Top 9 # Cách Nấu Món Xôi Vò Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Tổng Hợp Các Cách Nấu Xôi Vò Ngon: Xôi Vò Nước Dừa, Hạt Sen, Đậu Xanh,..

1. Cách nấu xôi vò bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu

Gạo nếp (500gram), đậu xanh đãi vỏ (250gram), đường (2 muỗng canh), dầu ăn (2 muỗng nhỏ). Ngoài ra còn có cả đường nữa, đường thì cho vào bao nhiêu phụ thuộc vào sở thích ăn ngọt hay nhạt của từng người.

Cách làm xôi vò bằng nồi cơm điện cực đơn giản

Bước 1: Mang gạo nếp vo sạch rồi ngâm qua đêm hoặc trong khoảng 8 tiếng đồng hồ. Đậu xanh cũng ngâm khoảng 4 tiếng để đậu mềm và nở

Bước 2: Sau khi ngâm gạo mềm, các bạn mang gạo đi vo sạch lại lần nữa, rồi để gạo ráo nước. Sau đó trộn đều gạo nếp với 1 ít muối.

Bước 3: Đậu xanh sau khi ngâm mềm cũng trộn cùng với 1 ít muối, trộn cùng muối rồi đem hấp cách thủy trong nồi cơm điện

Bước 4: Sau khi đậu xanh chín đem trộn đều với gạo nếp, sau đó trộn thêm 3 muỗng dầu ăn vào để gạo bóng, tơi và không bị dính

Bước cuối cùng: Dùng khay hấp của nồi cơm điện, cho gạo nếp và đậu xanh vào. Phía dưới cho vào một lượng nước lọc khoảng nửa nồi. Cuối cùng, bật nút nấu của nồi cơm, đợi đến khi nút chuyển sang chế độ chín là được.

2. Cách nấu xôi vò rời hạt của giáo viên dạy nấu ăn Nguyễn Thụy Như

Công thức nấu xôi vò này mình có được từ cô giáo dạy nấu ăn Nguyễn Thụy Như, mình đã thành công nên giờ chia sẻ lại cho các bạn.

À, cách nấu xôi vò này thì hợp khi ăn với kem hoặc với cơm rượu

Nguyên liệu làm xôi vò rời hạt

– Nếp nở xốp: 1kg, vo sạch ngâm qua đêm. Xả sạch để ráo. Cho vào 3g muối xốc đều.

– Đậu xanh không vỏ: 700g, vo sạch ngâm nở qua đêm. Xả lại cho thật sạch. Đem đi hấp chín. Dùng vá tán nhuyễn, cho lên chảo sao lại cho khô. Chia làm 3 phần

– Nước cốt dừa ép trực tiếp: 180g ( ở nước ngoài có thể dùng nước cốt dừa lon thay thế xôi sẽ lâu hư hơn)

– Dầu ăn: 50g ( nấu bằng mỡ nước xôi càng ngon)

– Đường cát: 100g- 140g ( có thể gia giảm tùy theo khẩu vị)

– Vani: 1g

Thực hành cách nấu xôi vò rời hạt nào cả nhà

Bước 1: Nếp đã xả sạch + lấy 1 phần đậu xanh hấp đã sao khô trộn đều với nếp + 50g dầu ăn/ mỡ nước cho đều.

Bước 2: Cho lên lửa hấp đậy kín nắp 20 phút. Mở nắp ra xới thật đều. Cho 180g nước cốt dừa vào xới đều.

Bước 3: Đậy lại kín hấp thêm 15 phút nữa. Lấy ra. Rắc đường, trộn đều. Đậy kín hấp thêm lần nữa 15 phút. Đem ra cho đậu xanh còn lại vào chà, vừa chà vừa xới… cho đến khi rời hạt là đạt yêu cầu!

