Top 10 # Cách Nấu Một Số Món Ăn Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Một Số Món Ăn Ngon Ngày Tết

Không chỉ để ăn, mà trước hết là để dâng cúng nên những món ăn ngày Tết thường phong phú hơn về loại món, nhiều hơn về số lượng và cầu kỳ hơn trong chế biến. Chính vì vậy, người miền Bắc gọi bữa ăn ngày Tết là bữa cỗ.

Cỗ Tết của người miền Bắc thường gồm 4 bát + 8 đĩa. Mỗi bát, đĩa là một món ăn. Trong đó, bát là những món ăn nóng, gồm măng hầm, bóng nấu, mực nấu, nấm thả; còn đĩa thường là những món ăn nguội, gồm: xôi gấc, nộm xu hào, thịt đông, bánh chưng, dưa hành, thịt gà, giò lụa và giò thủ.

Thịt gà (màu vàng) rắc lá chanh (màu xanh) và xôi gấc đỏ làm cho mâm cỗ Tết của người Bắc nhìn rất hấp dẫn.

1. Măng ninh (hầm) chân giò

Nguyên liệu:

+ 150g măng lưỡi lợn (hay măng vầu)+ 1kg chân giò (giò heo)+ Hành lá+ Nước mắm, muối, đường

Thực hiện:

+ Măng ngâm và xả nước nhiều lần cho đến khi nở, bấm móng tay vào thấy mềm là được. Luộc và thay nước luộc khoảng 3 lần cho hết mùi măng. Vớt ra, xả nước lạnh, cắt miếng vừa ăn.

+ Chân giò lấy nguyên cái, làm sạch, chặt miếng lớn. Chần nước sôi rồi xả nước lạnh.

+ Cho măng và chân giò vào nồi, đổ ngập nước, nấu sôi, hớt bọt.

+ Nêm gia vị vừa ăn, nấu nhỏ lửa cho đến khi măng và thịt mềm.

+ Múc ra tô, trên mặt thả hành lá chần.

2. Bóng nấu

Nguyên liệu:

+ 100g thịt nạc+ 50g bóng (da heo khô)+ 1 củ su hào, 1 củ cà rốt, 5 trái đậu hòa lan, 10 tai nấm hương, 1 củ hành tây nhò, 1 ít ngò+ Nước mắm, muối, đường, rượu trắng+ Nước dùng gà hay heo

Thực hiện:

+ Bóng ngâm mềm, rửa bằng rượu trắng pha loãng, xả lại nước lạnh cho sạch, bóp nhẹ cho ráo nước, cắt hình quả trám (hình thoi)

+ Su hào, cà rốt tỉa hoa, cắt miếng dày khoảng 0,5cm.

+ Nấm hương ngâm nở mềm cắt bỏ chân nấm

+ Đậu hòa lan tước sơ hai bên

+ Thịt nạc luộc chín, cắt miếng mỏng

+ Cho cà rốt, su hào nấm hương vào nồi nước dùng, nêm gia vị vừa ăn, nấu đến khi chín, vớt ra tô (phần này còn gọi là chân tẩy)

+ Cho bóng vào nồi nấu đến khi nước dùng sôi

+ Cho các loại quả củ vào nấu cùng với bóng, chín vớt ra tô (trên phần chân tẩy)

+ Xếp thịt lên trên, rắc ngò, hành tây và chan nước dùng thật nóng.

3. Mực nấu

Nguyên liệu:

– Phần chân tẩy cũng tương tự món bóng nấu.

– Các nguyên liệu khác: 200g mực khô, 2 quả trứng gà, 50g giò lụa, 200g tôm tươi.

Thực hiện:

+ Mực khô ngâm mềm, rửa sạch, để ráo, cắt chỉ, xào giòn

+ Trứng gà tráng mỏng, cắt chỉ

+ Giò lụa cắt chỉ

+ Tôm hấp chín, lột vỏ, xé nhỏ

+ Su hào, cà rốt mỗi thứ một ít, cắt chỉ, xào chín.

Các thứ này bày lên trên phần chân tẩy; khi ăn chan nước dùng nóng.

