Top 6 # Cách Nấu Nui Nước Lèo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Nước Lèo Hủ Tiếu

Bạn đang muốn mở quán hủ tiếu? Bạn có biết cách nấu nước lèo hủ tiếu ngon chính là yếu tố quan trọng nhất để có một bát hủ tiếu vừa lòng thực khách? Làm thế nào để có được bí quyết nấu nước lèo hấp dẫn, đúng vị?

Vậy thì tham gia lớp học nấu hủ tiếu, bạn sẽ được lĩnh hội tất cả những kiến thức, cách nấu nước lèo hủ tiếu ngon, đậm đà mà thanh vị để có được bát hủ tiếu ngon, hu hút thực khách, mang về doanh thu lớn cho quán ăn.

Tùy vào từng nơi mà cách nấu nước lèo nói chung và cách nấu nước lèo hủ tiếu nói riêng có đôi chút khác nhau. Nước lèo là tên gọi thân thương của người miền Nam và miền Tây khi nói về nước ăn cùng hủ tiếu, bún, phở… Trong khi đó, ở miền Bắc, người ta quen gọi là nước dùng. Cả nước dùng và nước lèo đều là một, chỉ khác nhau về cách gọi theo vùng miền mà thôi. Cho nên, đôi lúc ta vẫn thường nghe người thì nói “cho xin thêm chén nước lèo” hoặc “tôi muốn một bát nước dùng nữa” là vì thế. Những người kinh doanh cần nắm rõ điều này để biết được mong muốn, yêu cầu của thực khách.

Kinh nghiệm để mở quán hủ tiếu nhờ nồi nước lèo ngon

Tuy nhiên, để có được lượng khách lớn, ổn định mỗi ngày như vậy, đòi hỏi quán hủ tiếu phải có bí quyết giữ chân khách hàng. Và cách nấu nước lèo, nước dùng ngon chính là câu trả lời của đại đa số các chủ quán. Nước lèo ngon ngọt, thanh vị mà đậm đà, cả bát hủ tiếu sẽ ngon, khách ăn không ngán, hết cả nước lẫn cái. Nước lèo dở, nhạt nhẽo, đục ngầu… ít ai có thể đủ kiên nhẫn ăn hết một bát hủ tiếu. Và nhìn vào lượng khách ra vào ta cũng có thể đoán được món ăn của quán đó có hấp dẫn, chất lượng hay không.

Ngoài ra, những kiến thức và kinh nghiệm về cách chọn địa điểm, mặt bằng mở quán sao cho đông khách, thuận lợi cho việc kinh doanh và phù hợp với số vốn của bạn cũng sẽ được thầy cô chia sẻ ngay trong lớp học. Sau buổi học, đảm bảo bạn nắm vững được tất cả những kiến thức tổng quan về cách nấu hủ tiếu mở quán, đặc biệt là nấu nước lèo thanh vị, ngọt trong, đậm đà thật khác biệt.

Cách Nấu Bún Nước Lèo Chay

Bước 1: Chọn mua nguyên liệu

– Bún tươi.

– Tàu hũ non hoặc tàu hũ chiên (tùy ý).

– 1 củ sắn to.

– 1 củ su su.

– Nấm rơm + nấm đông cô tươi.

– Củ cải trắng + củ cải đỏ.

– Rau tần ô.

– 1 chai nước mắm chay + hạt nêm chay + đường + muối + dầu ăn + tiêu + ớt + hẹ + rau ngò.

Bước 2: Làm sạch và chuẩn bị nguyên liệu

– Củ sắn, su su, củ cải trắng, củ cải đỏ: bào vỏ, rửa sạch, cắt cục vừa ăn.

– Nấm rơm, nấm đông cô tươi: gọt bỏ phần đất và phần cuống nấm, rửa thật sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra, để ráo.

– Rau tần ô: lặt khúc vừa ăn, rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng.

– Tàu hũ: cắt cục vừa ăn.

– Hẹ rửa sạch, cắt khúc 2cm.

– Nước mắm chay nguyên chất bỏ thêm nhiều ớt cắt lát.

