Top 5 # Cách Nấu Trà Sữa Trân Châu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Trà Sữa Trân Châu Để Bán

Chẳng còn xa lạ gì với món thức uống trà sữa cực kì hot trong những năm gần đây ở Việt Nam nữa đúng không? Với muôn vàn hương vị độc đáo cùng một loạt sự xuất hiện của các topping thú vị, nó đã khiến rất nhiều người trở thành tín đồ của món đồ uống phổ biến này, đặc biệt là giới trẻ. Họ sẵn sàng bỏ ra vài chục nghìn chỉ để mua một ly trà sữa.

Vì vậy mà càng ngày càng nhiều quán trà sữa được mở ra bán, kể đến như Gong Cha, Koi, Bobabop, Phúc Long, Toco Toco, Dingtea, Royal Tea, Heekaa…Nhiều người cùng mở quán trà sữa với thương hiệu nhà làm, giá thành rẻ hơn, nhưng chất lượng thì vẫn chưa được kiểm chứng.

Vì vậy để trà sữa “handmade” chiến thắng được một loạt các thương hiệu trà sữa lớn trên thị trường là không hề dễ dàng. Nắm được nhu cầu đó, nên hôm nay Mâm Cơm Việt sẽ chia sẻ một vài bí quyết trong cách làm trà sữa trân châu để bán chạy nhất của những cửa hàng, hi vọng giúp được những bạn đang muốn kinh doanh món đồ uống được yêu thích này.

Nguồn gốc của trà sữa là đâu?

Trà sữa (tên gọi dài dòng hơn là trà sữa trân châu) có nguồn gốc từ Đài Loan, chính thức được ra mắt và phát triển vào năm 1980. Là loại thức uống đặc biệt được pha chế từ trà xanh hoặc trà đen kết hợp cùng sữa, kem và thêm hạt trân châu hoặc các loại thạch khi thưởng thức, trà trân châu được phân thành 2 loại chính là trà hoa quả và trà sữa.

Cho đến ngày nay, bên cạnh Đài Loan, trà sữa trân châu vẫn phổ biến nhất ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore,… Ngoài ra thì ở châu Âu, Canada hay Hoa Kỳ cũng đang dần du nhập loại đồ uống này.

Ở Việt Nam, trà sữa xuất hiện trong khoảng đầu những năm 2000, dần dần tạo nên trào lưu, khiến nhiều người trở thành “fan cuồng” của nó. Vì vậy nó rất được nhiều người đầu tư để phát triển kinh doanh. Bên cạnh hương vị, các quán trà sữa còn đang thực sự chú trọng vào việc bài trí nội thất cũng như nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Bởi với mới nói, trà sữa đang thực sự tạo nên một thời đại mới thay thế những cửa hàng café truyền thống.

Những lo ngại về hạt trân châu có nguồn gốc độc hại.

Hạt trân châu được làm từ bột năng hoặc bột sắn tạo nên độ dai và thơm ngon , cùng với các loại phẩm màu và một số nguyên liệu phụ khác để biến tấu ra nhiều loại trân châu có màu sắc khác nhau. Sau khi đun sôi khoảng nửa tiếng, hạt sẽ chín hoàn toàn, nở ra và có được độ dẻo nhất định. Sau khi đun, hạt này được làm lạnh khoảng 30 phút tiếp theo trước khi được cho vào nước đường hay mật ong để sử dụng cùng trà sữa.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều tin đồn về xuất xứ cũng như thành phần có trong hạt trân châu độc hại. Bởi thế mà nghi vấn về việc hạt trân châu được làm từ lốp xe cũ hay đế giày da đã sử dụng là có thể xảy ra. Vì vậy, những hạt trân châu này sẽ có khả năng bị tích tụ trong dạ dày, gây khó tiêu và có thể bị dồn ứ ở đây gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khiến nhiều người không an tâm khi sử dụng.

