Top 14 # Cách Nấu Món Vịt Nấu Măng Tươi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Bún Măng Vịt Tươi Ngon, Chuẩn Vị

Nắm được công thức nấu bún măng vịt tươi ngon, bạn có thể tự tin vận dụng để nấu bún măng vịt cho bữa sáng hay thay đổi khẩu vị cho các bữa chính trong ngày.

Mẹo khử mùi thịt vịt:

Sau khi làm sạch thịt vịt, trước khi sơ chế loại thịt này, nên dùng gừng và rượu để khử mùi hôi của thịt vịt. Bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu, mùi hôi sẽ không còn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Vịt sống: 1 con, nặng khoảng 1 – 1,5kg (cho 4 – 6 người ăn)

– Măng tươi: 500g

– Chanh tươi: 1 trái

– Hành lá: 1 bó nhỏ

– Gừng tươi: 1 củ

– Rau mùi tàu: 1 bó nhỏ

– Rượu trắng: 100 ml

– Tỏi khô: 1 củ

– Hành khô: 3 củ

– Bún tươi: 1kg

– Các gia vị nêm nếm thường dùng: dầu ăn , muối , hạt nêm , đường, hạt tiêu …

Sơ chế nguyên liệu – Vịt sau khi rửa sạch, khử mùi, chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Nếu có tiết vịt, có thể cắt thành miếng, chần quan nước sôi để loại bỏ chất bẩn và giúp tiết đông lại thành khối. – Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc nhỏ. Mùi tàu nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc nhỏ. Hành khô, tỏi khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.

– Dùng một nhánh gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát.

– Măng tươi mua về rửa thật sạch, cho vào nồi luộc chín để loại bỏ vị đắng, nếu thấy măng vẫn còn đắng, có thể chần qua nước sôi thêm vài lần. Xả măng bằng nước lạnh cho măng nguội, sau đó xé măng thành những sợi mỏng vừa ăn.

Chế biến món vịt nấu măng tươi

Bước 1: Áp chảo cho thịt vịt ra bớt mỡ

Bắc chảo lên bếp với một chút dầu ăn , khi dầu nóng hãy cho thịt vịt chặt nhỏ vào áp chảo cho đến khi phần da ra bớt mỡ, miếng thịt săn lại và có màu vàng nâu đẹp mắt. Gắp vịt vào rây, để ráo dầu.

Sau khi áp chảo, thịt vịt không bị ngán ngấy do nhiều mỡ và thơm ngon hơn. Nếu thịt vịt nhiều nạc, săn chắc thì có thể bỏ qua bước này.

Bước 2: Ướp thịt vịt

Cho thịt vịt áp chảo vào tô lớn, thêm khoảng 2 muỗng nước mắm, 2 muỗng cà phê muối , 2 muỗng cà phê đường, 1/2 lượng hành băm, tỏi băm. Trộn đều hỗn hợp cho vịt ướt và thấm gia vị.

Ướp vịt trong khoảng 30 phút, có thể đảo thường xuyên khi ướp để vịt thấm gia vị đậm đà hơn.

Bước 3: Xào măng thấm gia vị

Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn , phi thơm tỏi băm, cho măng vào xào chín rồi nêm thêm chút hạt nêm cho đậm đà. Xào măng tươi trước khi nấu sẽ giúp măng thấm dầu và gia vị, khi ăn măng giòn ngọt và thơm hơn.

Bước 4: Nấu măng vịt

Bắc một cái nồi lớn lên bếp, phi thơm lượng hành băm còn lại rồi cho thịt vịt vào xà, thêm gừng thái lát vào xào cùng vịt. Khi thịt chín và săn lại thì đổ nước vào đun sôi đu nhỏ lửa cho thịt mềm.

Sau 20 – 25 phút thịt mềm, hãy trút hết phần măng tươi , tiết vịt thái miếng vào nồi, nấu sôi thêm khoảng 5 phút. Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi vặn lửa liu riu để giữ nóng.