3. Cách nấu xôi vò hạt sen mềm tơi đơn giản

Nguyên liệu để làm xôi vò hạt sen

Gạo nếp ngon: 0.5kg (nên chọn loại nếp cái hoa vàng là “chuẩn” vị nhất). Đậu xanh: 0.8kg Hạt sen: 0.2kg. Muối, dầu ăn

Công thức, cách nấu xôi vò hạt sen ngon chuẩn ngoài hàng

Bước 1: Hạt tươi đem rửa sạch. Hoặc các bạn cũng có thể sử dụng hạt sen khô để nấu, nhưng cần phải ngâm trong nước ấm khoảng 1 tiếng để hạt sen mềm và nhanh chín.

Sau đó, ninh hạt sen trên bếp khoảng 5-10 phút để hạt sen bở nhưng không bị quá nát.

Bước 2: Ngâm đậu xanh trong nước ấm cho mềm và nở sau đó cho vào nồi đồ cho chín. Bước này cũng khá quan trọng, các bạn đừng nên đồ đậu xanh chín quá tránh hạt đậu bị nát.

Sau khi đậu xanh đã được đồ chín phải bở tơi và khô, hạt không bị nát hoặc còn ướt. Tiếp đến bạn cho đậu xanh vào cối và giã thật nhuyễn.

Bước 3: Cho gạo nếp đã ráo nước vào âu to, thêm 1 thìa cà phê muối vào, thêm hạt sen và đậu xanh đã giã nhuyễn vào trộn đều cho tơi đều. Đảm bảo gạo phải thật ráo để khi trộn đậu xanh vào gạo sẽ tơi đều, sau khi đồ chín thành xôi sẽ không bị dính bết.

Bước 5: Cho gạo trộn đậu xanh và hạt sen vào chõ đồ trong khoảng 25 phút cho xôi chín. Tưới đều 30ml dầu mè hoặc mỡ gà vào đánh đều lên rồi đồ xôi thêm khoảng 10 phút nữa để xôi ngấm dầu mỡ. Hết thời gian đồ thêm, xới xôi ra 1 cái khay rộng, đánh tơi đều xôi lên là có thành phẩm với món xôi vàng đều, tơi từng hạt nhưng rất mềm ngon thơm nức.

Nguyên liệu làm xôi vò nước dừa

Gạo nếp: 1 kg

Nước cốt dừa: 1 chén

Đậu xanh không vỏ: 500gr

Muối: 2 muỗng cà phê

Lá dứa: 1 bó

Đường: 3 muỗng canh

Muối mè

Cách nấu xôi vò nước cốt dừa

Bước 1. Gạo nếp sau khi ngâm qua đêm thì vớt ra để ráo. Đậu xanh sau khi ngâm cho mềm và nở thì cũng vớt ra để ráo. Sau đó cho thêm 1 ít bột nghệ ( nếu muốn có màu đẹp, còn không cho cũng không sao) muối, đường và nước cốt dừa xâm xấp mặt gạo nếp.

Đậu xanh ngâm qua đêm xong để ráo cho tí muối vào hấp chín xong xay mịn

Bước 2. Rửa sạch lá dứa,bắc xửng lên bếp, cho lá dứa vào nước. Sau khi nước xôi thì cho khay gạo nếp vào để hấp.

Bước 3: Nếp chín đổ ra mâm, trộn ½ phần đậu xanh tán nhuyễn vào, cùng 2 thìa dầu ăn. Trộn đều cho đậu xanh và gạo nếp không bị bết dính vào nhau, sau đó cho lên nồi hấp tiếp.

Bước 4: Xôi chín lấy ra để gần nguội thì cho 1 ít đường vào trộn đều cùng số đậu xanh còn lại vào.

Cách Nấu Xôi Vò Hạt Sen

-Đậu xanh các bạn cũng ngâm nở rồi đem đồ chín. Nếu các bạn nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì không cần phải ngâm từ trước. Hạt đậu xanh khi chín phải khô, bở, không bị nát hoặc còn ướt.

-Cho đậu xanh vào cối giã thật nhuyễn.

-Gạo nếp ngâm nở, đãi sạch, xóc qua với chút muối rồi để thật ráo nước. Sau đó trộn gạo thật đều với khoảng 1 thìa canh dầu ăn.

-Tiếp đó là trộn gạo với 1/2 số đậu xanh đã giã.

– Đun nước thật sôi mới cho gạo vào đồ chín như cách đồ xôi thông thường.