Ngoài ra thì những tin đồn về thành phần có trong trà sữa cũng làm người sử dụng nghi ngại. Theo đó thì trà sữa nhưng lại không hề có trà hay sữa mà chỉ được pha chế bởi các chất phụ gia, chất tạo màu độc hại. Ngoài ra thì còn có một số thông tin cho rằng nhiều nơi hiện nay đã sử dụng tinh trà thay thế cho trà xanh hay trà đen, loại tinh trà này có mùi vị giống hệt lá trà thế nhưng lại chưa những chất không tốt.

Điều này khiến cho nhiều người lo ngại khi mua những ly trà sữa nhà làm, không có danh tiếng, nhiều phụ huynh cấm cản không cho con em mình uống trà sữa. Vì vậy, việc tìm hiểu và có thể biết được cách làm trà sữa trân châu để bán hàng của các thương hiệu trà sữa uy tín hiện nay, bạn sẽ có thể yên tâm thưởng thức hơn và chia sẻ bạn bè cùng biết.

Cách làm trà sữa trân châu để bán thơm ngon mê ly, đảm bảo chất lượng

1. Cách làm trân châu

Nguyên liệu

Bột năng: Bạn có thể tìm mua dể dàng ở các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị với mức giá tương đối rẻ.

Bột cacao: Bạn có thể dễ dàng tìm mua được bột cacao được bán ở những cửa hàng chuyên nguyên liệu cửa hàng làm bánh.

Đường tinh luyện: Chọn loại đường cát, trắng và đảm bảo vệ sinh. Bạn cũng có thể thay thế bằng mật ong để làm tăng vị ngọt và sánh nếu thích.

Chế biến

– Đổ nước nóng vào tô rồi dùng nhào bột cho thật kĩ. Chú ý đây là bước quan trọng nhất để có được một thành phẩm ưng ý. Trong quá trình nhào bột, bạn sẽ cân được lượng nước phù hợp để bột có độ dẻo phù hợp, không quá khô và cũng không quá nhão.

– Nếu bột bị khô, bạn có thể thêm nước và ngược lại, nếu cho nước quá tay khiến bộ bị ướt thì hãy cho thêm bột năng. Bột đã nhào xong thì để bột nghỉ trong khoảng 15 – 20 phút cho bôt nguội, dùng tay nặn bột thành những viên nhỏ.

– Lưu ý là trước khi nặn, bạn nên xoa lòng bàn tay mình với một chút bột năng để trong quá trình nặn không bị dính.

– Bắc một nồi nước lên bếp, vặn to lửa tới khi nước sôi thì thả hết trân châu vào nồi nấu cho tới khi hạt trân châu nổi lên. Chú ý là trong khi nấu luôn phải cùng đũa hoặc muôi đảo thật đều cho trân châu không bị dính.

– Chuẩn bị một bát nước đường hoặc mật ong tùy sở thích và điều kiện. Ngay sau khi hạt trân châu nổi lên, dùng muôi lỗ vớt hạt rồi thả luôn vào bát nước đường. Để ngâm như vậy trong khoảng 10 phút là hạt trân châu đã nguội, ngấm vị ngọt và sẵn sàng được sử dụng.

2. Cách làm trà sữa

Nguyên liệu

Bạn có thể dùng lá trà khô hoặc trà túi lọc (tùy sở thích). Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian mà vẫn có được nhiều hương vị trà hơn thì bạn nên sử dụng trà túi lọc. Bạn có thể lựa chọn mua ở các siêu thị để đảm bảo nguồ gố cũng như chất lượng.

Đá lạnh

Cách pha chế

– Cho trà túi lọc vào một âu lớn, số lượng trà túi lọc phụ thuộc vào lượng trà mà bạn muốn pha. Đổ nước sôi vào âu và chờ trong khoảng 3 – 5 phút cho tra tan hẳn. Sau khi trà đã tan hẳn thì lấy phần nước trà và bỏ đi túi lọc.