Bước 4: Bỏ bún vào tô (có thể chần qua nước soi để bún tươi hơn), rắc thêm hành lá, mùi tàu thái nhỏ, cuối cùng múc nước dùng nóng, thịt vịt, măng tươi vào là đã hoàn thành.

Đậm đà như bún măng vịt

Với sự kết hợp uyển chuyển của thịt vịt và măng, món bún măng vịt mang lại hương vị đậm đà, khó quên. Đây là món ăn dễ nấu và có nhiều chất dinh dưỡng.

Để có món ngon đúng điệu

Để món bún măng vịt đạt chuẩn thì phải chọn vịt từ 6 tháng trở lên, vịt sau khi làm sạch, pha một chút rượu, muối, nước cốt chanh rửa vịt lần nữa. Cẩn thận hơn, có thể dùng gừng tươi đập dập, chà xát lên toàn bộ thân vịt trong khoảng vài phút rồi rửa sạch lại với nước, để ráo. Bỏ vịt vào nồi nước sôi, canh lửa to, nêm chút muối, gừng và sả. Vịt luộc chín vớt ra không teo tóp mà phổng phao, da vàng óng, có mùi thơm đặc trưng.

Sau khi đã có nước luộc vịt, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, lạc với hành, tỏi bằm, nhanh tay cho măng vào xào. Nêm muối, nước mắm, đường cho vừa với khẩu vị. Măng đã luộc chín chỉ cần xào sơ khoảng vài phút cho măng thấm dầu và gia vị là được. Trút hết phần măng vừa xào vào nồi nước luộc vịt, trộn nhẹ, cho thêm tiết vịt đã cắt miếng. Nấu sôi nồi nước, nêm nếm lại gia vị lại một lần nữa. Cuối cùng cho bún ra tô, xếp thịt vịt lên trên, múc nước vịt có cả măng và tiết vịt chan lên, rắc thêm chút hành lá, rau mùi thái nhỏ và hạt tiêu.

Điều đặc biệt hấp dẫn được người ăn từ bún măng vịt một phần nhờ nước luộc vịt. Món bún này được điểm “cộng” so với các món chính khác là sự kết hợp độc đáo giữa bún tươi, thịt vịt, măng và các loại gia vị thường dùng. Để cho món bún măng vịt được ngon hơn thì chúng ta cần phải chuẩn bị chén nước mắm gừng để dùng kèm thịt vịt.

Cảm nhận đặc biệt khi thưởng thức

Chấm một miếng thịt vịt vào chén nước mắm gừng cùng miếng măng đưa vào miệng nhai chậm rãi, vị ngọt, béo của thịt hòa lẫn mùi thơm của gừng. Bạn cũng sẽ cảm nhận được vị hăng nhưng không nồng của măng thấm dần vào lưỡi, len xuống cổ khó mà quên được. Nước vịt trong và ngọt nhẹ, thịt vịt dai ngon chấm nước mắm gừng thơm lừng, măng tươi ăn cùng sợi bún mềm và đủ loại rau sống, cảm giác ngon, đậm đà và cuốn hút.

Húp tô bún nóng, mồ hôi lấm tấm trên trán, mọi cảm giác mệt mỏi dường như tan biến mất. Sợi măng nấu với nước bún ngòn ngọt, giòn dai ăn mà ghiền. Chưa kể đến mấy miếng thịt vịt trắng ngon, xếp đều trên lớp bún xâm xẩm nước. Rồi còn đĩa rau sống đã sẵn sàng đặt bên cạnh. Ghé mũi hít hà cái hương thơm này rồi đưa đũa gắp một đũa bún ăn cùng một miếng thịt vịt với măng bạn sẽ cảm nhận được vị ngon đậm đà của món ăn này.