-Đối với những loại nếp ngon, dẻo thì chỉ cần đến bước 8 là món xôi đã hoàn tất. Tuy nhiên các bạn cũng có thể đem xôi đồ lên 1 lần nữa để xôi dẻo hơn, để lâu hạt xôi vẫn căng mọng, dẻo thơm.

1. Nguyên liệu cho món xôi vò chè đường

-Gạo vo sạch, ngâm nước 8 – 12 tiếng.

-Vớt gạo ra rá để cho thật ráo nước. Gạo ráo nước hay không sẽ quyết định sự thành công của món xôi. Nếu cẩn thận bạn có thể dùng một khăn bông khô thấm nước gạo.

-Đỗ xanh vo cho sạch, ngâm 2 – 3 tiếng.

-Vớt đỗ ra và để ráo. Hạt đỗ to nên thời gian ráo nước sẽ nhanh hơn

-Đồ chín đỗ. Dùng đũa tạo 3 lỗ thông hơi nhỏ để đỗ chín đều.

-Đỗ chín thì bạn cho vào cối giã nhuyễn. Bớt lại chút đỗ để rắc lên chè.

-Tiếp tục đổ gạo vào đồ. Gạo gần chín thì bạn thêm đường và chút dầu ăn vào.

-Gạo chín, xới ra mâm cùng với đỗ xanh đã giã.

-Dùng tay trộn đều gạo và đỗ, trộn ngay khi gạo còn nóng; vừa trộn vừa bóp cho gạo tơi hạt và bám đều đỗ. Chính bởi công đoạn này mà xôi có tên là xôi “vò” đấy.

-Hòa bột sắn với nước.

-Đun sôi một nồi nước rồi cho bột sắn vào, khuấy chín. Tùy vào sở thích mà điều chỉnh lượng nước cho vừa độ sánh.

-Múc chè ra bát, rắc ít hạt đỗ lên và ăn cùng với xôi.

-Xôi vò không hề khó làm, quan trọng là bạn cần đảm bảo cho gạo khô, đỗ được giã nhuyễn nhỏ thì khi vò xôi chắc chắn sẽ bám đều đỗ. Hạt xôi tơi và vàng đều là món xôi vò chè đường thành công rồi! Đây là công thức chung cho xôi vò, nếu là xôi ngọt thì bạn thêm nước dừa và dừa nạo vào sẽ rất hợp vị, còn xôi mặn thì thay vì đường bạn cho chút muối và ăn với thịt quay hay lạp xưởng cũng ngon.

Cách Nấu Món Xôi Vò Dẻo Tơi Đúng Chất Hà Nội

Chuẩn bị nguyên liệu làm món xôi vò

Để có được món xôi vò đúng chất Hà Nội – một món ngon từ gạo nếp – bạn cần chuẩn bị đủ những nguyên liệu sau:

1kg nếp thơm

400g đậu xanh (loại không vỏ, sấy khô)

2 muỗng cà phê muối

Tinh dầu hoa bưởi

Khăn sạch

Cách làm món xôi vò dẻo tơi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu để làm món xôi vò

Bước 2: Đồ đậu cho món xôi vò

Đậu xanh sau khi đã ngâm và đãi kĩ bạn cho đậu vào chõ hấp, dùng khăn sạch phủ lên miệng nồi rồi mới đậy nắp để hơi nước đọng sẽ thấm vào khăn, không rớt xuống làm đậu nhão, hấp đậu đến chín vừa mềm là được.

Lưu ý: Chỉ hấp đậu chín vừa, không nên hấp quá chín đậu sẽ nhuyễn mịn nấu xôi vò khó thành.

Đậu sau khi đã hấp chín bạn đem giã hoặc xay để đậu vỡ và tơi ra.

Bước 3. Hấp xôi và hoàn thành món xôi vò dẻo thơm nức mũi

Gạo nếp đã ngâm bạn trộn với chút muối cho đều, sau đó cho đậu đã xay giã vào trộn đều.

Thêm vài giọt tinh dầu hoa bưởi vào nồi nước hấp xôi và bắc nước lên đun, chờ sôi nước.