– Cho vào trà một lượng sữa nhất định tùy vào khẩu vị cũng như sở thích của bạn. Tuy nhiên, để trà sữa được đậm đà nhất, bạn nên pha hơi đậm một chút vì khi uống sẽ cho thêm đá và các loại topping.

– Khuấy đều và nếm thử cho tới khi ưng ý nhất. Lần lượt cho trà sữa đã pha, trân châu và đá lạnh vào một bình lắc bằng inox. Lắc thật mạnh và đều tay để các nguyên liệu được tan đều và hòa quyệt vào nhau.

– Đổ trà sữa ra cốc. Bạn có thể trang trí ly trà sữa của mình bằng ống hút nhiều hình dáng xinh xắn hay một chiếc thìa với màu sắc độc đáo.

Ví dụ như pha thêm các loại trà hoa quả, hay cho cả miếng hoa quả tươi vào cốc trà vừa giúp bạn trang trí vừa khiến người uống có cảm giác thanh mát và chất lượng hơn.

Tất cả những hướng dẫn cách làm trà sữa trân châu để bán trên là bí quyết mà mình đã học được và muốn chia sẻ cho các bạn. Hi vọng phần nào giúp bạn có thể làm ra được những ly trà sữa thơm ngon, đảm bảo chất lượng.

Kinh doanh không hề dễ dàng, thế nhưng nếu bạn thật sự khao khát, ham học hỏi và không ngừng sáng tạo thì mọi thứ đều nằm trong khả năng của chính bạn.

Hướng Dẫn Nấu Trân Châu Cho Quán Trà Sữa

– Trân châu sống: trong bài mình sử dụng trân châu caramel Andes

– Nồi to để nấu trân châu.

– Vợt lọc inox

– Đường hạt nâu

– Mật ong

HƯỚNG DẪN NẤU

1. Cắt túi trân châu sống, lấy đủ lượng trân châu cần nấu.

2. Chuẩn bị một nồi nước, lượng nước chuẩn bị tương ứng với lượng trân châu là 1 phần trân châu thì chuẩn bị 3 phần nước (các bạn dùng dụng cụ để đong phần, ví dụ 1 bát trân châu thì 3 bát nước chứ không phải 1kg trân châu thì 3kg nước)

3. Đun nước bằng lửa to để nước sôi nhanh

4. Khi nước đã sôi, giữ nguyên bếp lửa to và thả trân châu vào.

5. Sau khi thả trân châu vào nấu tiếp bằng lửa to khoảng 1 phút.

6. Sau đó đậy nắp nồi và giảm nhỏ lửa đủ để giữ nước trong nồi lăn tăn sôi. Đun như vậy trong vòng 20 phút, sau đó tắt bếp và để nguyên nồi không mở nắp và cứ ngâm trân châu trong nồi tiếp 20 phút.

7. Sau đó đổ trân châu ra giá lọc, để lọc lấy trân châu, còn nước sẽ thoát đi.

8. Sau đó xả nước lạnh (nước máy) vào trân châu. Bước này rất quan trọng, việc xả nước lạnh vào trân châu sẽ giúp hạt trân châu vừa nấu nguội nhanh, bớt nhờn và không bị dính vào nhau. Có thể dùng tay hoặc thìa để vừa xả nước vào trân châu vừa đào trân châu trong giá lọc để trân châu nguội đều cũng như bong hết lớp chất nhờn.

9. Sau khi xả nước, đổ trân châu từ giá lọc vào một bát nước đá. Bước này sẽ giúp trân châu gặp lạnh se lại giúp trân châu dẻo dai hơn cũng như để các hạt trân châu không bị dính vào nhau sau khi nấu.

10. Ngâm các hạt trân châu trong bát nước đá trong 2 phút.

11. Đổ trân châu từ bát nước đá vào giá lọc, để lọc lấy các hạt trân châu và để trong giá lọc tầm 5 phút để ráo nước. Vậy là đã sơ chế xong trân châu.