Bước 3: Chế biến

– Bắc nồi lên bếp (nồi to một chút cho dễ nấu), đun 2 lít nước với lửa lớn.

– Nước sôi, bỏ củ sắn + củ cải đỏ + củ cải trắng + su su vào, chờ sôi dạo lại rồi vặn lửa liu riu, hầm từ từ cho ra nước ngọt. Bạn có thể bỏ củ cải trắng và su su vào sau vì 2 loại này nhanh mềm hơn.

– Hầm đến khi thấy các loại củ có độ mềm vừa phải (đừng để rục quá không ngon nữa), sau đó thêm nấm rơm và nấm đông cô vào, chờ sôi cho nấm chín.

– Cho tàu hũ vào cuối cùng, tránh khuấy mạnh làm nát tàu hũ. Nêm vào nồi nước lèo một ít nước mắm chay + muối + hạt nêm chay + đường, nếm lại thấy vừa ăn là được.

– Chờ nồi nước lèo sôi dạo lại lần cuối rồi tắt bếp.

Bước 4: Thưởng thức

– Cho bún tươi vào tô, chan nước lèo nóng hổi lên trên, rắc thêm hẹ, ngò và tiêu.

– Rau tần ô trụng qua nước sôi cho chín, ăn kèm với bún.

– Thêm chén nước mắm ớt chay để nêm vào tô bún hoặc chấm các loại nấm và rau củ, ăn rất ngon.

MÈO ĐEN

Học Cách Nấu Bún Nước Lèo Trà Vinh

Mô tả

Mô tả khóa học

Nguyên liệu nấu bún nước lèo Trà Vinh:

* Mắm bò hóc (Prohoc) 200gr

* Cá lóc bông 2.5kg

* Xương heo 2kg

* Tôm tươi 500gr

* Bún tươi 2kg

* Thịt heo quay 800gr

* Hành tím 100gr nướng, 100gr phi

* Mỡ nước 1 chén

* Ngải bún 100gr (đây là loại củ họ gừng, riềng, mảnh mai bằng ngón tay trỏ màu vàng nâu (50gr nướng, 50gr băm nhỏ)

* Ớt sừng cắt lát 1 chén

* Ớt hiểm xanh 1 chén (để làm muối ớt)

* Sả băm 1 muỗng

* Sả cây 5 cây đập giập

* Dừa tươi 1 trái

* Rau muống chẻ, bắp chuối hột bào mỏng (ngâm nước chanh pha loãng cho trắng), cọng súng chẻ mỏng ngâm nước, rau răm, giá sống, hẹ, húng cây, húng lủi hoặc các loại rau ăn kèm lẩu mắm.

* Gia vị: muối hột, đường phèn, bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu, chanh tươi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

* Xương heo rửa sạch, chần qua nước sôi + muối, rửa xương sạch lại lần nữa, để ráo.

* Cá lóc làm sạch, ướp với 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu chừng 10 phút sau đó đem hấp chín, gỡ bỏ xương và da, 2/3 cá bẻ miếng to 3 – 4 cm, xếp ra dĩa, 1/3 số cá còn lại tán nhỏ. Xương và nước hấp cá cho vào nồi nấu nước dùng.

* Tôm rửa sạch, 1/2 rang với ít muối rồi giã giập để nấu nước dùng. Hành tím nướng, bóc vỏ, đập dập. Ngải bún bạn cũng rửa sạch rồi đập dập. 1/2 luộc để ăn cùng bún.

* Thịt quay bạn cũng cắt miếng vừa ăn.

Bước 2: Nấu nước dùng

* Nấu mắm bò hóc: cho mắm cùng 2 chén nước dừa tươi, 1 miếng ngải bún nướng đập dập vào nồi, bắc lên bếp nấu cho mắm tan ra, lược bỏ xương.

* Nước lèo Trà Vinh: sau khi nấu xong, bạn hòa phần nước dùng đã nấu cùng nước mắm bò hóc vào chung 1 nồi, khuấy đều rồi bắc lên bếp đun sôi lại. Nêm thêm muối hột, đường phèn, hạt nêm cho vừa miệng.