Bạn đổ gạo nếp đã trộn đậu vào, trải khăn sạch lên miệng nồi và hấp. Hấp đến khi bạn thấy hạt xôi có độ trong, dùng tay vần thử hạt mềm dẻo là được.

Cuối cùng bạn đổ xôi ra, dùng đũa đảo tơi 1 lần nữa để xôi nguội và tơi ra.

Món xôi vò chuẩn vị Hà Nội đã sẵn sàng, bạn có thể bày xôi vò ăn cùng chè hoa cau hay nhâm nhi ấm trà xanh thanh mát thì thử hỏi còn thú vui nào tao nhã bằng.

Ngoài ra bạn cũng có thể chế biến xôi vò theo kiểu miền Nam:

Đầu tiên xóc muối vào gạo nếp, tưới 1/2 lượng phần dầu ăn cùng 1/2 lượng nước cốt dừa cùng 1/2 đậu xanh vào trộn đều.

Sau đó cho tất cả vào chõ hấp nấu độ 15 phút, khi xôi chưa chín hẳn thì nhắc xuống, để nguội rồi đổ ra mâm lớn, lấy đũa xới đều cho nguội bớt.

Khi xôi nguội thì đánh lại cho tơi và rời ra rồi xới xôi ra từng đĩa nhỏ là hoàn thành món xôi vò theo kiểu miền Nam.

Cách Nấu Xôi Vò Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2022

Các bạn thân mến! Hôm nay team Thật Là Ngon sẽ cùng bạn tìm hiểu cách nấu xôi vò dẻo, tơi, thơm ngon. Bạn sẽ luôn tự tin thành công với món ăn này!

Trong truyền thống văn hóa của người Việt, xôi là một món ăn vô cùng quen thuộc. Xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời hàng ngàn năm về trước, món ăn được nấu từ hạt gạo nếp đã trở nên quen thuộc trong bữa cơm của những gia đình Việt.

Thằng Bờm trong câu ca dao xưa đã từ chối hết thảy những giá trị vật chất cao sang để đổi lấy “nắm xôi” – thứ mà đối với nó, hay nói rộng ra là với toàn dân nước Việt, là thứ rất thiết thực và đầy giá trị, nhất là ở cái thời “hạt gạo còn quý hơn vàng” ấy.

Món xôi được chế biến đa dạng tùy theo khẩu vị của mỗi vùng, mỗi miền và sở thích của mỗi người như xôi xéo, xôi gấc, xôi lạc, xôi đậu xanh…

Và hôm nay, Thật Là Ngon sẽ giới thiệu đến bạn một món xôi đã gắn liền với hình ảnh của những gánh hàng rong, được gói bằng lá chuối, lá sen với những hình dung rất đỗi đời thường, bình dị, đó chính là món xôi vò.

Cách Nấu Xôi Vò

Cách nấu xôi vò chi tiết theo miền Bắc và miền Nam

1. Cách làm xôi vò kiểu Bắc (Xôi vò mặn)

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Gạo và đỗ vo thật sạch, nhặt bỏ hạt sâu và lép. Bạn ngâm gạo nếp và đậu xanh với nước trong khoảng 6-8 tiếng hoặc để qua đêm. Nếu bạn không kịp ngâm thì có thể ngâm với nước ấm 40 – 45 độ trong khoảng 3 tiếng là được.

Sau khi ngâm, bạn đổ gạo và đỗ ra rổ cho róc nước. Nếu trời nắng thì có thể đem phơi gạo và đỗ dưới ánh nắng khoảng 30 – 45 phút cho thật ráo nước. Bạn nhớ thỉnh thoảng xóc đều cho gạo và đỗ thật khô nước.

Để món ăn đỡ nhạt, bạn trộn đều mỗi phần gạo và đỗ với ½ thìa café muối. Lưu ý không nên cho quá nhiều muối, xôi sẽ bị mặn.

Bước 2 : Hấp chín đỗ xanh

Sau khi đỗ đã róc nước, bạn cho đỗ xanh vào giá có lỗ đặt trên nồi cơm điện, cho nước vào nồi đun, hoặc bạn cũng có thể dùng chõ đồ xôi.

