Top 15 # Cách Nấu Một Số Món Ăn Đơn Giản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Một Số Cách Nấu Món Chay Đơn Giản

Bạn có thể thưởng thức được một món ăn chay cực kỳ đơn giản từ cơm tấm và rong biển cực kỳ ngon miệng với cách nấu ăn chay đơn giản có trong bài viết sau.

Cách nấu món Sushi chay

Sushi hay còn được gọi là món cơm cuộn có nguồn gốc từ Hàn Quốc nhưng khi vào Việt Nam, nó được biến tấu theo nhiều cách làm khác nhau, nhất là món sushi chay. Giống như cơm cuộn khác, Sushi chay cũng được là từ cơm nếp nhưng nhân chủ yếu làm từ các loại rau, củ hay trái cây, nên món món ăn này vẫn cung cấp cho bạn đầy đủ chất sơ cần thiết tốt cho sức khỏe.

Cách nấu món đậu phụ cuộn lá lốt

Đậu phụ là một loại thực phẩm giàu chất sơ, giúp người mọi người phòng ngừa bệnh sơ vừa động mạch rất tốt, lại có thể giải nhiệt cho cơ thể nên mọi người có thể ăn đậu phụ thường xuyên. Để thay đổi món ăn, không bị ngán, bạn có thể đánh nhuyến đậu phụ, trộn đều với mục nhĩ (nấm mèo), nấm hương hay nấm rơm băm nhuyễn rồi cuộn bằng lá lốt, chiên vàng đều. Đây sẽ là một món ăn ngon, hấp dẫn, bởi: đậu phụ giàu chất dinh dưỡng, nấm hương thơm ngọt tự nhiên cùng với lá lốt có mùi thơm mang tính ấm hòa quyện vào với nhau làm bạn không thể từ chối món ăn này được.

Cách nấu món canh khổ qua

Khổ qua có tính mát, thích hợp ăn khi thời tiết nóng bức. Để cơ thể không phải xử lý quá nhiều chất béo, bạn có thể nấu canh khổ qua chay để giúp cơ thể giảm cân nhanh và món canh này cũng khá dễ ăn, không quá đắng.

Cách nấu món đậu hũ khìa

Bạn có thể nấu món đậu hũ khìa với một vài loại nấm để tạo vị ngọt, hương thơm thanh mát, vị béo cho món ăn. Đây sẽ là một món ăn chay đầy hấp dẫn và ngon cho mọi người thưởng thức trong dịp rằm tháng 7 âm lịch.

Ngoài một số món chay kể trên, bạn có thể nấu món chay đơn giản bằng cách làm nem chay và đậu hũ kho cà tím cùng với một số loại nấm, đây đều là những món ăn ngon, dễ làm, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bạn giảm cân thành công.

Cách Nấu Một Số Loại Súp Chay Đơn Giản

Bên cạnh cơm, các món nước thì súp chay cũng là món ăn được nhiều người học cách chế biến vì lạ miệng, dễ chế biến và cũng rất bổ dưỡng. Súp ngon thường được làm từ các nguyên liệu mặn như tôm, cua… Vậy, các loại rau củ thường dùng có thể làm được súp chay ngon? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm một số món chay đơn giản.

Súp chay dinh dưỡng có nhiều cách nấu khác nhau. Có thể bạn vẫn chưa biết nhưng súp chay cũng đa dạng không kém các loại súp mặn. Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu phổ biến để nấu các món ăn chay hàng ngày như rau, củ, quả, các loại nấm để nấu thành món súp. Trong số đó, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 3 loại súp chay đơn giản nhưng hấp dẫn vô cùng: súp chay chua cay, súp chay tóc tiên và súp cua chay.

Súp chay dinh dưỡng cho bữa ăn thanh đạm

Súp chay chua cay

Nguyên liệu súp chay chua cay

Chế Biến súp chay chua cay

Để nấu món súp chay chua cay, trước hết bạn phi thơm hành và xòa ớt trước để có vị cay cay và lên màu đẹp. Bước tiếp theo, bạn lọc nước dùng rau củ đã hầm sẵn từ trước lại để nước trong và sạch cặn, đổ vào nồi hành vừa phi để nấu sôi. Khi nước đã sôi, bạn mới bắt đầu cho nấm, mì căn, măng luộc và đậu hũ vào rồi nêm nếm. Nếu vị cay của súp được tạo thành từ phần ớt xào trước đó thì vị chua sẽ được tạo thành từ khoảng 2 muỗng giấm gạo mà bạn sẽ nêm. Để súp có độ đặc và sệt, bạn quậy khoảng 1/3 chén bột năng với nước và nấu chung với nồi súp đang sôi. Quan sát và thử thấy súp đã đạt độ sệt như mong muốn, bạn tắt bếp, múc ra chén, rắc một ít tiêu và hành ngò lên súp là có thể thưởng thức rồi đấy.