* Đối với lượng cá lóc tán nhỏ lúc nảy, bạn bắc chảo lên bếp, cho mỡ nước vào đun sôi rồi phi hành tím, ớt băm, phần ngải bún còn lại cho thơm rồi cho cá vào xào, thêm khoảng 500ml nước lèo cho sánh, hớt bọt, nêm lại cho vừa miệng.

Bước 3: Trình bày bún nước lèo Trà Vinh

* Chần bún tươi bằng nước sôi để bún nóng và bớt chua. Cho bún vào tô, mỗi phần khoảng 100 – 150gr bún, xếp miếng cá lóc to lên trên, chan nước dùng ngập bún, chan phần nước cá lóc tán nhỏ lên, thêm hành, hẹ, hành phi, thịt quay, tôm luộc rắc tiêu cho thơm. Ăn bún kèm rau ghém, chanh ớt, muối ớt xanh.

Cách Nấu Nước Lèo Hủ Tiếu Ngon Để Bán

Mở quán hủ tiếu kinh doanh đang là một trong những hình thức thu hút nhiều người hiện nay vì dễ dàng ổn định cuộc sống, thu lợi nhuận tốt. Rất nhiều người tìm kiếm cách nấu nước lèo hủ tiếu để bán với mong muốn có được bí quyết nấu nước dùng đậm đà, lôi cuốn, hấp dẫn thực khách.

Với người miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn, hủ tiếu có lẽ đã trở thành món ăn quen thuộc như một nét văn hóa ẩm thực nơi đây. Những ai sống ở Sài Gòn hầu như cũng đã từng ăn món hủ tiếu với hương vị dân dã mà cuốn hút, giản dị mà để lại dư vị khó quên. Từ các quán cóc bình dân, các xe hủ tiếu gõ lóc cóc những đêm khuya trên từng ngõ hẻm, đường phố đến các nhà hàng sang trọng, người ta vẫn có thể gọi một tô hủ tiếu vừa túi tiền rồi thưởng thức ngon lành.

Cách nấu nước lèo hủ tiếu ngon đậm vị

Nguyên liệu

Xương ống hoặc xương cổ heo: 2kg

Giò heo: 1 cái

Thịt nạc vai heo bằm nhỏ: 500g

Sườn heo, cắt miếng vừa ăn: 1 kg

Mực khô lớn: 3 con, rang vàng

Tôm khô (loại nhỏ) rửa sạch: 200g

Củ cải trắng: 1 củ

Hành tây: 1 củ

Hành lá: 1 bó

Chanh, giá, tương ớt, ớt ngâm chua

Sợi hủ tiếu

Tóp mỡ, hành phi

1 sợi củ cải muối loại màu nâu đậm

Đường phèn, bột ngọt, tiêu, muối

Các bước thực hiện:

Sơ chế nguyên liệu:

Đem xương ống rửa sạch, luộc sơ rồi rửa lại lần nữa. Sau đó cho xương vào nồi, đổ nước ngập mặt xương khoảng hơn 2 đốt ngón tay, thêm 1 thìa cà phê muối vào, đun sôi và ninh xương. Trong quá trình ning, thường xuyên hớt bọt nổi lên bỏ đi và để lửa vừa. Xương bỏ vào đun sôi chừng 10-15 phút, vớt bọt liên tục rồi hạ lửa nhỏ riu riu để ninh trong 2-3 tiếng.

Sườn heo, giò heo rửa sạch, cắt miếng vừa ăn rồi cho vào nồi luộc. Nấu tỉ lệ xương và nước là: 1:3 (gia giảm lượng nước tùy ý).

Cho tôm khô vào giỏ kim loại nấu trong nồi nước dùng cho thơm, khoảng tiếng thì vớt ra để ráo. Sau đó đem tôm chiên cho vàng rụm, nêm thêm chút tiêu, muối, bột ngọt vừa ăn.

Hành tây rửa sạch bổ múi cau; củ cải trắng rửa sạch, cắt khúc; củ cải muối, khô mực nướng, tôm khô đem cho tất cả vào nồi nước lèo. Sau đó đun đợi sôi trở lại và tiếp tục vớt bọt.

