Top 10 # Cách Nấu Xôi Bằng Nước Luộc Gà Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Nấu Xôi Nước Cốt Dừa, Cách Nấu Xôi Nước Cốt Dừa Bằng Nồi Cơm Điện Ngon

I. Nguyên liệu cho cách nấu xôi nước cốt dừa bằng nồi cơm điện:

1,5 bát gạo nếp

0,5 bát đỗ xanh đã bỏ vỏ

½ thìa muối

2 thìa đường / 1 thìa mật ong 1

/3 bát con nước cốt dừa

II. Cách nấu xôi nước cốt dừa bằng nồi cơm điện:

Bước 1: Ngâm gạo và đậu xanh

Bước đầu tiên cho cách nấu xôi nước cốt dừa bằng nồi cơm điện là bạn cho gạo và đỗ vào thau, đổ nước ấm ngập mặt gạo và đỗ. Ngâm trong khoảng 4-5 tiếng, tùy theo nếu bạn có thời gian, còn không thì ngâm khoảng 3 tiếng cũng được. Gạo ngâm trước sẽ giúp xôi mềm và dẻo hơn nhiều đấy.

Bước 2: Thêm gia vị vào gạo

Tiếp đến, gạo đỗ sau khi ngâm nở to hơn, bạn đem vo nhẹ, xóc, để ráo nước. Cho muối, đường hoặc mật ong vào xóc đều lên cho gạo ngấm rồi đổ gạo vào nồi cơm điện.

Sau đó cho nước sôi và chút nước cốt dừa vào xâm xấp mặt nước, đậy nắp nồi cơm điện lại, nhấn nút nấu như bình thường.

Khoảng 5 phút là xôi nước cốt dừa bắt đầu sôi, bạn lấy đũa đảo đều phần gạo đỗ, đảo nhẹ nhàng đều tay vừa khiến cho gạo đỗ chín đều, đều nước và đều hơi. Đậy nắp nồi lại, sau khi nồi cơm điện nhảy nấc Warm thì khoảng 15 – 20 phút sau bạn mở nắp ra, đảo xôi, vậy là xôi đã chín rồi.

III. Lưu ý với cách nấu xôi nước cốt dừa bằng nồi cơm điện:

Bạn nhớ là khi xôi đã chín thì không nên để xôi trong nồi đậy chặt, điều đó sẽ khiến cho xôi bị hấp hơi nước trở nên nhão, ăn sẽ không ngon. Xôi nước cốt dừa được nấu bằng nồi cơm điện có thể xới đều vào đĩa hoặc dùng khuôn đóng xôi để tạo thành hình hoa văn bắt mắt.

Chỉ với vài bước đơn giản, cách nấu xôi nước cốt dừa bằng nồi cơm điện thật đơn giản phải không? Món xôi nấu bằng nồi cơm điện chín mềm, đều, dẻo thơm và béo ngậy của nước cốt dừa, bùi bùi của đậu xanh sẽ giúp cho cả nhà mình có một bữa sáng chắc dạ và ngon miệng.

Không Dùng Nước Luộc Gà Nấu Canh Rau Cải

Tận dụng nước luộc gà để nấu các loại canh rau là việc mà chị em nội trợ vẫn làm. Vì nước luộc gà thơm, trong, lại có vị ngọt rất tự nhiên không cần đến gia vị. Tuy nhiên, vì chưa tìm hiểu kỹ mà loại rau nào chị em cũng dùng nước luộc gà để nấu thành canh, đặc biệt là rau cải. Nhất là trong khi, nước luộc gà với rau cải là hai thứ không nên kết hợp với nhau.

Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng. Là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị hàn, suy yếu, khả năng hấp thu thức ăn kém.

Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng (Ảnh: Internet)

Cũng trong Đông y, cải xanh có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đờm, lợi khí… Cũng bởi có vị đắng nên người ta thường gọi là cải đắng hay còn gọi với tên khác là cải bẹ xanh.

Cũng trong Đông y, cải xanh có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đờm, lợi khí (Ảnh: Internet)

Mặc dù cả thịt gà và rau cải đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, thịt gà có tính ôn, cải bẹ xanh cũng có tính ôn, như vậy khi dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể.

Theo lương y Nguyễn Hùng, chủ 1 blog về sức khỏe cho biết, “Lý do là vì, thịt gà vốn ở thể cam (ngọt) ôn (ấm) trong khi rau cải lại ở thể ôn. Thế nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết”.

Vì thế, khi luộc gà xong, chỉ nên tận dụng nước luộc gà để nấu các loại canh khác như khoai tây, cà rốt hay canh bí xanh, canh măng khô, măng tươi… Như vậy, vẫn sẽ tạo ra món canh ngon miệng mà đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho gia đình.