Súp chay tóc tiên

Tóc tiên là một nguyên liệu có thể sẽ khá lạ với nhiều người. Đây là nguyên liệu khá được ưa chuộng khi nấu các món súp mặn và có thể mua sẵn, được bán rất nhiều tại các cửa hàng. Để chế biến món súp chay tóc tiên bạn cần chuẩn bị.

Nguyên liệu nấu súp chay tóc tiên

Nấu súp chay tóc tiên

Đầu tiên, bạn ngâm mềm đậu hũ ky và dằm nhuyễn, nấm tuyết cũng ngâm cho mềm và nở. Sau đó, bạn ninh cà rốt cho mềm và ngọt nước rồi cho chả chay vào cùng, nêm thêm một ít đường phèn và hạt nêm chay, tiếp sau đó mới cho tàu hũ ky và nấm tuyết vào. Cuối cùng, để tạo độ sệt cho súp, bạn cũng hòa bột năng với nước và nấu cùng với súp đang sôi. Súp tóc tiên chay khi ăn sẽ cảm nhận thấy chút dai dai, sần sật của tóc tiên và nấm tuyết cùng với vị ngọt từ cà rốt và gia vị nêm nếm, ăn không ngán.

Súp chay tóc tiên

Súp cua chay

Súp cua là loại súp phổ biến và thường được nấu nhiều nhất trong số các loại súp mặn và cả súp chay. Cách nấu súp cua chay cũng không quá khó, tương tự như các loại súp chay mà chúng tôi đã giới thiệu với các bạn ở trên.

Nguyên liệu nấu súp cua chay

Nấu súp cua chay

Đầu tiên, bạn cũng ninh cà rốt và củ cải trắng để lấy nước dùng ngọt. Trong thời gian ninh, bạn ngâm tàu hũ ky, mộc nhĩ cho mềm, sau đó bỏ vào nấu cùng nồi nước dùng (vớt củ cải và cà rốt ra thái hạt lựu trước khi cho lại vào nồi) và nêm với một ít nước tương, muối, đường. Cho hỗn hợp bột năng đã hòa với nước vào cùng để tạo độ sánh sệt cho món súp. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm hạt bắp Mỹ để món ăn hấp dẫn hơn.

Súp cua chay

Từ những loại rau, củ, quả, nấm quen thuộc, bạn có thể chế biến được rất nhiều loại súp chay như súp bí, súp nấm hương, súp bắp, súp hạt sen chay bên cạnh những món súp mà Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ đã giới thiệu với bạn như trên. Súp ngon nhất là khi ăn nóng, không quá lỏng và cũng không quá đặc. Dù là người ăn chay trường hay ăn chay có thời hạn, thậm chí ăn mặn, món súp chay sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bữa ăn của bạn đa dạng và bổ dưỡng.

Một Số Món Ăn Từ Chả Mực

Chả mực chiên

Đây được đánh giá là món ăn phổ biến nhất và dễ chế biến nhất trong các món làm từ chả mực. Do trong quá trình chế biến, bạn chỉ cần sử dụng thêm 1 chút dầu ăn để chiên chả cho tới chín vàng đều là có thể dùng được rồi.

Lưu ý: trong quá trình chiên tránh dùng lượng nhiệt quá cao có thể ảnh hưởng tới vị ngon của chả. Thường thì chả được chiên từ 4 tới 5 phút kể từ khi dầu sôi là được.

Chả mực chiên là một trong những lựa chọn ngon và dễ dàng nhất về chế biến so với các món khác từ chả mực.

Chả mực sốt cà chua

Cách làm này rất đơn giản,bạn chỉ cần rán chả mực vàng lên sau đó cho cà chua vào sốt cùng. Màu vàng mật ong của chả mực hòa quyện trong màu đỏ của sốt cà chua, thêm vài lá rau thơm hay rau thì là sẽ khiến các bạn khó quên được hương vị của loại chả có 1 không 2 của Hạ Long này. Miếng chả mực được sốt cà chua ăn không chỉ ngọt thịt mực mà còn có vị chua thanh mát của cà chua giúp món ăn không bị ngán. Món ăn này ăn cùng cơm nóng thì ngon tuyệt cú mèo.