4. Thịt nấu đông

Nguyên liệu:

+ 200g thịt giò heo lóc xương+ 150g da heo+ Nước mắm, tiêu, muối

Thực hiện:

+ Thịt heo rửa sạch, chần nước sôi cho dễ cắt; cắt miếng mỏng

+ Da heo cũng làm như vậy nhưng cắt sợi

+ Cho ngập nước, nêm nước mắm, muối nấu nhỏ lửa cho đến khi thịt và da heo mềm

+ Cho tiêu, múc ra chén, để nguội, cho vào tủ lạnh. Khi dùng úp ra dĩa.

Có thể pha lẫn ít thịt gà và cho thêm nấm mèo.

Một Số Món Ăn Ngon Nấu Cùng Dầu Gấc

Một số món ăn ngon nấu cùng dầu gấc

Cháo tôm nấu với Dầu gấc

Nguyên liệu

150g tôm sú

20g gạo dẻo thơm

80g cải ngồng

1 thìa cà phê hành tím băm, 1/2 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa cà phê Dầu gấc

Chế biến

Tôm sú bóc vỏ, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ, ướp với hành tím băm và nước mắm.

Vỏ tôm chế nước vào nấu sôi 20 phút, lọc lại lấy khoảng 500ml nước dùng.

Cải ngồng nhặt lấy lá non và phần ngồng cải, rửa sạch, xắt nhuyễn.

Gạo vo sạch, chế nước dùng vào nấu chín thành cháo, cho cải ngồng và tôm vào đun sôi thêm khoảng 5 phút, tắt bếp.

Trộn Dầu gấc Việt Nam G8, cho bé dùng ấm.

Canh riêu cua

Nguyên liệu

Cua xay nhuyễn: 200g

Cà chua chín: 2 trái

Thì là: 80g

Hành lá: 6 cây

Cơm mẻ

Dầu ăn

Dầu gấc

Chế biến

Cua cho vào nước lạnh, khuấy đều và lọc lấy 1 lít nước cua.

Cà chua băm nhỏ. Thì là, hành lá cắt khúc 4cm. Đầu hành lá băm nhỏ.

Cơm mẻ lọc lấy khoảng 5-6 thìa.

Phi thơm đầu hành trắng, cho cà chua vào xào chín sau đó thêm gạch cua, dầu gấc G8 vào xào.

Nấu nước cua cho sôi, cho cà chua đã xào vào, nêm nước mẻ, cho tiếp thì là, hành lá rồi tắt bếp.

Múc canh ra tô, dùng nóng với cơm trắng.

Thịt kho củ cải

Nguyên liệu:

Thịt nạc (đùi): 400grCủ cải trắng: 150gr

Tỏi băm, hành lá, dầu ăn, tiêu, 1 gói gia vị thịt kho.

Dầu gấc

Chế biến

Thịt nạc đùi rửa sạch, để ráo, xắt miếng vừa ăn. Ướp thịt với một gói gia vị thịt kho, tiêu, dầu gấc G8 để thấm 15 phút cho thịt thấm. Hành lá rửa sạch, để ráo, ớt sừng xắt sợi.

Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc ngang khoảng 4 – 6 cm, chẻ dọc làm tư. Làm nóng chảo, rưới 2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng cho tỏi vào phi thơm, cho thịt vào xào khoảng 5 phút cho lên màu vàng, để lửa vừa.

Khi thịt săn lại cho tiếp củ cải vào, thêm nước lọc vừa ngập thịt và củ cải, kho thịt đến khi nước cạn còn 1/3 chảo, tắt bếp. Cho thịt ra đĩa, trang trí hành lá, dùng nóng với cơm trắng.

Mắm tép chưng thịt

Nguyên liệu:

Thịt lợn băm nhỏ (vừa nạc vừa mỡ): 300 g

Mắm tép loại ngon, dầu ăn

Hành khô: 3 củ

Đường: 1 thìa cà phê

Dầu gấc

Chế biến:

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ rồi phi thơm với dầu ăn.

Đến khi hành thơm cho thịt băm vào xào.

Xào thịt để thịt chín và săn lại.

Thêm khoảng 1,5 thìa mắm tép, dầu gấc G8

Tiếp tục đảo đều cho thịt ngấm và để lửa liu riu.

Thịt ngấm, cho thêm 1 thìa cà phê đường.

Đảo đều và đun nhỏ lửa cho thịt có màu vàng xậm.

Cho ra đĩa dùng với cơm nóng.

