Top 12 # Cách Nấu Xôi Lá Cẩm Bằng Nồi Cơm Điện Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Xôi Lá Cẩm Bằng Nồi Cơm Điện Cực Ngon

Món xôi lá cẩm màu tím lạ mắt, thơm ngon sẽ không còn tốn quá nhiều thời gian của các bà nội trợ khi áp dụng cách nấu bằng nồi cơm điện cực đơn giản sau đây

1/2 trái dừa

20g lá cẩm (tùy thích màu đậm hay nhạt, có thể tăng hay giảm lượng lá cẩm)

400g gạo nếp

Ít mè trắng rang vàng

Đường trắng

Nước cốt dừa (không bắt buộc)

Cách làm:

– Dừa nạo lấy sợi nhỏ, cần khoảng 200g dừa nạo.

Dừa nạo sợi nhỏ thơm, mềm

– Sau đó, ướp đường vào dừa nạo rồi cho chút nước, 2-3 lá dứa vào sên nhỏ lửa. Sên cho nước cạn, dừa chuyển trong là được.

– Gạo nếp vo sạch, để ráo.

Gạo nếp tròn hạt, trắng làm nên món xôi nếp cẩm thơm ngon

– Đun nước với lá cẩm vào để lấy nước màu đẹp.

Chú ý đun nước với lá cẩm nên đun sôi vừa phải để màu cẩm được đẹp mắt

– Cho nếp đã vo vào xoong cơm điện, đổ nước lá cẩm đã lọc sạch với tỷ lệ 1 nếp, 1 nước rồi nhấn nút “Cook” để nấu xôi. Nếu bạn muốn đồ xôi có thêm cốt dừa thì bạn đổ ít nước hơn một chút, khi xôi chín thì cho thêm nước cốt dừa, đảo đều, ấn nút lại lần nữa.

– Khi xôi chín, bạn dùng đũa xới đều xôi ra đĩa/ bát, rắc mè rang và mứt dừa đã sên lên xôi và thưởng thức thôi nào. Xôi lá cẩm ngon bởi một màu hồng tím tuyệt đẹp. Không những thế, xôi lá cẩm trông còn rất bắt mắt bởi màu sắc đẹp hoàn toàn tự nhiên, nếp dẻo thơm lừng mùi nước cốt dừa, ăn cùng mứt dừa ngọt nhẹ thật sự ngon tuyệt.

Cách nấu xôi bằng nồi cơm điện này rất nhanh chóng, hẳn sẽ phù hợp cho những chị em bận rộn, nhất là chị em công sở. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian để làm nhiều các món ăn ngon khác nữa.

Mai Hương( t/h)

Cách Nấu Xôi Lá Cẩm Bằng Nồi Cơm Điện Ngon Dẻo

Nguyên liệu để nấu xôi lá cẩm

Gạo nếp ngon: 500g

Lá cẩm: 30g (khoảng 1 nắm vừa)

Đậu xanh đã đãi vỏ: 100g

Lá dứa: 6 lá

Đường trắng: 50g

Nước cốt dừa: 1 lon

Dừa nạo

Dụng cụ nấu: Nồi cơm điện, chén bát, đũa, vá,…

Cách nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện đơn giản

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Gạo nếp và đậu xanh bạn vo và đãi sạch với vài lần nước cho sạch bụi bẩn. Lá dứa rửa sạch, cắt khúc vừa đúng bằng đáy nồi cơm điện để lát nữa đồ xôi thì lót dưới đáy nồi. Lá cẩm rửa sạch để ráo nước.

Bước 2: Luộc lấy nước lá cẩm

Bạn đun sôi chừng 300ml nước lọc trong nồi. khi nước sôi thì cho lá cẩm vào đun với lửa nhỏ trong vòng 10 – 15 phút rồi lọc qua rây để thu được nước lá cẩm màu đỏ lần 1.

Chỗ bã lá cẩm còn lại, bạn tiếp tục đun với 100ml nước nữa trong vòng 5 phút rồi đem lọc qua rây để lấy nước lá cẩm lần 2. Lần này, bạn sẽ thu được màu nước lá cẩm màu tím.

Bước 3: Ngâm gạo với lá cẩm

Bạn cho gạo ngâm với nước lá cẩm trong vòng 20 cho ngấm vào gạo trước khi cho vào nồi cơm điện nấu.