Chả mực ăn cùng với xôi nóng

Xôi được nấu phải chọn từ những hạt gạo ngon, hạt đều, đảm bảo không có hạt gạo bị gãy. Khi nấu lên xôi có mùi thơm ngọt của lúa nếp, hạt trắng trong, không có hạt nào bị gãy thì mới là đạt tiêu chuẩn. Món xôi chả mực khi ăn thì ăn kèm với chút rau sống sẽ giúp bạn ngon miệng hơn.

Bánh cuốn chả mực

Bánh cuốn ăn cùng chả mực là một món ăn được yêu thích tại Hạ Long, giống như bún bò ở Huế hay phở ở Hà Nội vậy. Bánh cuốn phải tráng thật mỏng, lộ cả nhân bên trong gồm có mộc nhĩ và thịt băm. Hành chiên vàng rắc đều bên trên. Nước chấm thêm chút ớt cay, chanh chua là có thể thưởng thức được.

Ngoài ra còn nhiều món khác được chế biến từ chả mực như: bún nấu chả mực, canh chua chả mực, chả mực rim xì dầu,.. nhưng những món ăn mà naturfish đã đề cập trên là những món ăn từ chả mực được yêu thích nhất và phổ biến nhất. Chả mực được yêu thích không chỉ trong các bữa cơm nhà hằng ngày, tại các nhà hàng mà còn là một món không thể thiếu trong mâm cơm các ngày lễ tết. Vì vậy hiểu rõ hơn về cách chế biến chả mực sẽ giúp bạn nấu được những món thật ngon từ chả mực.

Bản quyền thuộc về công ty Công Ty CP Thực Phẩm Xuất Nhập Khẩu Natur Fish

Tìm Hiểu Một Số Cách Nấu Trà Bồ Công Anh Đơn Giản

Trà bồ công anh có những tác dụng to lớn đối với sức khỏe của phụ nữ, người lớn tuổi… Chính vì thế mà trà thảo mộc với nguyên liệu chính từ loài cây này đang ngày càng được nhiều người yêu thích.

Trà bồ công anh là gì?

Trà Bồ Công Anh là loại trà được làm từ lá hoặc rễ của cây bồ công anh. Một số nơi thì người ta còn dùng cả hoa để làm làm thành trà nữa. Rễ và lá của cây bồ công anh có hương vị cũng như dược tính khác nhau. Thế nên khi mua trà bồ công anh thì bạn cần phải lưu tâm đến việc là mình mua lá hay rễ của loại cây này.

Lá của cây bồ công anh có tác dụng lợi tiểu. Thích hợp cho những người bị bệnh gan thận, bị phù, cao huyết áp hay suy tim. Còn rễ thì lại tốt cho gan và mật, đồng thời giúp ăn ngon hơn. Thế nên chúng ta hay thấy rễ cây bồ công anh trong các loại trà detox. Hoa và cành cũng có thể dùng làm trà. Thế nhưng lợi ích của chúng lại không cao như lá và rễ.

Cũng như bao loại trà khác thì trà bồ công anh có hương vị khác nhau theo mùa. Như trà làm từ lá thì nên thu hoạch vụ xuân. Còn trà làm từ rễ thì nên thu hoạch vào vụ thu hoặc đông. Vì những thời điểm này giúp trà thơm ngọt hơn.

Cây bồ công anh sống rất khoẻ và dễ chăm bón nên bạn có thể tự trồng loại cây này để làm trà. Chỉ cần lưu ý là không nên dùng phân bón hoá học hoặc phun thuốc. Nếu không có thời gian để chăm sóc cây thì bạn có thể mua trà bồ công anh khô ở nhiều nơi.

Cách pha trà bồ công anh chuẩn cho bạn

Có thể bạn chưa biết trà bồ công anh cũng có khá nhiều loại như trà hoa, trà lá cây bồ công anh và cả trà rễ cây bồ công anh. Mỗi loại trà lại có hương vị và tác dụng khác nhau nên bạn có thể thử tất cả các loại trà và chọn cho mình loại sản phẩm phù hợp nhất với khẩu vị và nhu cầu của bạn.

