Nguyên liệu: 4-5 tai nấm đông cô; 100gr đậu hà lan; 1 củ cà rốt; 200gr bắp non; hành lá; Gia vị: nước tương, đường, muối, dầu ăn, bột năng.
Đậu hà lan rửa sạch, cắt bỏ đầu, lấy bỏ chỉ 2 bên. Bắp non rửa sạch, cắt đôi.
Cà rốt bào vỏ cắt miếng nhỏ, mỏng vừa ăn
Hành lá cắt xéo, nấm đông cô ngâm nở cắt gốc rồi cũng cắt miếng mỏng vừa ăn.
Cho chảo dầu sôi dầu vào, phi tỏi cho thơm sau đó cho bắp non và cà rốt vào xào đều.
Cho bắp non và cà rốt vào xào cùng là cách làm món ăn chay giữ được hương vị của món ăn. Khi bắp non, cà rốt đã chín sơ thì cho đậu Hà Lan và nấm đông cô vào tiếp. Khi xào, bạn nhớ cho thêm ít nước để rau chín đều và không bị khô chảo. Sau cùng bạn cho hành lá vào. Nêm nếm gia vị gồm nước tương, muối, đường cho vừa khẩu vị.
2. Món nấm bào ngư chiên cách nấu các món chay thông dụng
Nguyên liệu: 400g nấm bào ngư; 100g bột năng, muối, tương ớt.
Nấm bào ngư ngâm mềm, cắt bỏ phần gốc, rửa sạch để ráo nước.
Pha bột năng với ít nước, thêm tí muối, bột ngọt. Đánh tan rồi để trong khoảng 15 phút.
Khuấy đều lại bột, nhúng đều nấm bào ngư vào.
Làm nóng dầu trên bếp, khi dầu sôi thì cho nấm vào chiên giòn. Đổ ngập dầu để nấm chín vàng đều và giòn.
Nấm chiên xong cho ra giấy thấm dầu, dọn lên đĩa, ăn kèm với tương ớt.
3. Món chay đậu phụ kho nấm
Nguyên liệu: 3 miếng đậu phụ rán; 2 cái nấm đùi gà (có thể thay bằng nấm rơm hay nấm trắng); 3 lát gừng; 3 thìa canh xì dầu; 1 thìa cà-phê dầu hào chay; 1 muỗng cà-phê dầu ăn; 1 thìa cà-phê đường; 1 bát con nước; hạt tiêu xay (nêm vừa miệng).
Cách làm món chay đậu phụ kho nấm như sau:
Đậu phụ rán cắt miếng quân cờ. Nấm rửa sạch, cắt lát.
Cho chảo lên bếp và cho tí xíu dầu vào, phi gừng cho thơm. Sau đó cho đậu hủ và nấm vào xào. Nêm gia vị xì dầu, dầu hào chay, tí muối và đường, thêm tí tí tiêu xay cho thơm. Cuối cùng cho chừng 1 chén nước vào.
Kho tới khi nước xốt hơi sệt lại là được. Tắt lửa múc món ăn ra dĩa, dùng với cơm nóng rất ngon.
4. Đậu phụ kho cà tím
Nguyên liệu: 2 quả cà tím; 1 bìa đậu phụ trắng; 1 cây nấm đùi gà; rau tía tô; Gia vị: nước tương, muối, hạt nêm chay, đường.
– Dùng giấy lau đậu phụ cho sạch, cắt miếng vuông vừa ăn, thả vào chảo dầu nóng chiên cho đậu vàng đều 2 mặt, vớt ra để vào đĩa có lót giấy thấm dầu.
– Trút bớt phần dầu dư thừa sau khi chiên đậu vào bát, chừa lại một ít trong chảo, cho cà tím vào xào đến khi cà chín mềm.
– Khi cà đã chín, bạn thêm nấm đùi gà và đậu hũ đã chiên vào, nêm nước tương, muối, hạt nêm chay, chút đường và chút nước rồi hạ lửa nhỏ, đảo đều cho các nguyên liệu thấm gia vị. Đến khi nước cạn, bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra đĩa và rắc ít rau tía tô đã thái nhỏ lên, dùng nóng.