12. Đổ trân châu từ giá lọc vào bát/ hộp bảo quản. Sau đó cho một lượng vừa mật ong và đường hạt nâu vào để trộn đều với trân châu.

Mật ong và đường hạt nâu sẽ giúp bảo quản trân châu, cũng như giúp trân châu đậm đà hơn. Mật ong chỉ cần cho ít, đủ để sau khi trộn tạo ra một lớp bao quanh mỏng các hạt trân châu.

Chú ý không cho nước đường vì tỉ lệ đậm đặc của nước đường không cao bằng mật ong, bảo quản lâu trân châu sẽ dễ bị ngậm nước trở lại.

CÁC CHÚ Ý:

– Nếu các bạn sử dụng loại trân châu khác, thì thời gian đun sôi ở bước 5 và thời gian ngâm trân châu trong nồi kín sau khi đã đun sôi cần điều chỉnh thay đổi để phù hợp với loại trân châu các bạn sử dụng.

Ở bài hướng dẫn trên sử dụng trân châu vị caramel thương hiệu Andes thì thời gian đun sôi nhỏ lửa là 20 phút và sau đó ngâm trong nồi 20 phút tiếp.

Đối với một số loại trân châu khác có kích thước nhỏ hơn các bạn cần giảm thời gian này đi. Ví dụ đối với trân châu mini thì thời gian đun sôi nhỏ lửa là 10 phút sau đó ngâm trong nồi 10 phút tiếp.

– Chú ý thứ 2 là bước sơ chế xả nước lạnh vào trân châu sau khi đổ từ nồi ra rất quan trọng, nó giúp loại bỏ chất nhờn của hạt trân châu đã nấu xong.

– Chú ý thứ 3 là ngâm trân châu trong nước lạnh giúp tăng độ dai của trân châu.

Cách Làm Bánh Kem Trà Sữa Trân Châu Phô

Tụi mình (SD team) “âm mưu” thử chiếc bánh này từ khá lâu rồi, từ hồi mà ở Đài Loan bắt đầu rộ lên món bánh này cơ. Lý do ư? Một người vừa thích trà sữa, vừa thích bánh, sao có thể bỏ qua một món ăn có thể kết hợp tất cả các sự ngon của cả hai món này cơ chứ? Hơn nữa mình vốn cũng thích những kiểu bánh đơn giản nhưng ngon miệng thế này, không cần quá cầu kì các công đoạn trang trí, mà khi ăn vẫn cảm thấy “cực kì sung sướng”, không chỉ ở vị giác mà còn cả ở nhãn quan. Ai lại có thể không mê mẩn khi nhìn thấy dòng kem trà sữa thơm phức mùi trà quyện trong hương vị của kem phô-mai trào ra từ giữa bánh rồi hoà quyện vô cùng hoàn hảo với cốt bánh êm như mây, nhẹ như bông của chiffon nhỉ?

CÁCH LÀM BÁNH KEM TRÀ SỮA TRÂN CHÂU PHÔ-MAI

A. Phần cốt bánh chiffon trà đen

B. Phần trân châu đường đen

Làm nóng lò nướng ở 160°C, hai lửa

1. Ngâm phần lá trà với 30 ml nước sôi, để nguội

Lưu ý: Mình muốn cho cả lá trà vào bánh, vừa để mùi trà thơm rõ hơn, hơn nữa nhìn lá trà lẫn trong bánh rất lạ và thú vị, vì thế nên lá trà cần nghiền nhỏ. Nếu bạn nào không thích lá trà có thể ngâm trà sau đó bỏ bã đi hoặc ngâm túi trà lọc