 1. Cách pha trà bằng lá bồ công anh tươi

Lá nên được hái vào sáng sớm để đạt được độ tươi mới và các hoạt chất tốt nhất.

Sau khi rửa sạch để khô tự nhiên, bạn nên dùng kéo cắt nhỏ với độ rộng khoảng 1 – 2 cm sau đó pha chế với nước sôi 100 độ để thưởng thức.

Lá bồ công anh có vị thơm mát tự nhiên của thảo dược, không đắng và rất tốt cho việc thanh độc giải nhiệt nên được nhiều người yêu thích nhất.

 2. Cách pha trà bằng rễ cây bồ công anh

Bạn nên phơi khô rễ trước để đạt được hương vị tốt nhất khi pha trà.

Trước khi phơi khô bạn nên cắt lát rễ cây thành những lát mỏng và dài đều nhau để nhanh chóng phơi khô và thuận tiện sử dụng.

 3. Cách pha trà bằng hoa của bồ công anh

Phương thức pha trà tốt nhất là sử dụng hoa khô.

Hoa khô vẫn giữ nguyên được màu sắc tươi sáng hấp dẫn và đặc biệt được yêu thích bởi hương vị thanh thuần, đậm vị thảo mộc thiên nhiên.

Một số cách pha khác từ trà bồ công anh đơn giản, dễ uống, nhiều tác dụng

1. Cách pha bồ công anh với hoa hồng

Nguyên liệu: Hoa hồng 0.5g, rễ bồ công anh3.5g, pha thành trà uống hàng ngày.

Công dụng: 2 món này kết hợp lại sẽ tạo thành món đồ uống không gây lạnh, không khô, đặc hợp thích hợp cho phụ nữ. Với tác dụng chống viêm nổi bật, giúp phụ nữ phòng bệnh viêm vú, đau vùng ngực. Hoa hồng có tác dụng tăng khí huyết cho gan, thích hợp cho người có vấn đề về gan.

2. Cách pha bồ công anh với hoa cúc

Nguyên liệu: Bồ công anh 2.2g, đài hoa cúc 0.5g, kim ngân hoa 0.3g

Cốc trà 3 vị này có tác dụng đặc biệt trong phòng chống viêm, làm cho da dẻ mát mẻ. Tuy nhiên, do trà có tính lạnh, nên phù hợp hơn với nam giới. Những người thường xuyên uống rượu thì có thể dùng món trà tam bảo này như một loại đồ uống giải độc cho gan, dưỡng gan hiệu quả.

Bồ công anh có tác dụng phòng tránh viêm gan, có thể giúp gan giải độc nhanh hơn, thúc đẩy quá trình tự chữa lành khi gan gặp tổn thương. Hoa cúc và kim ngân hoa đều có tác dụng bình gan sáng mắt, phòng các chứng ho do viêm.

3. Cách pha bồ công anh với chè xanh

Nguyên liệu: Lá bồ công anh 2.0g, trà xanh 0.8g, hoa quế 0.2g

Loại trà này thích hợp cho người bị chứng hơi thở hôi, hôi miệng nói chung. Bồ công anh là một vị thảo dược lợi tiểu và chống viêm, giải độc tốt nhất nên rất phù hợp với nhiều người trung niên dễ bị nhiễm trùng hoặc viêm răng miệng, dẫn đến hôi miệng.

4. Cách pha bồ công anh với râu ngô

Nguyên liệu: Râu ngô 1g, bồ công anh 0.4g, ngọc trúc 0.3g, hoa hồng 0.3g

Tác dụng lớn nhất của món trà này chính là điều tiết đường huyết. Bồ công anh vốn là thảo dược có tác dụng điều hòa và ổn định đường huyết, khi kết hợp với râu ngô có thể làm tăng hương vị thơm ngọt và khả năng ổn định lượng đường trong máu tốt hơn nhiều lần.

Đây có thể được coi là món đồ uống tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thì cũng có thể uống để phòng bệnh.

5. Cách pha bồ công anh với lá sen

Nguyên liệu: Cánh hoa hồng 0.3g, rễ bồ công anh 0.7g, lá sen 2g

Món đồ uống này rất thích hợp cho người đang có nhu cầu giảm cân. Bồ công anh là đồ uống thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trong khi lá sen là thành phần chính trong nhiều thực đơn giảm béo, cả 2 kết hợp sẽ mang lại tác động kép.