Bật mí những cách chế biến các món chay thông dụng
1. Đậu phụ sốt cà chua
– Nguyên liệu: 8g nấm khô, dầu ăn, 1 tép tỏi, băm hoặc băm nhỏ, gừng tươi băm nhỏ, 4 miếng đậu phụ mềm, giấm gạo, nước tương, bột bắp, 3/4 đến 1 muỗng cà phê tiêu trắng, 1/2 đến 1 muỗng cà phê dầu ớt, hành lá, đậu hà lan
Ngâm nấm trong nước nóng cho đến khi mềm, khoảng 20 phút. Đổ nước đi; cắt bỏ thân cứng và rễ. Cắt nấm thành các miếng dài mỏng; để qua một bên.
Đổ dầu vào chảo. Đặt trên lửa vừa và thêm tỏi và gừng; phi thơm cho đến khi tỏi vàng nhẹ.
Thêm nước lọc và nấm vào; đun sôi trên lửa lớn.
Thêm đậu phụ đã cắt miếng vào và đậy nắp, đun nhỏ lửa cho đến khi đậu phụ nóng, khoảng 3 đến 5 phút.
Trộn giấm gạo, nước tương và bột ngô cho đến khi mịn; đổ vào súp và khuấy đều. Vừa nấu vừa khuấy cho đến khi súp sôi. Thêm hạt tiêu trắng và dầu ớt cho vừa ăn. Cho thêm hành tây vào. Bạn có thể cho thêm đậu Hà Lan cắt nhỏ để thêm hương vị hoặc không cũng được.
– Nguyên liệu: Bánh phở 500g, đậu phụ rán 2 miếng, cà rốt 1 củ, nấm bào ngư 200g, bắp cải thảo 1 nửa bắp, ớt sừng 1 trái, nấm kim châm 200g, gia vị.
– Cách làm: Bánh phở thái khúc vừa ăn.
Cà rốt làm sạch và loại bỏ vỏ, rửa sạch và đem thái thành từng sợi nhỏ. Ớt sừng rửa sạch và cắt lát tròn. Cải thảo làm sạch và cắt sợi dài như cà rốt. Nấm kim châm và nấm bào ngư cắt gốc, rửa sạch và để ráo. Đậu phụ chiên vàng, đợi nguội rồi thái sợi như rau củ đã sơ chế ở trên.
Gỡ bánh phở cho tơi ra và cho vào chảo dầu đun nóng trên bếp. Thêm nước tương, muối vào xào cùng tới khi phở cháy xém các cạnh thì tắt bếp và cho ra đĩa.
Xào tất cả các nguyên liệu rau củ quả đã sơ chế ở trên vào xào chín, cho thêm một ít muối, 1 thìa nước tương, 1 thìa cà phê hạt nêm chay, 2 thìa nước mắm và đảo đều cho ngấm gia vị, sau đó tắt bếp.
Đổ đĩa phở đã xào ở trên vào chảo rau củ quả và trộn đều, múc ra đĩa là có thể thưởng thức được.
3. Canh kim chi
– Nguyên liệu: 250g kim chi đã cắt miếng, nấm đông cô, nấm kim châm, hành lá, 2 miếng đậu phụ cắt nhỏ, nước dùng rau củ, dầu oliu, vừng mè, đường nâu và bột ớt Hàn Quốc, gia vị.
Rang vừng với dầu oliu cho tới khi thơm và chuyển sang màu vàng thì cho kim chi vào và đảo đều tay trong khoảng 4 phút. Tiếp theo, cho các loại nấm và gia vị, cùng hành lá vào và đảo đều. Cho thêm khoảng 750ml nước vào và đun tới khi sôi.
Khi sôi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và thêm đậu phụ đã cắt khúc nhỏ vào và đảo nhẹ để đậu không nát. Đun trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút là được.
Tại sao chúng ta nên ăn chay?
Nếu con người là loại ăn rau cỏ và con người cứ ăn thịt, thân thể bị nặng gánh. Ở phương Đông, tất cả các thiền nhân vĩ đại – Phật, Mahavira – họ đều nhấn mạnh vào sự kiện này. Bởi vì nếu bạn thực sự muốn đi vào trong thiền sâu thì thân thể bạn cần vô trọng lượng, tự nhiên, tuôn chảy. Thân thể bạn cần được đỡ tải; và thân thể của người không ăn chay thì mang tải rất nhiều.