Các món ăn được chế biến từ vịt rất được ưa chuộng và phổ biến, từ bữa ăn hàng ngày cho đến những buổi tiệc lớn nhỏ, như vịt tiềm, vịt quay, vịt kho… Và bún măng vịt cũng thế, với vị béo ngọt của vịt, vị mềm dai từ những sợi bún và độ giòn sần sật của măng sẽ làm cho món ăn tròn vị và khiến bạn ăn hoài không thấy ngán.

Hướng Dẫn Cách Làm Món Vịt Nấu Măng Tươi Trong Truyền Thuyết

Hướng dẫn cách làm món vịt nấu măng tươi trong truyền thuyết

Chi tiết Chuyên mục: mon an com hang ngay Được đăng: Thứ bảy, 20 Tháng 10 2018 17:57 Viết bởi Admin5 Lượt xem: 308

Vịt nấu măng tươi là món ăn phổ biến của người Việt Nam, hương vị thơm ngon và cách làm dễ thực hiện. Món vịt nấu măng tươi sẽ khiến người ăn dễ dàng cảm nhận được vị giòn ngọt, thanh mát và có chút chua nhẹ đặc trưng của măng tươi.

Vịt nấu măng tươi là sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt vịt và măng tươi, thịt vịt thơm ngọt, béo ngậy lại có tính mát, măng tươi giòn sần sật, vị chua nhẹ đặc trưng, thêm chút rau gia vị làm dậy hẳn mùi thơm đặc trưng của cả món ăn. Vịt nấu măng tươi có thể ăn cùng cơm nóng nhưng kết hợp với bún tươi là ngon nhất, vì lẽ đó mà người ta còn gọi món vịt nấu măng là bún măng vịt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm vịt nấu măng tươi

Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu

Theo kinh nghiệm mua vịt ngon, bạn nên chọn vịt đực vì vịt đực có thớ thịt dày, thịt thơm ngọt hơn so với vịt cái. Mua vịt trưởng thành, có kích thước 1 – 1,5 kg, vịt trưởng thành có thịt thơm ngon nhất, lông đã mọc đủ nên sơ chế rất nhanh. Bên cạnh đó, vịt đã đẻ vài lứa thịt cũng rất ngon, bạn có thể chọn mua loại vịt này. Vịt nấu măng không nên mua vịt béo vì sẽ làm món ăn bị ngán ngấy, bạn nên chọn những con vịt nặng, chắc thịt, nhiều nạc, xương vịt nhỏ.

Nếu mua vịt non, thịt vịt nhão ăn không ngon, lông măng chưa mọc đủ nên sẽ tốn hàng giờ để sơ chế. Nếu mua phải vịt già, thịt vịt sẽ bị khô, xác, không có vị thơm ngọt đặc trưng và chất dinh dưỡng cũng giảm đi rất nhiều.

Bạn nên mua vịt nuôi thả tự nhiên, không nên mua vịt nuôi công nghiệp, tốt nhất là mua vịt sống về làm hoặc nhờ người bán làm hộ rồi chế biến ngay. Đối với món vịt nấu măng tươi nói riêng và các món ăn từ thịt vịt nói chung, nên mua vịt sống để đảm bảo hương vị thơm ngon nhất, hạn chế việc mua vịt chế biến sẵn trong các siêu thị hay lò giết mổ gia cầm.

Bạn có thể dùng măng lá hoặc măng củ để nấu món này tùy ý, mua măng ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng măng tươi ngon, không bị ngâm hóa chất độc hại.

Để mua măng củ tươi, bạn chọn củ có hình thô, to nhỏ đều nhau, măng thẳng, giòn nhưng không quá non hay quá già. Măng củ ngon sẽ không có các lá vàng, nát, bề mặt không có đốm lạ. Khi quan sắt bằng mắt thường, măng ngon sẽ có lớp vỏ mỏng, chất giòn, nhiều nước, có mùi thơm đặc trưng của măng tươi. Nếu măng củ có màu trắng hoặc màu vàng bất thường, đưa lên mũi thấy mùi hôi thì không nên mua vì có thể măng đã bị ngâm hóa chất.

Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu

Cạo vỏ 1 nhánh gừng tươi, đập dập, băm nhỏ rồi trộn với ½ chén rượu trắng.

Thịt vịt sau khi sơ chế sạch, bạn cần phải khử mùi hôi (thịt vịt có mùi hôi đặc trưng, nếu không loại bỏ mùi hôi sẽ làm giảm hương vị của cả món ăn). Bạn dùng chanh và muối hạt chà xát lên toàn bộ thân vịt, cả bên trong và bên ngoài nhiều lần, sau đó rửa lại với nước. Tiếp theo, bạn lấy hỗn hợp rượu gừng chà xát lên thân vịt thật kỹ để khử mùi hôi, cuối cùng rửa lại với nước rồi để ráo.

Lưu ý, bạn nên cắt bỏ phần tĩ ở chỗ phao câu vịt, nếu các lỗ chân lông của vịt có chất nhầy màu đen còn xót lại thì phải rửa thật kỹ cho bằng hết vì đây là nguyên nhân chính gây nên mùi hôi của vịt.

Vịt sau khi rửa sạch, bạn chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Nếu có tiết vịt, bạn có thể cắt thành miếng, chần quan nước sôi để loại bỏ chất bẩn và giúp tiết đông lại thành khối.

Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc nhỏ.

Mùi tàu nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc nhỏ.

Hành khô, tỏi khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.

1 nhánh gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát.

Hướng dẫn các bước làm vịt nấu măng tươi.

Bước 1. Áp chảo cho thịt vịt ra bớt mỡ.

Bắc chảo lên bếp với một chút dầu ăn, khi dầu nóng bạn cho thịt vịt chặt nhỏ vào áp chảo cho đến khi phần da ra bớt mỡ, miếng thịt săn lại và có màu vàng nâu đẹp mắt. Gắp vịt vào rây, để ráo dầu. Bước này giúp món ăn không bị ngán ngấy do nhiều mỡ và có tác dụng làm cho thịt vịt thơm ngon hơn. Nếu thịt vịt nhiều nạc, săn chắc thì có thể bỏ qua bước này.

Bước 2. Ướp vịt với các gia vị.

Cho thịt vịt áp chảo vào tô lớn, thêm khoảng 2 muỗng nước mắm, 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, ½ lượng hành băm, tỏi băm. Trộn đều hỗn hợp cho vịt ướt và thấm gia vị. Ướp vịt trong khoảng 30 phút, bạn có thể đảo thường xuyên khi ướp để vịt thấm gia vị đậm đà hơn.

Bước 3. Luộc măng.

Măng tươi mua về rửa thật sạch, bạn cho vào nồi luộc chín để loại bỏ vị đắng, nếu thấy măng vẫn còn đắng, bạn có thể chần qua nước sôi thêm vài lần.

Xả măng bằng nước lạnh cho măng nguội, sau đó bạn xé măng thành những sợi mỏng vừa ăn.

Bước 4. Xào măng cho thấm gia vị.

Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, phi thơm tỏi băm, cho măng vào xào chín rồi nêm thêm chút hạt nêm cho đậm đà. Xào măng tươi trước khi nấu sẽ giúp măng thấm dầu và gia vị, khi ăn măng giòn ngọt và thơm hơn.

Bước 5. Nấu măng vịt

Bạn bắc một cái nồi lớn lên bếp, phi thơm lượng hành băm còn lại rồi cho thịt vịt vào xào sơ, thêm gừng thái lát vào xào cùng vịt.

Xào thịt vịt cho đến khi thịt chín và săn lại thì đổ nước vào đun sôi (lượng nước phù hợp với lượng canh bạn muốn ăn). Hạ lửa nhỏ nấu liu riu cho thịt vịt chín mềm, khi nấu thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong.