Bạn dùng thìa hoặc đũa gạt nhẹ một lớp đỗ trải đều trên bề mặt. Bạn chú ý để hở các lỗ thông hơi bằng cách dùng đũa chọc một vài lỗ trên giá, gạt đỗ xanh để không che lấp miệng lỗ. Làm như vậy sẽ giúp hơi nước bốc lên đều, làm chín đỗ nhanh và không bị đọng nước.

Bạn đun đến khi nước sôi thì hạ lửa, được khoảng 5 -10 phút thì mở nắp và gạt lại lớp đỗ xanh cho chín đều.

Bạn đun tiếp 10 phút nữa, dùng tay bóp nhẹ hạt đỗ nếu thấy mềm và bở thì tắt bếp. Bạn cho đỗ ra mâm để nguội, Sau đó, bạn cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, bật nấc nhỏ nhất, xay nhuyễn. Bạn kiểm tra hạt đậu vỡ đều, mịn và tơi, không bị kết vón là được.

Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể dùng cối để giã hoặc dùng muôi tán cho hạt đỗ vỡ, mịn và tơi đều là được. Các bạn lưu ý không nên tán đỗ nát và nhuyễn quá, đỗ sẽ bị dính và quánh lại.

Bước 3: Cách Nấu Xôi Vò Miền Bắc – Đồ xôi

Tiếp theo, bạn lấy ½ phần đỗ đã tán mịn ở trên trộn đều với gạo nếp đã để ráo nước. Sau khi thấy hạt đỗ đã bám đều trên bề mặt hạt gạo, bạn cho thêm 1 thìa dầu ăn vào trộn cùng để tăng thêm vị béo và ngậy cho món ăn.

Bạn đặt lên bếp đun cách thủy trong khoảng 20 – 30 phút đến khi thấy hạt xôi bắt đầu mọng lên, căng bóng là được.

Bạn đổ xôi ra mâm lớn hoặc mẹt tre rộng, dùng đũa hoặc muôi gạt đều một lớp mỏng để xôi không bị ướt và nhanh nguội. Sau đó, bạn đem nốt ½ phần đỗ còn lại ra rắc và trộn đều cùng với xôi.

2. Cách nấu xôi vò kiểu Nam (Xôi vò nước cốt dừa)

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn chuẩn bị gạo và đỗ tương tự như cách nấu xôi vò miền Bắc. Nếu muốn món ăn hấp dẫn hơn, các bạn có thể giã nhuyễn 1 nhánh nghệ, lọc lấy nước, trộn đều với gạo khi ngâm rồi để ráo nước. Món xôi sẽ có màu vàng bắt mắt hơn.

Nước cốt dừa thì bạn có thể dùng nước cốt dừa loại hộp bán sẵn hoặc nạo cùi dừa tươi xay nhuyễn, chắt qua màng lọc vải và đun sôi để lấy nước cốt.

Bạn cũng có thể cho thêm lá dứa để tăng thêm hương vị cho món ăn. Nguyên liệu này không bắt buộc.

Bước 2 : Chế biến đỗ xanh

Bạn hấp chín đỗ xanh trên nồi nước đun sôi. Sau khi đỗ xanh chín, bạn trải đều đỗ xanh trên bề mặt rộng thành một lớp mỏng và để nguội. Sau đó, bạn cho vào máy xay sinh tố hoặc tán cho đỗ vỡ đều và mịn (tương tự như cách nấu xôi vò miền Bắc).

Tiếp đó, bạn chia đỗ xanh làm 2 phần, một phần trộn cùng gạo nếp cho vào đồ, một phần dùng để rắc thêm trong khi ăn nếu muốn tăng mùi vị đỗ xanh.

Bước 3: Cách Nấu Xôi Vò Miền Nam – Đồ xôi

Bạn trộn đều gạo nếp với 1 phần đỗ xanh đã xay nhuyễn, thêm một chút muối rắc đều để xôi đỡ nhạt.