2. Cho lòng đỏ và 10 gram đường vào âu, đánh đến khi lòng đỏ chuyển màu vàng nhạt

3. Cho dầu ăn, sữa tươi và phần nước và bã trà ngâm vào khuấy đều đến khi hòa quyện, không còn vết dầu.

4. Rây bột vào âu, trộn đều tới khi hỗn hợp mịn mượt, không vón cục.

5. Đánh lòng trắng với muối và cream of tartar và đường tới khi bông cứng (cụ thể trong video)

6. Lấy ¼ lòng trắng cho vào âu lòng đỏ trộn đều, thoải mái để hỗn hợp lòng đỏ nhẹ bớt. Thêm ⅓ số lòng trắng còn lại, dùng phới dẹt và trộn theo kĩ thuật fold đến khi hòa quyện, trộn nhẹ tay, tránh làm vỡ bọt khí. Làm tương tự với 2 phần lòng trắng cuối cùng (cụ thể cách trộn xem trong video).

7. Đổ bột từ độ cao 10 – 15 cm cách mặt khuôn để bột chảy từ từ vào khuôn, làm vỡ bớt các bọt khí lớn. Sau khi đổ hết bột, đập khuôn vài cái xuống bàn, lắc nhẹ cho bột dàn đều.

8. Nướng bánh ở 150 – 155°C trong 55 – 60 phút, đặt khuôn ở rãnh cuối cùng trong lò (sao cho khuôn ở chính giữa lò), nhiệt độ và thời gian nướng có thể thay đổi tùy theo lò. Lấy bánh ra khỏi lò khi mặt bánh nâu vàng, ấn nhẹ bánh lập tức đàn hồi.

9. Thả cho khuôn bánh rơi từ độ cao 30 cm xuống mặt bàn khoảng 2 – 3 lần cho hơi ẩm thoát ra ngoài, úp ngược khuôn xuống rack hong bánh kê cao và để nguội hẳn trong 1 – 2 giờ.

B. Cách làm trân châu đường đen

2. Sau khi trân châu chín, vớt ra bát, cho 40 gram đường đen vào đảo đều. Để ngấm ở nhiệt độ phòng, không cho vào tủ lạnh.

C. Cách làm kem trà sữa

1. Cho lòng đỏ và đường vào âu, đánh đều cho tới khi lòng đỏ chuyển màu vàng nhạt

2. Rây bột ngô vào và khuấy đều tới khi hỗn hợp mịn mượt

3. Cho sữa và lá trà đen và nồi, đun ở lửa nhỏ tới khi sữa gần sôi. Khuấy đều cho sữa nguội bớt ( sữa ở trạng thái ấm nóng). Đổ sữa vào âu trứng, vừa đổ vừa khuấy đều.

Lưu ý: Ở bước này mình đun sữa nóng hơn bình thường làm nhân custard một chút, sau đó để nguội bớt đễ có đủ nhiệt độ và thời gian cho lá trà nở và tạo ra vị hồng trà.

4. Lọc hỗn hợp qua lây vào nồi, đun ở lửa nhỏ nhất, vừa đun vừa khuấy đều đến khi hỗn hợp sệt lại

5. Đổ ra bát, dùng nilon bọc thực phẩm bọc sát mặt kem để kem không bị khô và tạo màng, để nguội

6. Đánh 50 gram kem tươi tới khi bông mềm, đổ kem custard vị trà (lúc này đã nguội) vào âu kem tươi, fold đều, để vào tủ lạnh tới khi cần dùng

D. Phần kem phô-mai

1. Cho sữa tươi, bơ, đường và muối vào nồi, đun ở lửa nhỏ nhất đến khi sữa ấm nóng, bơ chảy hết

2. Cho creamcheese đã để mềm ở nhiệt độ phòng vào nổi, dùng phới lồng khuấy đều đến khi creamcheese tan hết, hòa quyện hoàn toàn vào sữa và bơ, nếm thử và bổ sung thêm đường hoặc muối cho vừa khẩu vị. Để nguội