Một cách tự nhiên con người đáng phải là người ăn chay, bởi vì toàn thân thể đều được làm từ thức ăn rau cỏ. Ngay cả các nhà khoa học cũng thừa nhận sự kiện là toàn thể cấu trúc thân thể con người đều chỉ ra rằng con người phải là loại ăn rau cỏ. Con người bắt nguồn từ khỉ. Khỉ ăn hoa quả lá – hoàn toàn ăn chay. Nếu Darwin mà đúng thì con người phải là loại ăn rau cỏ.
1. Nếu bạn ăn thịt thì sẽ điều gì sẽ xảy ra?
Hãy quan sát điều xảy ra khi bạn ăn thịt: khi bạn giết con vật điều gì xảy ra cho con vật khi nó bị giết? Tất nhiên, không ai muốn bị giết cả. Cuộc sống muốn kéo dài bản thân nó; con vật này không sẵn lòng chết.
Nếu ai đó giết bạn, bạn sẽ không sẵn lòng chết. Nếu sư tử nhảy lên bạn và giết bạn, điều gì sẽ xảy ra cho tâm trí bạn? Cùng điều đó xảy ra khi bạn giết sư tử. Đau đớn, sợ hãi, chết chóc, thống khổ, lo âu, giận dữ, bạo hành, buồn rầu – tất cả những điều này xảy ra cho con vật. Trên toàn thân thể nó – bạo hành, thống khổ, đau đớn lan rộng. Toàn thân trở thành đầy độc tố, chất độc. Tất cả các tuyến thân thể điều tiết ra chất độc vì con vật đang chết một cách rất không sẵn lòng. Và thế rồi bạn ăn thịt – thịt đó mang tất cả những chất độc mà con vật này tiết ra. Toàn thể năng lượng đều mang chất độc. Thế rồi những chất độc đó được mang vào trong thân thể bạn.
Và thịt đó mà bạn ăn thuộc vào thân thể con vật. Nó có mục đích đặc biệt ở đó. Một kiểu tâm thức đặc biệt tồn tại trong thân thể con vật. Bạn ở bình diện cao hơn tâm thức con vật, và khi bạn ăn thịt con vật thân thể bạn đi xuống bình diện thấp nhất, tới bình diện thấp hơn của con vật. Thế thì tồn tại lỗ hổng giữa tâm thức của bạn và thân thể bạn, và căng thẳng nảy sinh, và lo âu nảy sinh.
2. Chúng ta nên ăn những thứ tự nhiên
Người ta nên ăn những thứ tự nhiên như: Hoa quả, hạt củ, rau cỏ – ăn tùy nhiều sức bạn. Và cái đẹp là ở chỗ bạn không thể ăn những thứ này nhiều hơn mức cơ thể cần tới. Bất kì cái gì tự nhiên cũng đều làm cho bạn sự thỏa mãn, bởi vì nó thỏa mãn thân thể bạn, làm bão hòa bạn. Bạn cảm thấy được hoàn thành. Nếu cái gì đó phi tự nhiên nó không bao giờ cho bạn cảm giác hoàn thành. Cứ ăn mãi kem: bạn chẳng bao giờ cảm thấy rằng mình được thỏa mãn. Thực tế bạn càng ăn nhiều, bạn càng cảm thấy thích ăn hơn. Đấy không phải là thức ăn. Tâm trí bạn đang giở thủ đoạn. Bây giờ bạn không ăn theo nhu cầu thân thể; bạn đang ăn chỉ để thưởng thức nó. Cái lưỡi đã trở thành người kiểm soát.
Lưỡi không nên là người kiểm soát. Nó chẳng biết gì về dạ dày cả. Nó chẳng biết gì về thân thể cả. Lưỡi có mục đích đặc biệt phải hoàn thành: thưởng thức thức ăn. Một cách tự nhiên, lưỡi phải đánh giá, đó chỉ là một điều, thức ăn nào là dành cho cơ thể – cho thân thể tôi – và thức ăn nào không dành cho thân thể tôi. Nó chỉ là người coi cổng; nó không phải là ông chủ. Và nếu người coi cổng trở thành ông chủ, thế thì mọi sự sẽ bị lẫn lộn.
cách nấu các món chay đãi tiệc
cách nấu món chay hằng ngày
cách nấu các món chay thông thường
60 công thức nấu các món chay
cách nấu các món nước chay
tài liệu cách nấu món chay
cách nấu món chay ngon dễ làm
200 món ăn chay