Nếu có lá dứa thì bạn xếp lá dứa rải lên trên bề mặt gạo. Bạn bắc nồi nước lên bếp, xếp chõ lên trên giống như đồ đậu xanh.

Bạn hấp khoảng 25 – 30 phút, rồi mở nắp, dùng muôi xới đều xôi lên, đồng thời rải nước cốt dừa cho đều tay. Cần lưu ý cho lượng nước cốt dừa vừa đủ để xôi có độ quện vừa phải, tránh cho quá nhiều sẽ làm xôi bị nhão.

Bạn đậy nắp lại, tiếp tục đun khoảng 7 – 10 phút là xôi chín và ngấm đều nước cốt dừa.

Sau đó, khi xôi vẫn còn nóng, đổ xôi ra mâm hoặc đĩa rộng, bạn rắc đường và dùng bao tay trộn đều xôi với đường. Lượng đường cũng cần vừa đủ, không quá nhiều sẽ gây ngọt và khi nguội xôi bị cứng do đường đóng cục lại.

Như vậy, ở bước này, khi nấu món xôi vò miền Nam thì các bạn trộn thêm đường để xôi có vị ngọt đậm hơn, khác với món xôi kiểu Bắc, chỉ dùng muối và dầu ăn nên xôi có vị mặn.

Xôi nguội dần, tơi hạt mà không bị dính vào nhau, dẻo và mịn. Bạn đơm xôi vào đĩa đặt lên bàn ăn. Bạn có thể rắc thêm đỗ xanh đã xay nhuyễn nếu ai muốn ăn khô hơn

.

Vậy là món xôi vò đã hoàn thành, chỉ chờ các vị thực khách cùng thưởng thức!

Một số lưu ý

Các bạn nên chọn nguyên liệu ngon để đảm bảo món xôi sẽ dẻo và thơm hơn. Bạn nên chọn gạo nếp hương hoặc nếp cái hoa vàng, hạt gạo hơi tròn, màu trắng đục.Đỗ xanh bỏ vỏ, màu vàng nhạt, hạt đều, không có mùi ẩm mốc, không có hạt lép.

Trong quá trình hấp đỗ xanh và đồ xôi, thỉnh thoảng bạn nên mở nắp và đảo đều để nguyên liệu chín đều, lưu ý không để quá lâu sẽ bị đọng hơi nước, món ăn sẽ bị nhão và ướt.

Lượng muối, đường và dầu ăn nêm nếm vừa phải.

Các món ăn đi kèm

Ngoài Bắc rất phổ biến món xôi vò ăn kèm với chè đỗ xanh hoặc chè bột sắn dây. Không khó để tìm thấy những gánh hàng rong bán xôi chè dọc những góc phố cổ Hà Thành.

Hương vị chè ngọt dịu, thơm mát quyện với vị dẻo của hạt gạo nếp, thơm bùi của đậu xanh, nơi góc phố nhỏ giữa tiết trời thu Hà Nội se se lạnh, thật dễ khiến nhiều người không khỏi nhớ nhung.

Người Sài Gòn thì hay chuộng những món ăn có vị ngọt và đậm đà nên họ thường chế biến xôi vò với nước cốt dừa, ăn kèm với giò, chả lụa hoặc gà quay, thêm chút hành phi thơm.

Vị béo ngậy của chả, hành phi cùng với vị dẻo của hạt xôi,quyện với nước cốt dừa đã góp phần tạo nên vẻ say đắm, đậm chất nhộn nhịp đặc trưng của đất Sài Thành.

Như vậy, Thật Là Ngon vừa giới thiệu cho các bạn cách chế biến món xôi vò, một món ăn vô cùng bổ dưỡng mà lại dễ làm, nguyên liệu thì luôn sẵn có trong căn bếp của chúng ta.

Hi vọng các bạn sẽ luôn có những giây phút vui vẻ cùng gia đình quây quần bên mâm cơm luôn đầy ắp tiếng cười.

Và nhớ đừng quên ghé Thật Là Ngon mỗi ngày, cùng chúng mình chia sẻ thật nhiều món ăn ngon, cùng bạn làm ấm lên căn bếp nhà mình nha!!!

*Ảnh: Nguồn Internet