Theo Tuelinh.vn

Nấu Một Số Món Ngon Với Cá Hô

Trong các nhà hàng, quán ăn thì các món cá Hô luôn được sự yêu thích của thực khách bởi độ ngon của thịt cá Hô. Hôm nay, Hải Sản Ông Giàu sẽ giới thiệu với các bạn một số món ngon từ cá Hô để các bạn có thể tự tay chế biến ngay tại nhà.

Cá Hô nấu lẩu mẻ

Mẻ là thứ nguyên liệu gia vị chính để giúp cho nước lẩu có vị hơi chua chua. Còn nguyên liệu để nấu kèm với cá Hô thì rất đa dạng. Đó có thể là thịt gà, thịt bò, mực, tôm, ốc…Và các loại rau ăn kèm cũng vô cùng đa dạng.

Nguyên liệu nấu món lẩu mẻ cá Hô bao gồm : cá Hô đã phi lê, tôm sú tươi, nước nấu lẩu được nấu từ xương gà, thịt bò phi lê. Rau củ ăn kềm gồm có : rau mầm ( rau cải, rau hướng dương, rau muống hay rau dền…), cà chua, nấm. Đừng quên đậu hũ non, mẻ, ớt tươi và các loại gia vị như muối, đường, hạt nêm, nước mắm…

Cá Hô và thịt bò phi lê rửa sạch, tôm sú được sơ chế sạch sẽ và cắt đuôi, bỏ đầu, để ráo nước và sắp ra dĩa. Cà chua cắt đôi ra, lấy muỗng múc bỏ sạch ruột bên trong. Đậu hủ non cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Các loại rau rửa sạch, cắt bỏ rể và cho ra rổ. Nước luộc gà nấu sôi lên, cho mẻ đã lọc cặn vào rồi nêm gia vị đường, muối, hạt nêm cho vừa ăn. Nên lưu ý là chỉ nêm nhạt thôi vì nước lẩu càng ăn sẽ càng mặn.

Cho nguyện liệu vào nồi lẩu. Cà chua cho vào, sau đó cho cá Hô, tôm sú vào rồi đậy nắp để nước lẩu sôi trở lại. Sau đó cho đậu hủ vào. Đến khi cá Hô và tôm sú thấy đã chín là có thể thưởng thức. Ăn đến đâu cho rau mầm vào nồi lẩu đến đó, gắp thịt bò phi lê nhúng vào nước lẩu rồi lấy ra là ăn được, thịt bò sẽ mềm ăn rất ngon. Ăn lẩu cá Hô kèm với bún.

Món cá Hô hấp HongKong

Nguyên liệu gồm thịt cá Hô, nước dùng nấu từ xương heo, gia vị làm sốt HongKong gồm : nước tương, xì dầu, rượu trắng, hạt nêm từ thịt, đường trắng, muối. Gừng, hành lá và ớt sừng.

Thịt cá Hô được rửa sạch, ướp với một muỗng cà phê hạt nêm, một ít rượu trắng và gừng. Cho vào xửng hấp sơ trong 10 phút và bỏ hết nước để khử mùi tanh. Tiếp theo là làm nước sốt kiểu Hongkong : Bắc chảo lên và cho gừng và hành lá vào phi thơm, thêm chút nước dùng nấu từ xương heo vào, thêm tương, xì dầu, rượu trắng, hạt nêm, muối rồi nấu cho sôi lên và tắt lửa.

Tưới một ít dầu nóng lên những miếng thịt cá Hô, rồi cho nước sốt vừa chế biến lên. Rắc hành lá, gừng và ớt lên trên cùng rồi tiếp tục hấp cá. Để lửa nhỏ trong quá trình hấp để thịt cá chín đều.

Món hấp và món lẩu, hai món quá đặc sắc đối với cá Hô. Hy vọng là đọc xong bài viết này, các bạn không cần phải ra nhà hàng nữa mà có thể tự chế biến một nồi lẩu cá Hô cho riêng mình để chiêu đãi gia đình và bạn bè.

Một Số Món Ăn Truyền Thống Tại Myanmar

Myanmar là một đất nước có nền ẩm thực chịu sự ảnh hưởng mạnh bởi đất nước Trung Quốc và Ấn Độ nhưng nó vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng. Chính vì vậy mà khi đến Myanmar bạn cần thưởng thức nhiều những món ăn truyền thống tại Myanmar.