Nấu khoảng 20 – 25 phút thịt đã mềm, bạn trút hết phần măng tươi, tiết vịt thái miếng vào nồi, nấu sôi thêm khoảng 5 phút. Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi vặn lửa liu riu để giữ nóng.

Bước 6. Thành phẩm và thưởng thức món ăn.

Bạn nấu một nồi nước sôi, chần sơ bún qua nước sôi rồi cho vào tô, rắc thêm hành lá, mùi tàu thái nhỏ, cuối cùng múc nước dùng nóng, thịt vịt, măng tươi vào là đã hoàn thành.

Món này phải ăn nóng mới ngon, bạn có thể ăn bún măng vịt với các loại rau thơm, rau sống và chén mắm gừng để giúp tăng hương vị. Nếu ăn với cơm, sau khi nêm nếm gia vị bạn có thể tắt bếp, sau đó múc canh ra tô, rắc thêm mùi tàu, hành lá rồi thưởng thức.

LH : 0964346255 hoặc inbox fanpage : Thực phẩm chợ sạch

Cách Nấu Bún Măng Vịt Với Măng Tươi Ngon Đơn Giản Ở Sài Gòn

Cách nấu bún măng vịt với măng tươi rất đơn giản tại nhà ngon như ở Sài Gòn cũng không hề khó lắm đâu các bạn ha chỉ cần kiên nhẫn một chút là thành công. Khi đã thành thạo rồi chúng ta có thể biến tấu chúng thành cách nấu bún măng vịt xiêm (còn gọi là ngan), đảm bảo sẽ ngon không thua kém gì với bún măng vịt miền Trung đâu nha. Và ngay bây giờ chúng tôi sẽ gửi tới các bạn cách nấu bún măng vịt ngon ăn hoài không biết chán.

Nguyên liệu cấn cho cách nấu bún măng vịt:

– Thịt vịt: 1 con khoảng 1,2kg.

– Tiết vịt: 100ml.

– Măng tươi: 500gram

– Rau răm, giá đỗ, gừng củ, hành lá, hành khô, tỏi.

– Bún tươi: 1kg.

– Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, muối, đường, bột ngọt.

Cách nấu bún măng vịt ngon khó cưỡng:

Bước 1: Làm sạch và khử mùi thịt vịt

– Thịt vịt sau khi mổ bụng làm sạch sẽ, ta rửa lại vịt với dung dịch nước muối có vắt thêm một vài lát chanh chanh, tiếp đến đập dập ½ củ gừng pha thêm một ít rượu trắng chà sát lên thân vịt.

– Sau đó sả lại bắng vòi nước lạnh, rồi vớt ra rổ đề ráo nước.

Bước 2: Luộc măng tươi

Trong cách nấu bún măng vịt này nếu không có măng tươi ta có thể thay thế bằng măng chua cũng được nha các bạn.

– Măng củ ta làm sạch, cắt bỏ những phần già sơ cứng, sau đó dùng dao xắt thành từng sợi nhỏ, rửa sạch.

– Chuẩn bị một nồi nước bắc lên bếp, nêm thêm 1 muỗng nhỏ muối ăn, đun khi nào thấy nước sôi ta trút măng tươi vào luộc khoảng chừng 40 phút, nhớ để lửa vừa thôi nha.

– Luộc măng xong ta vớt ra rổ, xả lại dưới vòi nước lạnh rồi để ráo nước.

Bước 3: Luộc thịt vịt

– Lấy một nồi nước cho vịt cùng với 1 củ gừng xắt lát mỏng, hành lá cắt nhỏ, hành tây xắt lát, một chút muối ăn. Để có cách nấu bún măng vịt xiêm ngon thì trong khi luộc vịt ta nhớ vớt hết bọt nổi trên mặt nước.