Nguồn: eva

Cách Nấu Xôi Gà Bằng Nồi Cơm Điện Thơm Ngon

Để thực hiện được món xôi gà nhiều người phải lo lắng không biết nên làm thế nào mới thu được món ăn ngon đúng vị, giờ đây cách nấu xôi gà bằng nồi cơm điện chính là biện pháp thực hiện món ăn đơn giản và hiệu quả.

Trong buổi sáng được thưởng thức cho mình đĩa xôi gà vừa thơm ngon lại vô cùng dễ làm, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cả gia đình thì còn gì hấp dẫn hơn nữa đúng không nào.

Để thực hiện nấu xôi gà tại nhà này các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

– Nước tương, hành lá, tiêu và bột nêm, muối

Gạo bạn nên ngâm chúng qua đêm cùng với chút muối và khi nào nấu thì đổ tiếp chúng ra rổ để cho ráo nước. Tiếp đến cách nấu xôi gà bằng nồi cơm điện là đem hấp và đậy nắp lại, chờ khoảng 5phuts sau thì xới đều chúng lên, để cho xôi chín thì đổ ra nước và nhớ phải đậy nắp lại không thì hạt nếp này sẽ nhanh bị khô.

Thịt đùi gà đem ướp cùng với nước mắm, muối cùng với bột nêm và xì dầu để trong khoảng 30 phút để cho thịt ngấm đều gia vị là được.

Trứng bạn cũng nên đánh tan ra và thái sợi, khi nào ăn thì múc xôi ra bát và sau đó cho hỗn hợp tôm khô, thịt gà hay lạp xưởng lên bề mặt rải trứng lên cho đến khi ruốc lên thì dùng khi còn nóng.

– Tỏi băm nhỏ, tiêu và hành khô – Lạc 50g

– Muối, nước tương, dầu ăn cùng với đường

– Không thể thiếu hành lá

Gạo nếp vo sạch cho chúng vào trong nồi cơm điện, thêm thìa muối, đậu phộng mới luộc vào. Rót thêm chút nước lên gạo để nấu xôi sao cho lượng nước vừa ngập gạo và đậy nắp lại. Cách nấu xôi gà bằng nồi cơm điện này giống với cách nấu cơm bình thường quen thuộc khác, khi chín thì mở nắp nồi ra dùng đũa xới đều lên cho xôi chín dẻo.

Đùi gà sau khi mua về rửa sạch cho chúng ráo nước, ướp đùi gà cùng với gia vị, sử dụng một chiếc nĩa chích lên khắp miếng đùi gà. Uớp đùi gà làm xôi cùng với muối, đường, nước tương, tỏi băm cùng với muỗng hành băm nhỏ lại sau đó thì trộn đều lên.

Miếng đùi gà khi ướp xong thì chiên lên, với công đoạn làm xôi gà này sẽ giúp cho chúng ta có được miếng gà vàng đều thì gắp ra để cho ráo, đợi cho nước nguội bớt thì tiến hành xé sợi.

Bước 3: Hoàn thành món xôi gà chiên ngon

Hành lá cũng nhặt sạch xắt nhỏ rồi cho thêm chút muối vào, trộn đường đêu flene và đổ dầu đã được đun sôi vào thành mỡ hành sử dụng để nấu xôi gà. Lúc này thì xôi đã chín bạn chỉ cần chi gà lên trên và cuối cùng là cho mỡ hành lên, thật dễ dàng với cách nấu xôi bằng nồi cơm điện đúng không.

Hướng Dẫn Nấu Xôi Nước Cốt Dừa Bằng Nồi Cơm Điện

nước cốt dừa được tạo ra bằng cách nạo và xay thật nhỏ phần cùi dừa rồi sau đó ép lấy nước. Nước cốt dừa có lượng Calories lớn và phần lớn lượng calories này là chất béo, bao gồm cả chất béo bão hòa (thứ mà ta không nên sử dụng quá nhiều).

Do nước cốt dừa chứa quá nhiều chất béo bão hòa nên không phù hợp để ăn thường xuyên, chỉ nên ăn từ một tới hai lần một tuần. Tuy nhiên nước cốt dừa lại có tác dụng tuyệt với trong việc làm đẹp da như sau:

Ngăn ngừa lão hóa da: nước cốt dừa có hàm lượng đồng và vitamin C giúp duy trì sự đàn hồi của da và ngăn không cho nếp nhăn phát triển. Cung cấp các dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng làn da: Bạn chỉ cần thoa nước cốt dừa lên da và khoảng nửa tiếng sau là bạn có thể cảm nhận được làn da tươi mát hơn Là chất tẩy trang có hiệu quả: Nước cốt dừa sẽ lấy đi các hóa chất bám chặt trong lỗ chân lông của bạn và bổ sung dinh dưỡng giúp da thông thoáng. Có tác dụng chống nắng và chữa cháy nắng: Nước cốt dừa giúp làm giảm vết cháy nắng và tăng tốc quá trình hồi phục vết thương Xử lý tốt các bệnh về da: nước cốt dừa có tác dụng hạn chế sự phát triển các bệnh về da như vẩy nến hoặc chàm Ngoài ra nước cốt dừa còn rất có tác dụng với sự phát triển của tóc và ngăn ngừa gầu nếu ta sử dụng dể dưỡng tóc.