Bước 4: Nấu xôi

Khi xôi bắt đầu nhảy qua chế độ ủ nóng, bạn mở nồi và chế từ từ nước cốt dừa vào và bật nồi cơm xuống chế độ nấu một lần nữa.

Bước 5: Nấu đậu xanh

Bạn cho đậu xanh đã ngâm và rửa sạch vào trong nồi. Thêm nước sao cho vừa đủ để nấu chín đậu xanh. Sau khi sôi thì bạn hạ lửa nhỏ liu riu để nước cạn và đậu chín mềm.

Sau khi đậu chín thì bạn cho đậu xanh ra ngoài bát. Cho vào đậu 2 thìa đường và dùng muôi tán nhuyễn đường và đậu xanh với nhau.

Bước 6: Trình bày và thưởng thức món xôi lá cẩm đậu xanh thơm ngon

Khi xôi chín, bạn lấy hết lá dứa ra ngoài và múc xôi ra đĩa. Múc đậu xanh để lên trên bề mặt và rắc chút dừa nạo lên trên là bạn đã có thể thưởng thức món xôi lá cẩm thơm ngon từ nồi cơm điện rồi.

Yêu cầu thành phẩm đạt chuẩn

Cách nấu xôi lá cẩm bằng nước cốt dừa chuẩn thì xôi cần có màu tím đẹp mắt, không bị nát cũng không bị cháy, các hạt tơi mà vẫn dẻo vừa phải

Khi thưởng thức, món xôi sẽ có vị thơm ngậy của nước cốt dừa quyện với vị bùi bùi của đậu xanh

Mẹo nấu món xôi lá cẩm thơm ngon hấp dẫn hơn

– Món xôi lá cẩm nấu bằng nồi cơm điện muốn dẻo và ngon thì ngay từ khâu chọn gạo bạn cần chọn loại gạo nếp ngon. Hạt gạo tròn, mẩy, căng bóng, đều và không bị gãy.

– Để món xôi nhìn bắt mắt hơn, bạn có thể sử dụng những chiếc khuôn hình thù đẹp mắt để tạo hình cho xôi, chắc hẳn trẻ em sẽ rất thích đấy

– Khi trộn xôi với nước cốt dừa, bạn cần đảo đều tay để xôi ngấm đều và tránh bị bết gây nhão xôi

Mách bạn kinh nghiệm bán xôi sáng đắt khách chỉ với mang lại thu nhập khủng

Bonus: Cách nấu xôi lá cẩm khoai môn bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách nấu xôi lá cẩm khoai môn thơm ngon nhất

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp bạn rửa sạch với nước rồi để ráo. Lá cẩm rửa sạch để ráo.

Khoai môn gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt miếng vuông và đem hấp chín. Lá dứa rửa sạch

Bước 2: Luộc lá cẩm lấy nước

Bạn cho lên bếp 300ml nước và đun sôi. Sau khi nước sôi thì cho lá cẩm vào đun từ 10 – 15 phút rồi dùng rây lọc. Phần bã còn lại bạn tiếp tục đun sôi với 100ml nước nữa rồi chắt lấy nước lần 2.

Bước 3: Ngâm gạo cùng lá cẩm

Bạn cho chung lá cẩm và gạo vào 1 cái bát to và ngâm chừng 20 – 30 phút cho gạo ngấm đều.

Bước 4: Nấu xôi

Bạn xếp lá dứa đều vào đáy nồi cơm điện và cho gạo và nước lá cẩm vào nồi. Sau khi nấu gần chín xôi thì cho khoai môn vào và hấp thêm khoảng 10 phút nữa. Tiếp theo cho nước cốt dừa và đường vào trộn đều tay và hấp thêm 7 phút nữa là xong.

Bước 5: Hoàn thiện món xôi lá cẩm khoai môn

Bạn xới xôi rồi bày ra đĩa, rắc thêm chút đậu phộng, mè rang và dừa nạo lên trên là bạn đã có thể thưởng thức được món xôi lá cẩm khoai môn rồi

Cách Nấu Xôi Lá Cẩm Bằng Nồi Cơm Điện Với Đậu Xanh, Nước Cốt Dừa

Xem phần Cách làm khác nếu bạn nấu bằng chõ đồ hoặc nồi hấp…

Nguyên liệu

Gạo nếp: 500g

Lá cẩm: 30g (1 nắm)

Đậu xanh cà vỏ: 100g

Đường trắng: 50g

Nước cốt dừa: 1 lon

Sơ chế nguyên liệu

Lá cẩm nhặt chỉ lấy lá, rửa sạch để riêng.

