Top 13 # Cách Nấu Xôi Nếp Nương Bằng Nồi Cơm Điện Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Hướng Dẫn Nấu Xôi Nếp Cẩm Bằng Nồi Cơm Điện

Hướng dẫn nấu xôi nếp cẩm bằng nồi cơm điện

Để có thể nấu được nếp cẩm ngon, dẻo thơm thì trước tiên cần phải chọn loại gạo ngon, cần phân biệt được với gạo nếp than và gạo lứt ( rất nhiều người đã bị nhầm lẫn giữa các nguyên liệu này khi gặp phải người bán hàng không có tâm).

Hạt nếp cẩm: Hạt căng tròn, bụng màu vàng nhạt, thân có màu tím sẫm, hạt gạo to, nếp cẩm rất giàu dinh dưỡng.

Hạt gạo nếp than: Hạt nếp than cũng là một loại gạo bếp ngon nhưng dinh dưỡng không cao bằng nếp cẩm. Hạt nhỏ hơn, dẹt và dài, màu gần như đen kín cả hạt.

Gạo lứt là tên gọi chung của các loại hạt chỉ loại bỏ vỏ trấu và giữ được lớp cám bên ngoài. Trong đó gạo lứt đen có màu sắc gần giống với gạo nếp cẩm. Tuy nhiên hạt thường nhỏ và dài, khi nấu thì khá cứng và phải nhai kĩ mới nuốt được. Gạo lứt có thể nảy mầm nếu được ủ đúng cách.

Nếp cẩm là sự lựa chọn thông minh của các bà nội trợ. Nó được gọi là “siêu thực phẩm” do chứa nhiều axit amin, các nguyên tố vi lượng, đa lượng, protein chiếm đến 6.8%, tỉ lệ chất béo là 20%

Các nhà khoa học đã phân tích: “Hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanin trong một thìa cám nếp cẩm nhiều hơn một thìa nam việt quất (cranberry) mà lại ít đường, giàu chất xơ và vitamin E hơn”. Do đó, gạo nếp cẩm ngoài tác dụng bổ máu còn rất tốt cho việc làm đẹp, dưỡng da …

Nguyên liệu cần chuẩn bị Chế biến

Gạo nếp cẩm vo thật sạch để loại bỏ bụi bẩn, vỏ trấu. Sau đó đem ngâm với nước ấm trong khoảng từ 60 – 70 độ trong khoảng 2 tiếng. Nếu ngâm nước lạnh thì ngâm khoảng 4 – 5 tiếng. Trong khi ngâm, cứ 30 phút lại thay nước ấm một lần để gạo có độ nở, vì gạo nếp cấm cứng hơn gạo bình thường rất nhiều.

Sau khi ngâm xong thì rửa lại 2 – 3 lần bằng nước sạch.

Cho thêm 1 thìa cà phê muối vào, khuấy đều cho tan hết. Sau đó bật nồi cơm ở chế độ nấu cơm để nhanh sôi.

Trong khi chờ đợi nồi cơm sôi thì lấy 150ml nước sạch + bột cốt dừa + 150g đường trắng, đánh đều cho tan hết (Nếu như dùng hũ nước cốt dừa đã pha sẵn thì bạn không cần pha thêm nước).

Khi nếp cẩm trong nồi đã sôi, bắt đầu cạn hết nước, nồi cơm chuyển sang chế độ ủ thì đánh tơi nếp cẩm, cho bột cốt dừa vào nồi, khuấy đều, bận nồi quay lại chế độ nấu đến khi nảy lại chế độ ủ là được.

Còn nếu bạn muốn nếp cẩm khô nước thêm một chút thì có thể bật lại chế độ nấu, mở vung, để khoảng 2 – 3 phút là được.

Với hạt nếp cẩm chín mềm, dẻo, quyện vào nhau. Nếp cẩm đã nấu có màu tím bóng mắt đặc trưng, dậy mùi thơm, không bị quá nhão, quá nhiều nước hoặc quá khô.

Với nếp cẩm sau khi đã nấu chín bạn có thể dùng để nấu các món ăn như sữa chua nếp cẩm, rượu nếp cẩm, chè nếp cẩm …

Để có thể làm đậu xanh thì bạn cần hấp chín trước. Sau đó lấy đạu ra và cho vào đậu 1 thìa cà phê đường, một chút muối và đảo đều. Bạn cần dùng 1 chiếc nĩa để tán nhuyễn đậu.