Chế biến nước cốt dừa bằng nồi cơm điện đơn giản và hấp dẫn

Nguyên liệu cần chuẩn bị

120gr gạo nếp ngon

7 cọng lá dứa

150ml nước cốt dừa

10gr vừng trắng rang chín

10gr vừng đen rang chín

2 thìa cà phê đường

½ thìa cà phê muối

– Đầu tiên, hình thức gạo nếp không phải là hạt gạo to hay nhỏ mà quan trọng là hạt phải đều nhau, căng bóng, không có hạt gạo màu vàng, không bị gãy hạt, không bị mùn.

– Bạn không nên chọn loại gạo nếp trắng một cách lạ thường hay bạc bụng bởi vì đó là gạo đã được xay xát quá kỹ. Nó đã bị mất đi lớp cám bao quanh hạt gạo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, canxi và các vitamin nhóm B…

– Tiếp theo là hương vị gạo nếp. Khi mua gạo nếp, bạn cần cho vài hạt gạo vào miệng và nhai thử. Nếu là hạt gạo ngon sẽ có vị ngọt nhẹ, không có mùi vị gì khác lạ. Gạo nếp dở, kém chất lượng thường không có mùi thơm do gạo để lâu, hương thơm của gạo sẽ bị phân hủy do nhiệt độ của môi trường và bị chà xát nước trong không khí.

– Ngửi thử để phân biệt gạo ngon hay dở. Nếu là gạo ngon, gạo sẽ có mùi thơm dễ chịu, nhẹ nhàng.

– Nên chọn gạo nếp ở những cửa hàng uy tín, lâu năm hay chỗ mình đã quen mua. Bạn cũng chỉ nên mua lượng gạo vừa đủ dùng vì gạo nếp để lâu sẽ bị nấm mốc, mối mọt không tốt cho sức khỏe.

Đầu tiên, để có một nồi xôi nước dừa ngon và đúng chuẩn vị, người dùng cần hãy chọn mua loại nếp ngon và dẻo để xôi được ngon và chuẩn vị. Sau đó, bạn vo sạch gạo nếp với nước sạch rồi ngâm qua đêm hoặc ngâm trong khoảng 5-6 tiếng, có thể tùy theo chất lượng nếp mà lâu hơn

Sau đó, bạn vo sạch gạo lại một lần nữa, rồi đổ gạo ra rổ cho ráo nước.

Bạn rửa sạch các cọng lá dứa, lót tất cả xuống đáy xửng hấp. Tiếp theo đó bạn đổ toàn bộ gạo nếp đã vo sạch vào xửng hấp, cho 2 cốc nước vào, đậy kín nắp và bật bếp lên nấu, đồ xôi cho đến lúc chín

Bước tiếp theo trong cách nấu xôi trắng với nước cốt dừa đó là bạn cần phải chuẩn bị một chiếc nồi nhỏ, cho nước cốt dừa, muối, đường và 2 cọng lá dứa vào trong đó. Bật bếp lên đun sôi, vừa đun bạn vừa khuấy để muối và đường được tan hết. Khi nào nước cốt dừa hơi sánh lại thì tắt bếp, nhặt bỏ lá dứa ra.

Khi ăn, bạn lấy xôi trắng đã đồ chín mềm, dẻo thơm ra chén, sau đó bạn rưới một chút nước cốt dừa lên bên trên. Sau cùng là rắc hỗn hợp vừng đen và vừng trắng lên nước là xong.

Hiện trên thị trường có rất loại nồi cơm điện khác nhau có thể nấu được xôi nước cốt dừa, có thể kể ra đây khá nhiều loại:

Nồi cơm điện cơ

Nồi cơm điện nắp liền

Nồi cơm điện nắp rời

Nồi cơm điện tử

Nồi cơm điện cao tần

Nồi cơm điện áp suất

Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:

1. Vỏ ngoài nồi

Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội. Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu! Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa! Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:

Nắp của nó: Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?

2. Phần lòng nồi

Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:

Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford,

3. Bộ phận tạo nhiệt

Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.

Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:

Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy

Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D

Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D

Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.

Vệ sinh nồi cơm điện sau khi làm món xôi nước cốt dừa

Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.

Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.

Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.

Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.

Cần lưu ý:

– Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .

– Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.

– Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.