Món ăn truyền thống tại Myanmar

Salad

Đây chính là một món ăn ngon và hấp dẫn tại Myanmar. Chắc nghe tên là bạn đã biết được món ăn này được chế biến từ rau xanh. Mặc dù được chế biến từ rau xanh nhưng món ăn này lại có màu nâu của lá trà và có thêm chút màu vàng của lạc rang.

Ngoài ra bạn có thể thưởng thức một món salad khác đó mang tên là salad cà chua xanh. Món ăn này được bán phổ biến tại khu vực hồ Inle nhưng lại không nổi tiếng bằng salad lá trà.

Salad

Món ăn này phổ biến ở hồ Inle bởi vì nơi này cây cà chua được trồng nhiều ở khắp nơi. Chính vì được trồng nhiều và người dân nơi đây đã tìm cách chế biến thành món ăn ngon và hấp dẫn khách du lịch đặt vé máy bay đến Myanmar.

Màu sắc của món ăn này cũng hấp dẫn hơn so với món salad lá trà và nó lại đem lại nhiều những tác dụng có lợi. Do cà chua có tác dụng là làm đẹp mạnh chính vì vậy mà các chị em phụ nữ cực kì yêu thích món ăn này.

Cơm Shan

Hiểu một cách đơn giản đó là cơm trộn của Myanmar. Sau khi cơm được nấu chín cùng nghệ thì sẽ được ăn chung với món cá cùng với lạc rang uối hay là trứng, rau củ quả.

Cơm Shan

Cà ri Myanmar

Món ăn này có mặt ở bất kì những quán ăn nảo của Myanmar bởi nó không dừng ở việc thưởng thức ẩm thực mà nó còn là một trải nghiệm tuyệt vời của người dân khắp thế giới.

Nguyên liệu của món ăn này khá là phổ biến, có thể là gà, thịt lợn, thị bò và cả thịt cừu. Món ăn này thường xuyên được dùng chung với cơm, cảnh, rau luộc, rau trộn, rau xào hay cả là một số loại thảo mộc đặc biệt khác. Món ăn này không phải là một món ăn tầm thường của Myanmar mà nó còn là món ăn tượng trưng cho đất nước Myanmar.

Một số loại mỳ Myanmar

Tại đất nước này chủ yếu là các dạng mỳ sợi và bạn có thể được sử dụng chúng chung với các loại nước sốt hay là nước dùng tự chế của đầu bếp. Hay nói một cách đơn giản thì món ăn này cũng tương tự như là phở của Việt Nam.

Mỳ Myanmar

Bạn có thể thưởng thức món mỳ đậu phụ này ở bất kỳ nơi đâu của Myanmar, từ các cửa hàng cho đến những quầy ăn hè phố.

Tại Myanmar cũng có một loại mỳ trộn khác ngon và hấp dẫn không kém đó là mỳ Nan Gyi Thoke. Mỳ được dùng với nước xương và rau củ quả.

Bún cả Mohinga cũng được xem là một món ăn ngon và hấp dẫn tại Myanmar. Món ăn được chế biến từ bột đậu và gạo đã được rang và xay kèm với cá da trơn. Ngoài ra nó còn được dùng chung với một số gia vị khác như là tỏi, hành và cả nước mắm,…

Một số loại đồ uống tại Myanmar

Tại Myanmar có nhiều những quán nước nằm rải rác khắp nơi của Myanmar. Tea Mix chính là loại nước uống phổ biến nhất và được nhiều du khách gọi nhất. Loại nước uống này chính là trà sau khi được pha sữa đặc. Nhưng khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị đậu đen chính vì vậy mà loại nước uống này trở lên hấp dẫn hơn.

Bạn vừa có thể thưởng thức tách trà vừa có thể tán ngẫu những câu chuyện bên cạnh bạn bè hay người thân và cũng có thể là ngồi một mình suy nghĩ hay thưởng thức cảnh đẹp.

Cà phê Myanmar

Nếu bạn muốn tiếp thêm năng lượng cho bản thân mình sau một chuyến đi khám phá thì nước chanh là một loại nước uống lý tưởng cho bạn. Chanh ở quốc gia này khá là khác với Việt Nam, khác ở chỗ đó là chanh ở đây có vỏ vàng và chanh ở Việt Nam có vỏ xanh.