Phần nếp sau khi ngâm cho vào nồi cơm điện và đổ nước xăm xắp mặt gạo rồi dùng đũa khuấy cho đều gạo. Cần đậy nắp và nhấn nút Cook để nấu.

Khi nồi cơm chuyển chế độ Warm bạn mở nắp, rưới vào nồi 10 ml nước sôi, đảo đều.

Bạn lấy xôi ra đĩa, trải đậu xanh đánh lên trên (hoặc kẹp vào giữa xôi), rưới thêm một ít nước cốt dừa và thưởng thức.

Bạn có thể làm thêm một ít dầu hành, dừa sợi, muối mè ăn kèm để tăng hương vị cho món xôi nếp cẩm.

Dùng nồi cơm điện nào để làm món xôi nếp cẩm?

Nồi cơm điện cơ

Nồi cơm điện nắp liền

Nồi cơm điện nắp rời

Nồi cơm điện tử

Nồi cơm điện cao tần

Nồi cơm điện áp suất

Mỗi loại lại có những điểm khác trong nhau trong nguyên lý hoạt động, nhưng chúng đều có cấu tạo gồm 4 phần chính sau:

1. Vỏ ngoài nồi

Đây chính là cái phần bọc bên ngoài của nồi, thông thường nó được làm bằng nhựa cao cấp, một số chiếc được làm bằng thép không gỉ. Nhiệm vụ chủ yếu của vỏ nồi đó chính là giữ nhiệt, giúp nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giúp giữ ấm tốt hơn. Khi mới được sinh ra nồi cơm điện chưa có cấu tạo 2 phần riêng biệt là: Vỏ nồi và Lòng nồi nên khả năng giữ nhiệt của nó rất kém dẫn đến tốn điện, cơm nhanh bị nguội. Bảo vệ các bộ phận bên trong, đồng thời bảo vệ an toàn cho chính người sử dụng. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu tất cả các bộ phận bên trong chiếc nồi được phơi bày ra thì sao nhỉ? Chắc sẽ không ai dùng nó đâu! Làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc nồi, điều này rất rõ ràng rồi còn gì nữa! Với phần vỏ nồi người dùng còn cần quan tâm tới:

Nắp của nó: Loại nắp rời thì rất dễ vệ sinh, tuy nhiên nó lại thoát ra rất nhiều hơi nước trong quá trình nấu nên khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ Loại nắp liền: Khó vệ sinh hơn nhưng an toàn hơn, bạn có thể chọn loại có thể tháo rời mặt trong được để đơn giản công việc vệ sinh nồi Van thoát hơi: Có tháo được hay không? Có phải loại thông minh không?

2. Phần lòng nồi

Mặc dù việc chiếc nồi nấu ra cơm có ngon hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là chất lượng của lòng nồi cơm điện. Nhiệm vụ của lòng nồi đó chính là hấp thụ nhiệt từ bộ phận làm nóng (Mâm nhiệt) và truyền nhiệt cho thực phẩm bên trong nó (gạo) từ đó làm chín thực phẩm.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của lòng nồi:

Chất liệu: Phổ biến nhất là hợp kim nhôm ngoài ra còn có: Nhôm dập, gang, gốm ceramic Độ dày: Càng dày thì càng tốt, càng bền Lớp chống dính: Có thể là Teflon, Whitford,

3. Bộ phận tạo nhiệt

Bộ phận này chính là mâm nhiệt, nhiệm vụ của nó là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng và truyền cho lòng nồi.

Tùy theo từng model mà sẽ có các loại sau:

Nồi có 1 mâm nhiệt dưới đáy

Nồi có 2 mâm nhiệt: Dưới đáy và xung quanh nồi. Công nghệ nấu 2D

Nồi có 3 mâm nhiệt: Dưới đáy, xung quanh và trên nắp nồi. Công nghệ nấu 3D

Riêng đối với nồi cao tần thì bộ phận tạo nhiệt sẽ phức tạp hơn rất nhiều, vì nó làm nóng từ bên trong ra, giúp làm chín thức ăn một cách nhanh chóng và ngon lành hơn nhiều.

Vệ sinh nồi cơm điện sau khi làm món xôi nếp cẩm

Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.

Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.

Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.

Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.

Cần lưu ý:

Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .

Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.

Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.

Cách Nấu Xôi Nếp Lá Cẩm Bằng Nồi Cơm Điện Thơm Ngon

Xôi là món ăn quen thuộc của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên hòa trong xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu thưởng thức của con người cũng cao hơn. Vì thế làm sao cho món xôi truyền thống thơm ngon hơn là điều mà ai làm nội trợ cũng mong muốn. Thực phẩm 29 xin bật mí cách nấu xôi nếp lá cẩm bằng nồi cơm điện thơm ngon.