Thêm cánh hoa hồng để nhấn mạnh tác dụng làm đẹp, bổ âm, dưỡng nhuận nhan sắc, là một thực đơn giảm cân vô cùng hoàn hảo.

7 Cách dùng trà từ cây bồ công anh tốt cho sức khỏe

Khi người ta nói về trà bồ công anh, họ chủ yếu nói về một trong hai loại đồ uống khác nhau: một là làm từ lá của cây, hai là làm bằng rễ cây bồ công anh sao vàng lên. Cả hai đều được cho là an toàn (miễn là bạn không phun thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu trong sân nhà bạn) và chúng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

1. Giúp giảm lượng nước

Nếu bạn đang cảm thấy đầy hơi, trà bồ công anh có thể giúp bạn vì nó giống như một thứ thuốc lợi tiểu và làm tăng lượng nước tiểu. Một nghiên cứu cho thấy sau khi dùng hai chén trà làm từ lá bồ công anh thì lượng nước tiểu tăng lên đáng kể.

2. Giúp gan khỏe hơn

Từ lâu, trong y học cổ truyền, rễ bồ công anh được dùng như như một “loại thuốc bổ gan”. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy điều này một phần là do chúng có khả năng làm tăng dòng chảy của mật.

Nghiên cứu về cách chúng tác dụng lên hoạt động của gan chưa có kết luận cuối cùng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu về liệu pháp thiên nhiên tin rằng trà rễ bồ công anh có thể giúp giải độc gan, hỗ trợ điều trị các vấn đề về da và mắt, và giảm các triệu chứng của bệnh gan.

3. Có thể dùng để thay thế cà phê tự nhiên

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các chế phẩm từ rễ bồ công anh tại các nhà thuốc tại địa phương tuy nhiên bạn cũng có thể thu hoạch và tự chế biến ra bồ công anh sạch cho riêng mình, không thuốc trừ sâu, không thuốc diệt cỏ. Rễ của bồ công anh non khi rang lên có màu nâu đậm. Sau khi ngâm trong nước nóng cho trà ngấm, bạn có thể thưởng thức nó thay thế cho cà phê.

4. Điểm tương đồng giữa Bồ công anh và thuốc giảm cân?

Một nghiên cứu tại Hàn Quốc gần đây cho biết  bồ công anh có tác dụng tương tự các loại thuốc giảm cân Orlistat, nó hoạt động bằng cách ức chế Lipaza, một loại enzyme được giải phóng trong quá trình tiêu hóa chất béo. Thử nghiệm về tác dụng từ chiết xuất bồ công anh trên chuột cho thấy kết quả tương tự, do đó các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu thêm về tác dụng chống béo phì có thể có của bồ công anh.

5. Tác dụng của bồ công anh với các bệnh về tiêu hóa

Mặc dù nhiều bằng chứng chưa được kiểm chứng chính xác nhưng trà từ rễ bồ công anh được tin là có nhiều tác động tích cực đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Trong lịch sử, nó được sử dụng để cải thiện sự thèm ăn, làm dịu các bệnh tiêu hóa, và làm giảm táo bón.

6. Có thể được ứng dụng làm chất chống ung thư trong tương lai

Gần đây, nhiều nghiên cứu về tiềm năng rễ bồ công anh chống ung thư, đến nay các kết quả cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn. Một nghiên cứu vào năm 2011 tại Canada cho thấy chiết xuất từ rễ cây bồ công anh giết chết tế bào ung thư ác tính mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, trong khi nghiên cứu đối với các tế bào ung thư tuyến tụy cho kết quả tương tự. Mặc dù các tác dụng chống ung thư của bồ công anh chưa được kiểm chứng, nhưng tiềm năng của nó là khá tích cực.

7. Tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi được kết hợp với thảo mộc khác như uva ursi (cây thường xanh dây leo), rễ và lá bồ công anh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Người ta tin sự kết hợp này có hiệu quả vì các hợp chất chống vi khuẩn trong uva ursi giúp tăng số lần đi tiểu khi kết hợp với bồ công anh.

Nhà hàng chay HITA – HITA Vegan Restaurant.

Ăn chay chính là phương thức tiêu thụ hợp lý và giàu tình thương nhất.

trà bồ công anh đà lạt

trà bồ công anh nhật bản

rễ cây bồ công anh

tác dụng của cây bồ công anh cao

trà bồ công anh vàng xanh

hình ảnh cây bồ công anh việt nam

trà bồ công anh p&k

cây bồ công anh hoa tím