Gạo nếp và đậu xanh vo, đãi sạch với vài lần nước rồi để ráo sau đó trộn đều với chút muối cho xôi đậm đà.

Lá dứa rửa sạch, cắt khúc dài bằng đáy nồi cơm điện.

Nấu nước lá cẩm

Nấu nước lá cẩm

Đun sôi khoảng 300ml nước trong 1 chiếc nồi. Khi nước sôi thì cho lá cẩm vào đun với lửa nhỏ 10-15 phút sau đó lọc qua rây để thu được nước lá cẩm lần 1. Cho phần bã lá cẩm vào đun tiếp 5 phút với 100ml nước nữa trong 5 phút rồi lại lọc qua rây lần 2 là bạn sẽ có phần nước lá cẩm màu tím.

Ngâm gạo với nước lá cẩm 20 phút trước khi nấu.

Nấu xôi lá cẩm

Xếp lá dứa xuống đáy nồi. Tiếp theo đổ cả phần gạo nếp và nước ngâm vào nồi cơm điện. Lúc này tùy theo lượng nước hiện tại cũng như loại gạo mà bạn căn chỉnh lượng nước để nấu cho vừa đủ.

Trong thời gian nấu gạo nếp, bạn sẽ tiến hành nấu đậu xanh.

Nấu đậu xanh

Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước ngập đậu xanh 1 chút rồi bật bếp đun sôi. Nước sôi thì hạ nhỏ lửa đun đến khi nước cạn và đậu xanh chín mềm. Lúc này bạn cho vào 2 thìa đường, dùng muôi tán nhuyễn đậu xanh và đường cũng tan là thu được đậu xanh đánh.

Trình bày và thưởng thức

Xôi lá cẩm

Khi xôi chín bạn nhặt bỏ lá dứa dưới đáy nồi, cho thêm đường tùy khẩu vị và nước cốt dừa rồi dùng đũa xới cho xôi tơi. Lúc này bạn xới xôi ra đĩa, xúc đậu xanh lên trên cũng như cơm dừa hoặc mè rang nếu muốn.

Ép xôi bằng khuôn

Yêu cầu thành phẩm

Xôi lá cẩm có màu tím đẹp mắt, không bị nát, còn nguyên hạt và có độ tơi, dẻo vừa phải.

Khi thưởng thức cảm nhận được độ béo ngậy của nước cốt dừa, vị bùi ngậy ngọt nhẹ của đậu xanh đánh.

Cách làm khác

Nấu xôi lá cẩm bằng chõ hoặc nồi hấp

Đậu xanh ngâm nước 2-4 tiếng, đãi sạch.

Gạo nếp đãi sạch, nấu nước lá cẩm như bình thường nhưng với lượng nước lớn hơn (khoảng 1 lít nước lá cẩm) rồi ngâm ngập nếp từ 4-6 tiếng sau đó đãi lại 1,2 lần cho bớt vị chua, vớt nếp ra để ráo.

Bắc nồi hấp lên bếp, đổ lưng nồi nước rồi đun sôi. Khi nước sôi, đặt ngăn hấp lên và dàn đều gạp nếp lên trên. Dùng cán thìa tạo 4,5 lỗ nhỏ để hơi nước bốc lên được đều cho nếp chín đều và tơi.

Đồ xôi

Đồ tương tự với đậu xanh. Trộn đường với xôi và đậu xanh rồi dùng khuôn ép tạo mình cho món xôi lá cẩm

Thành phẩm

Cách Nấu Xôi Mặn Thập Cẩm Thơm Ngon Bằng Nồi Cơm Điện

Xôi mặn thập cẩm là món ăn có hương vị dung hoà của nhiều loại nguyên liệu khác nhau như lạp xưởng, nấm đông cô, hành lá, gạo nếp… Một phần xôi sẽ mang đến rất nhiều năng lượng cho người ăn nên ngoài việc dùng làm món ăn cho bữa sáng thì xôi mặn thập cẩm có thể dùng như một món ăn no. Không những thế, cách nấu xôi mặn thập cẩm không hề khó như nhiều người nghĩ lại thêm cách dùng nồi cơm điện để nấu thì lại càng dễ dàng, đơn giản hơn.