3. Đánh kem tươi đến gần bông mềm, đổ hỗn hợp sữa và phomai (đã nguội hoàn toàn), fold đều. Để âu kem vào tủ lạnh đến khi cần dùng

E. Hoàn thiện

1. Khi chiffon đã nguội hoàn toàn, gỡ bánh ra khỏi khuôn

2. Lần lượt cho một lớp kem trà sữa rồi đến một lớp trân châu vào phần lỗ giữa của bánh, làm lần lượt tới khi đầy lên thành bánh (mình làm 2 lớp trân châu và 3 lớp kem trà sữa)

3. Đổ phần kem cheese lên mặt trên cùng của bánh, dùng thìa hoặc dao chà láng dàn đều khắp mặt bánh, cho lớp kem chảy nhẹ nhàng xuống một phần thành bánh. Cuối cùng cho số trân châu còn lại lên mặt bánh

Lưu ý: Trân châu cho vào tủ lạnh sẽ bị cứng, nên nếu không ăn hết thì có thể gạt trân châu ra, khi nào ăn lại sẽ luộc trân châu mới.

Cách Làm Trà Sữa Trân Châu Truyền Thống Tại Nhà

Trà Sữa Là Gì? Nguồn Gốc Trà Sữa Trân Châu

Trà sữa trong tiếng Anh được gọi là bubble tea, pearl milk tea, boba milk tea, boba juice… Là thức uống được pha chế từ trà xanh hoặc trà đen, có nguồn gốc từ Đài Loan, trà sữa trân châu ra đời đầu tiên vào những năm 1980. Đặc điểm của trà sữa, khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt, cùng hình dáng những viên trân châu đen tròn như những quả bong bóng lơ lửng… là giải thích cho tên gọi “bubble tea”.

Để kể về hành trình trà sữa trân châu ra đời có lẽ là một câu chuyện dài. Thế nhưng chúng ta đều biết rằng thức uống này bắt nguồn từ Đài Loan. Sau này, thức uống xuất hiện trên đài truyền hình của Nhật Bản đã tạo nên cơn sốt đồ uống lúc bấy giờ. Hiện nay, trà sữa trân châu đã có mặt trên khắp thế giới, kể cả Mỹ, Canada, Úc… trong đó có Việt Nam.

Cách Làm Trà Sữa Trân Châu Truyền Thống, Thơm Ngon Tại Nhà

Nguyên Liệu Làm Trà Sữa Trân Châu Đen Từ Milo

120gr hồng trà

300gr đường cát

80gr đường phèn

600gr bột sữa

140gr bột năng

5gr bột milo

20gr bột gạo

Đá viên

Dụng cụ pha trà sữa: bình to, ly, chai thủy tinh, shaker, thìa, nồi nấu, bát sạch…

Cách Pha Trà Sữa Trân Châu Đen

+ Cách Nấu Trà Sữa

Bước 1: Hướng dẫn ủ trà

Ngâm trà vào nước sôi đun sẵn 90 độ C khoảng 15 phút cho ra trà. Sau đó, bỏ bả trà đi và lấy nước cốt trà.

Thành phần một ly trà sữa khoảng 5gr trà, ủ trong nước sôi 90 độ C

Bước 2: Cách pha trà sữa đúng cách

Khi trà sữa đã tan đều thì bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản từ 2 – 3 tiếng sau và pha chế tiếp, lúc này trà sữa sẽ có vị béo hơn.

+ Cách Làm Trân Châu Đen Từ Bột Milo

Bước 1: Tạo bột làm trân châu

Bạn cho 140gr bột năng + 20gr bột gạo vào tô, trộn đều. Sau đó, múc ra khoảng 2 muỗng bột đã trộn để làm bột áo (bột xoa bên ngoài), tiếp theo cho 5gr bột milo + 20gr đường trắng vào phần bột còn lại, trộn đều.