Nguyên liệu làm xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện

Xôi nếp lá cẩm làm bằng nồi cơm điện rất đơn giản

Tiếp theo bạn sơ chế nguyên liệu làm xôi lá cẩm:

Gạo nếp bạn vo sạch, để ráo nước.

Lá cẩm nhặt, rửa sạch.

Lá dứa rửa sạch, cắt khúc.

Dừa khô rửa sạch, đem nạo sợi.

Sơ chế nguyên liệu thực hiện cách làm xôi lá cẩm tại nhà

Dừa rửa sạch, nạo sợi

Tiến hành thực hiện cách làm xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện

: Vừng trắng bạn cho vào chảo rang chín, để ra bát riêng.

: Cho dừa nạo vào nồi nhỏ + 1/2 thìa đường + lá dứa + một chút nước rồi đun sôi lên. Đun đến khi nào dừa bắt đầu chuyển từ màu trắng xóa sang màu trắng trong là được. Cho dừa ra bát rồi tắt bếp.

– Bạn chuẩn bị 1/2 nồi nước rồi cho lá cẩm rửa sạch vào đun. Bạn đun sôi tới khi nào nước chuyển sang màu hồng tím, đẹp mắt thì tắt bếp.

– Lọc vào bát to lấy phần nước màu rồi chắt bỏ bã lá đi.

– Cho gạo nếp + nước nếp cẩm vào nồi cơm điện theo tỉ lệ 1:1, rồi thêm một chút nước cốt dừa vào để tạo thêm mùi vị thơm, béo. Cách nấu xôi nếp lá cẩm bằng nồi cơm điện này giúp xôi thơm và ngọt hơn. Sau đó bạn cắm điện và bật sang chế độ nấu ăn của nồi cơm điện.

– Khi xôi đã cạn nước và nhảy sang chế độ giữ nóng, bạn mở vung nồi và thêm một chút nước cốt dừa vào xôi rồi trộn đều. Bật nồi cơm xuống chế độ nấu một lần nữa là được.

Cuối cùng khi xôi chín bạn cho xôi ra đĩa, thêm một chút dừa nạo + vừng rang chín lên bề mặt là bạn có thể đem món xôi lá cẩm mang ra cho cả nhà thưởng thức rồi. Chú ý sau khi nồi cơm điện bao chín bạn nên giữ nguyên trong vòng 10-15 phút không mở vung ra. Tránh xôi vừa chín tới mở vung ra xôi sẽ sượng và không được mềm.

Cách nấu xôi nếp lá cẩm bằng nồi cơm điện thật đơn giản phải không nào. Xôi vẫn giữ được hương vị thơm ngon vốn có như món xôi truyền thống xưa. Yêu cầu món xôi nếp lá cẩm phải mềm, dẻo. Màu sắc bắt mắt với màu tím nhạt ngả xanh của lá cẩm. Mùi vị thơm hấp dẫn của các loại nguyên liệu và gia vị.

Hi vọng qua bài viết này bạn đã biết cách nấu xôi nếp lá cẩm bằng nồi cơm điện ngon mà không mất nhiều thời gian. Nếu bạn quá bận rộn đừng quên ghé Thực phẩm 29 để thưởng thức. Bạn có thể đặt món trước qua website chúng tôi hoặc hotline 0963 000 219 .

Cách Nấu Xôi Dừa Bằng Nồi Cơm Điện

Xôi dừa nấu bằng nồi cơm điện rất nhanh, chỉ cần một vài bí quyết nhỏ món xôi ngon không kém cách nấu bằng nồi hấp thông thường.

Thời gian ngâm nếp: Qua đêm với nước lạnh hoặc 3 giờ với nước ấm.

Thời gian chuẩn bị: 10 phút.

Thời gian nấu xôi: 30 phút.

Chuẩn bị nguyên liệu nấu xôi dừa

Gạo nếp: 500 gr.

Dừa khô nạo: 200 gr.

Nước cốt dừa: 100 ml.

Muối: 1/2 thìa cà phê.

Dầu ăn: 2 thìa cà phê.

Mè trắng: 2 thìa cà phê.

Muối mè gồm: 20 gr đậu phộng, 10 gr mè trắng, một chút muối, 2 thìa cà phê đường.

Các bước thực hiện cách nấu xôi dừa bằng nồi cơm điện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nếp vo sạch ngâm qua đêm với nước lạnh hoặc 3-4 giờ với nước ấm.