Nấu lước lèo:

Nêm gia vị muối, đường phèn, bột ngọt, nước mắm vào nồi nước hầm. Để lửa riu riu khoảng 3 tiếng, không nên hầm xương quá lâu sẽ khiến nước dùng có mùi hôi.

Thịt heo xay cho vào nồi nhỏ, thêm chút cải bắc thảo, tiêu, bột ngọt, muối, trộn đều rồi nấu sôi trong khoảng 5 phút là được. Xào sao cho thịt săn và vừa ăn thì tắt bếp.

Trong cách nấu nước lèo hủ tiếu để bán, bí quyết quan trọng nhất là phải tự phi hành tím khi thắng mỡ heo lấy dầu, như vậy mới tạo được mùi thơm và vị ngọt tự nhiên đặc trưng của nước lèo hủ tiếu.

Nêm nếm cho 80 lít nước lèo với tỉ lệ gia vị như sau: 1kg bột ngọt, 50g hạt nêm, 500g muối, 500g đường phèn.

Cách thắng tóp mỡ cho món hủ tiếu ngon

Muốn thắng tóp mỡ giòn cũng cần có những bí quyết riêng. Tóp mỡ cần luộc lên, xắt nhỏ, có độ lớn khoảng bằng hạt bắp. Làm thế sẽ giúp cắt mỡ nhanh hơn so với cắt mỡ sống.

Khi thắng tóp mỡ nên cho lửa lớn đảo đều cho tóp mỡ săn lại, đây chính là bí quyết để tép mỡ giòn béo, ngon.

Sau đó hạ lửa nhỏ lại, chiên trong lửa liu riu đến khi tép mỡ vàng. Khi mỡ đã đủ nóng và vàng ta cho tiếp vài tép tỏi vào.

Khi tóp mỡ vàng chúng ta nên cho thêm một ít muối, điều này giúp tóp mỡ cứng lại, giòn tan.

Không có tóp mỡ, món hủ tiếu sẽ giảm đi rất nhiều sự thơm ngon vốn có.

Cách trụng bánh hủ tiếu gõ đúng cách

Lấy một chiếc nồi nhỏ, trong đó để nước lèo vừa ăn, và có vị hơi đạm hơn chút so với bình thường. Việc đó đảm bảo khi ta cho hủ tiếu và giá vào nước sẽ nhạt đi, khi đó sẽ vừa miệng. Múc khoảng nữa nồi nhỏ nước lèo, sau đó đun thật sôi.

Chuẩn bị thêm một nồi thứ 2 bạn múc nữa nồi nước và nấu sôi dành cho việc trụng bánh. Bạn nên trụng bánh theo từng tô để hủ tiếu có thể nóng hơn.

Sau khi trụng bánh bạn để tất cả các nguyên liệu như hướng dẫn ở trên vào tô rồi chế nước dùng.

Sau khi trụng hủ tiếu, bạn nên xốc vài cái mạnh trong nồi nước để hủ tiếu bớt nước, khô hơn, tránh để nước trụng làm tô hủ tiếu của bạn bị nhạt.

Cho thêm hành phi, tóp mỡ và trộn đều. Tiếp đến cho thêm thịt bằm, thịt, tôm, sườn, lòng heo, trứng cút, hoặc giò heo tùy theo khẩu vị của khách vào tô.

Múc vá nước lèo đang sôi cho vào tô, vừa ngập tô hủ tiếu, rắc tiêu, hành, giá hẹ… Ngoài ra bạn cần thêm tóp mỡ, hành phi vào tô.

Nước lèo cần ngập đủ để khách hàng có thể thêm rau, nếu ít quá tô hủ tiếu sẽ bị khô lại, sẽ không còn ngon nữa.

Rau và gia vị là điều cần thiết, bạn nên chuẩn bị các loại rau thơm, ngò, chanh ớt, nước tương, tương ớt, nước mắm… Chúng cần được bày sẵn trên bàn để thực khách có thể dùng.