Nếu đang phân vân không biết nấu gì cho cả nhà vào bữa sáng các bạn hãy thử xôi mặn cho bữa sáng thơm ngon nhiều vị, không chỉ đẹp mắt với nhiều màu sắc khác nhau mà còn rất bổ dưỡng nữa.

Nguyên liệu

½ kg nếp ngỗng (hoặc nếp gì tùy thích)

50g thịt nạc thăn

30g tôm khô

20g nấm đông cô khô

4 cọng lạp xưởng nhỏ

50g đậu phộng

1 củ cải muối (mua ở siêu thị)

2 tép hành lá

Gia vị: Dầu ăn, muối, đường, bột ngọt, tỏi, ớt

Cách làm

Đậu phộng nấu với nếp khá lâu chín nên sau khi ngâm khoảng 30 phút, bạn phải luộc cho đậu mềm trong khoảng 1 tiếng với lửa nhỏ chứ không cho vào hấp cùng lúc với cơm. Đây là nguyên liệu cần được chuẩn bị thật sớm. Đậu phộng trước khi nấu cần ngâm nước cho nở rồi vớt ra, cho vào nồi luộc với chút muối.

Ngâm nếp từ 4 đến 5 tiếng trước khi đem đồ (hấp), nếp sẽ mau mềm hơn.

Cho nếp vào xửng nồi cơm điện và hấp trực tiếp bằng nồi cơm điện bạn nấu hàng ngày, phía dưới nồi bạn cho nước ngập 2/3 nồi để đảm bảo đủ hơi nước giúp nếp mau mềm. Thường thời gian hấp sẽ lâu hơn nấu nhưng việc hấp đảm bảo nếp chín mềm, đều mà không nhão như khi nấu. Trong lúc hấp, thỉnh thoảng dùng vá, đũa xới nếp lên để nếp chín đều. Có thể vẩy thêm ít nước lên bề mặt của nếp để nếp mau chín hơn.

Trong khi chờ đợi đậu và nếp chín, bạn cần sơ chế các nguyên liệu đã có: thịt rửa sạch, tôm khô, nấm đông cô.

Củ cải muối xả, vắt thật kỹ nhiều lần cho bớt mặn rồi thái nhỏ, có thể thái hạt lựu hoặc thái sợi tùy thích. Nấm đông cô sau khi ngâm nở có thể chần sơ qua nước sôi, vớt ra, cho vào nước lạnh rồi vắt sạch, thái sợi nhỏ.

Thịt nạc thăn ướp với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm, một chút tỏi ớt băm, để một lúc rồi đem ram. Cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi băm, cho thịt vào đảo săn rồi thêm nước, để lửa riu riu. Ram đến khi cạn nước, thấy thịt vàng, dùng đũa trở đều các mặt.

Lấy thịt ra, để nguội rồi thái hạt lựu.

Lạp xưởng để hạn chế dầu mỡ, bạn không nên chiên mà luộc. Đun sôi ít nước rồi cho lạp xưởng vào luộc chín. Khi cạn hết nước, bạn lăn lạp xưởng trên chảo nóng một lúc để mỡ trong lạp tuôn ra, trông bóng bẩy không khác nào chiên.

Xắt lạp xưởng thành từng miếng mỏng.

Bắc chảo lên bếp, cho vào ít dầu, phi thơm hành. Cho tiếp nấm, tôm khô, củ cải muối vào xào đến khi săn, chín đều. Nêm muối, đường, bột ngọt hơi đậm để khi trộn vào xôi là vừa. Xào chín các nguyên liệu và nêm gia vị vừa ăn trước khi trộn vào xôi.

Kiểm tra khi thấy nếp chín đều, bạn cho đậu phộng đã luộc vào, trộn đều rồi hấp thêm một lúc nữa.

Cho các nguyên liệu đã xào và thịt thái hạt lựu trộn đều vào xôi, nêm lại một lần nữa để đảm bảo xôi mặn ngọt vừa ăn. Để xôi trên nồi hấp một lúc nữa.

Hoàn thành! Cuối cùng, cho xôi ra đĩa, xếp lạp xưởng lên trên, cho chút hành lá phi cho thêm bắt mắt, rắc thêm chà bông mặn và xịt nước tương (nếu ăn đạm đà) khi ăn.