhưng lại là nguyên liệu cho món ăn cực kỳ ngon

– 100gr riềng củ tươi (Chọn loại bánh tẻ là được, không quá già và không quá non)

– 50ml mật mía Nghệ An (nó tương đương tầm 1/2 bát thường dùng ăn cơm)

– 15ml nước mắm ngon (Nó tương đương tầm 3 thìa cơm)

– 1 thìa ăn cơm đầy đường cát nâu hoặc đường phèn từ nhiên giã nhỏ

– 1 thìa cơm mắm tôm ngon (Quê em gọi là ruốc hôi ạ ^^)

Sau khi nướng săn vàng da thì cạo bỏ những phần trót bị sém và đem thái miếng bao diêm vừa ăn.

– Riềng củ tươi thái lát mỏng hoặc thái chỉ tuỳ sở thích. Tuyệt nhiên không xay nhỏ ^^

– Sả thái mỏng và băm nhỏ một phần

– Đường nâu cho vào nồi chưng làm nước màu nâu đậm

– Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị và sơ chế ở trên vào nồi và đảo đều cho ngấm. Ướp trong khoảng 45 phút đến 1 tiếng, trong quá trình đó đảo đều 2-3 lần.

– Sau khi ướp, cho lên bếp đun lửa lớn cho sôi, đảo đều tay cho thịt ra nước và ngấm gia vị, săn lại thì cho thêm nước sôi nóng xâm xấp mặt thịt và đun sôi nhỏ lửa

Cứ thế đun liu riu cho đến khi thịt mềm sẽ cho ra thành phẩm như hình. Lúc này lớp da lợn sẽ chuyển màu trong như gân, mềm mà vẫn dai dẻo với vị thịt đậm đà vị mặn ngọt, thơm mùi của mắm, mật mía, riềng sả vửa đủ. Phần nước có độ sệt do “collagen tự nhiên” trong da lợn tiết ra. Rất đưa cơm ^^

Món ăn này ngon nhất là ăn nóng kèm cơm nóng hoặc bún lứt, thêm đĩa rau sống đơn giản là tròn vị. Mùa đông này ấm áp tình thân

Cảm ơn và chúc cả nhà thành công với món #Thịt #Giả #Cầy #Nghệ #An

Cách Nấu Sườn Non Giả Cầy Cực Ngon, Độc Lạ Rất Dễ Làm

Cách nấu sườn non giả cầy

Chuẩn bị nguyên liệu nấu sườn non giả cầy

Sả: 100g.

Riềng: 1 nhánh.

Ớt sừng: 5 trái.

Rau mùi: 50g.

Hành khô, tỏi: 50g.

Mật ong: 2 thìa.

Rượu trắng: ½ ly nhỏ.

Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, ớt bột, tiêu bột, đường, mắm tôm.

Sơ chế nguyên liệu nấu sườn non giả cầy

– Sả: Tách lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ.

– Riềng: Gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ.

– Ớt sừng: rửa sạch, 3 trái băm nhỏ, 2 trái chẻ đôi, bỏ hạt, thái chỉ.

– Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhỏ.

– Sườn non:

Loading…

– Rau mùi: Nhặt và rửa sạch, thái khúc 3cm.

Thực hiện nấu sườn non giả cầy

– Phi thơm 3 thìa dầu ăn với phần hành khô, tỏi, sả băm nhỏ còn lại cùng 1 thìa ớt bột để món sườn non giả cầy có màu sắc hấp dẫn hơn. Cho sườn non đã ngấm gia vị cùng toàn bộ nước ướp vào, vặn lửa nhỏ vừa, dùng đũa đảo đều tay trong 10 phút để thịt sườn chín, săn lại, lúc này nước ướp sườn sẽ tạo cho món sườn non giả cầy có màu vàng nhạt rất đẹp mắt.

– Bày món sườn non giả cầy thơm ngon, nóng hổi ra đĩa, trang trí bên trên một ít tiêu bột, rau mùi thái khúc, ớt thái chỉ nữa là cả gia đình bạn đã có thể thưởng thức món ăn thơm lừng, hấp dẫn và cực kỳ ngon miệng này rồi.

Yêu cầu và thưởng thức món sườn non giả cầy

– Với cách nấu món sườn non giả cầy đậm đà, đưa cơm này phải được trình bày rất bắt mắt, dậy mùi thơm hấp dẫn người thưởng thức, vị ngon đậm đà rất vừa miệng, nước kho sườn vừa sít, thịt sườn chín mềm, ngấm đều gia vị, thơm ngon, có tác dụng kích thích khẩu vị rất hiệu quả.

Loading…