Ngâm nước đường hoặc mật ong để bảo quản trân châu không bị cứng

Bước 2: Cách nhào bột dẻo mịn

Rót từ từ một ít nước nóng vào bột, bạn liên tục dùng muỗng trộn đều. Sau khi bột nguội, bạn nhồi bột thành khối đồng nhất, dẻo mịn và nặn bột thành những viên hình tròn, nhỏ. Sau đó, dùng bột áo xoa đều bên ngoài viên bột để trân châu khi nấu không bị dính vào nhau. Lưu ý, nếu bột còn ướt, bạn cho thêm một ít bột áo và tiếp tục nhào bột cho mịn.

Bước 3: Cách nấu trân châu

Đun sôi nước trong nồi, bạn cho các viên trân châu đã nặn vào nồi nấu cho đến khi chúng nổi lên trên mặt nước và trở thành màu đen bóng. Trân châu chín, bạn vớt ra thả vào nước lạnh để làm nguội và chống dính. Ngâm trân châu với nước đường (được nấu) hoặc mật ong để trân châu không bị cứng.

Chú ý: Không bảo quản trân châu ngâm trong tủ lạnh, vì sẽ làm trân châu bị cứng. Hỗn hợp nước đường cũng rất quan trọng, tránh ngâm nước đường quá nhạt vì khi cho vào trà sữa, trân châu sẽ không có vị ngọt.

Thực Hiện Pha Chế Trà Sữa

Lấy trà sữa trong tủ lạnh ra, rót trà sữa vào ly, cho thêm đá và trân châu, khuấy nhẹ là bạn đã có ngay món trà sữa trân châu đen ngọt mát, tuyệt ngon.

Nền trà sữa truyền thống có thể pha chế đa dạng hương vị khác

Ngoài ra, để tăng thêm hương vị hấp dẫn của món thức uống này, bạn rót trà sữa vào bình shaker, cho thêm đá viên và lắc đều trong khoảng 10 – 15 giây, đổ trà ra ly và thêm trân châu đen lên trên.

Trà Sữa Trân Châu Để Được Bao Lâu? Cách Bảo Quản Trà Sữa

Trà sữa có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2 – 3 ngày, với điều kiện trà sữa đã khuấy tan hoàn toàn bột sữa, cũng như các khâu chế biến không có lỗi. Bởi các nguyên liệu pha chế dễ biến đổi và chuyển hóa, nếu không biết cách bảo quản trà sữa đúng cách.

Khi bảo quản trà sữa trân châu thì bạn nên để riêng hai loại nguyên liệu, trong hủ đựng có nắp đậy kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Đối với cách bảo quản trân châu thì bạn chỉ nên sử dụng trong ngày, cho thêm nước đường vào ngâm chung để giữ độ dai, mềm của chúng.

Uống Trà Sữa Có Béo Không?

Lưu Ý Khi Làm Trà Sữa Trân Châu

Ngoài cách đơn giản là dùng trà túi lọc để pha trà sữa, bạn có thể sử dụng trà đen, trà xanh cho hương vị cổ điển hoặc trà Earl Grey cho thức uống tinh tế. Bạn có thể thêm các loại siro vị dâu, bạc hà… vào trà sữa để tăng cường hương vị.

Nếu bạn thích trà sữa đậm vị trà, bạn dùng ít sữa, quá nhiều sữa (nhất là sữa đặc) sẽ át hết hương vị thơm ngon của trà. Một ý tưởng cuối cùng, để có món trà sữa cay, bạn có thể cho thêm nhục đậu khấu hoặc quế vào bước cuối cùng trong tất cả các công thức trà sữa.

Nếu trân châu đenbị cứng mà bạn không biết phải làm sao thì bạn có thể cho vào lò vi sóng hấp hoặc luộc trân châu lại. Thế nhưng, trân châu tự làm chỉ nên bảo quản từ 1 – 2 ngày để đảm bảo an toàn, độ dai và giòn tự nhiên của nó.