– Khi thịt vịt đã chín vớt vịt ra khỏi nồi, để thịt vịt không bị thâm đen ta nên chần sơ qua nước lạnh đồng thời giúp da vịt dòn hơn.

– Sau đó dùng dao sắc chặt thịt vịt ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Phần tiết vịt đổ vào nồi luộc vịt luộc chín rồi xắt miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 4: Xào măng tươi

– Chọn một cái chảo vừa đủ bắc lên bếp, đổ một muỗng lớn dầu ăn vào bật lửa đun nóng, rồi cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm, trút măng vào xào cùng với các gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, đường trắng.

– Dùng đũa đảo đều cho ngấm gia vị, xào xong ta đổ măng vào nồi nước luộc vịt, nêm nếm lại gia vị cho phù hợp, cho thêm vài gốc hành lá vào nấu cùng.

Bước 5: Pha chế nước chấm vịt

Nước chấm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của món bún măng vịt nên chúng ta phải pha cho đúng công thức gồm: 2 muỗng nhỏ đường, 3 muỗng nhỏ nước mắm, 4 muỗng nhỏ gừng giã nát, 1 muỗng nhỏ ớt băm, tất cả trộn đều là xong.

Video hướng dẫn cách nấu bún măng vịt với măng tươi ngon đơn giản ở Sài Gòn

Cách Nấu Vịt Xáo Măng Tươi Hoặc Măng Khô Ăn Bún Đổi Vị Cho Cả Nhà

Sơ chế nguyên liệu

Thịt vịt mua về đa số đều đã được làm sẵn. Bạn đem bóp vịt với 1 nắm muối hạt và 1 củ gừng đập dập. Chà sát đều toàn thân để vịt được sạch và hết mùi hôi sau đó rửa lại rồi chặt vịt thành các miếng vừa ăn.

Măng tươi nếu có thời gian thì ngâm nước khoảng 15 phút sau đó tước sợi nếu là măng lá, măng nứa hay măng mai hoặc thái miếng nếu là loại măng củ đặc.

Hành lá nhặt rửa sạch, thái khúc.

Tỏi và hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.

Ướp thịt vịt

Thịt vịt chặt miếng xong bạn đem ướp với 1 phần hành tỏi băm, bột nêm, bột canh, nước mắm, dầu hào, hạt tiêu.

Trộn đều rồi ướp 15 phút cho thịt vịt ngấm gia vị.

Xào thịt vịt

Bắc chảo lên bếp, đun nóng chút dầu ăn rồi phi thơm nốt phần hành tỏi còn lại sau đó cho thịt vịt vào xào cho săn lại là được.

Xào thịt vịt

Lưu ý: Không nên cho nhiều dầu ăn khi xào thịt vịt vì khi xào, thịt vịt sẽ ra mỡ. Bạn có thể không dùng dầu ăn mà xào vịt luôn cũng được.

Xào măng

Lúc này bạn cho măng vào xào cùng cho măng ngấm gia vị. Đổ 1 lượng nước vừa đủ tùy số lượng người ăn vào nồi rồi đậy vung đun sôi trở lại. Khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa, dùng muôi hớt lớp bọt nổi bên trên cho nước dùng được trong.

Nấu vịt xáo măng

Đậy vung và om khoảng 15-20 phút cho vịt chín mềm.

Nấu món vịt xáo măng

Cuối cùng bạn cho hành lá, rau mùi tàu và ớt tươi vào đảo qua rồi tắt bếp là hoàn thành cách nấu vịt xáo măng.

Yêu cầu thành phẩm

Thành phẩm cách làm vịt xáo măng

Thịt vịt chín mềm, thơm, đậm vị và không có mùi hôi vì đã được sơ chế, ướp gia vị và xào.

Măng có vị chua nhẹ vừa phải và có độ giòn.

Nước dùng vịt xáo măng có độ trong, ngọt nước và vừa vị.