Dừa nạo thành sợi.

Mè trắng rang vàng thơm.

Bước 2: Nấu xôi

Nếp rửa sạch trộn với 2 thìa cà phê dầu ăn, nước và 1/4 thìa cà phê muối, cho vào nồi cơm điện. Lưu ý nước chỉ đổ xăm xắp mặt gạo.

10 phút sau khi nước sôi giở nắp nồi, lúc này thấy nếp bắt đầu trong chứ chưa chín hẳn, lấy ra, cho vào rổ, nhúng ngày vào thau nước lạnh, sau đó nhấc ra, để ráo.

Trộn nếp với dừa, mè rang, nước cốt dừa và, đường cho đều, cho vào nồi cơm điện nấu thêm 1 lần nữa. Do lần này nấu không có nước, nên nồi cơm điện sẽ rất mau chuyển qua chế độ Warm. Để Warm trong vòng 15-20p, xới đều.

Nước cốt dừa hòa vào nước nóng. Khi xôi chín rưới đều nước cốt dừa lên xôi, xới đều cho nước cốt dừa ngấm. Tiếp đến rải đều dừa nạo lên trên mặt xôi. Sau đó xới đều cho dừa được trộn đều vào xôi. Thêm vào xôi 2 thìa đường, xới đều rồi tắt bếp.

Bước 3: Làm muối mè

Đậu phộng cho lên chảo rang chín giã dập.

Mè trắng rang vàng thơm.

Trộn đậu phộng, mè trắng, muối, đường để ăn kèm xôi.

Những lưu ý khi nấu xôi

Chọn lựa nguyên liệu kỹ càng

Nấu được một nồi xôi ngon là cả một nghệ thuật, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kĩ ngay từ khâu nguyên liệu.

Gạo nếp ngon quyết định đến 70% độ thành công của nồi xôi, do vậy, bạn nên chọn loại nếp có màu trắng đục, căng bóng, hạt đều, cắn thử vào thấy hạt nếp có vị ngọt tự nhiên, thơm nhẹ nhàng.

Để xôi được ngon bạn chọn loại nếp dẻo, thơm, hạt mẩy căng đều và có vị ngọt tự nhiên. Bạn chọn nếp cái hoa vàng hoặc nếp nàng hương là tốt nhất.

Không ngâm nếp

Sau khi vo nếp, bạn cho nếp cùng với muối và nước sôi vào nồi. Bạn chỉ nên cho thật ít nước, cách mặt nếp khoảng nửa centimet.

Khi nồi chuyển từ chế độ nấu sang chế độ hâm nóng là lúc nước trong nồi đã cạn. Lúc này bạn mở nồi ra và xới nhẹ để nếp được trộn đều. Sau đó đóng nắp lại và đợi từ 5 – 7 phút sau thì mở nắp nồi ra. Lúc này, hạt xôi đã bắt đầu ráo và mềm và bạn có thể bắt đầu xúc xôi ra ăn.

Có ngâm nếp

Nếu muốn ngâm nếp, bạn nên ngâm từ 3 – 4 tiếng và vo nếp trước khi ngâm. Trước khi nấu nên để khoảng 15 phút cho nếp ráo nước rồi cho vào nồi cùng với muối.

Khi nồi chuyển sang chế độ hâm nóng, bạn mở nắp nồi ra, rồi để một chiếc khăn ướt lên trên nồi, lúc này nếp sẽ bắt đầu chín bằng hơi. Có thể trộn ít dầu ăn hoặc mỡ lợn vào xôi để xôi không bị cháy, đồng thời tăng thêm hương vị cho món xôi.

Nấu nhiều nước

Với cách này, bạn tiến hành cho nếp và nước vào nồi rồi bật nút nấu như nấu cơm. Khi nước bắt đầu sôi thì đổ nước ra ngoài cho nếp ráo nước.

Sau đó bạn nấu tiếp nếp và chờ chừng 20 phút là nếp bắt đầu chín, bạn sẽ có được nồi xôi với hạt xôi khô ráo nhưng vẫn giữ được độ mềm.

Chú ý đến thành phẩm của món ăn

Nếu bạn muốn tạo màu cho món xôi thêm đẹp mắt thì nên dùng các màu sắc từ tự nhiên. Ví dụ như màu xanh từ lá dứa, màu tím lá cẩm, màu vàng của nghệ, màu gấc… Bạn giã các loại lá, củ sau đó vắt lấy nước rồi bỏ vào cùng khi ngâm gạo nếp.

Nếu món xôi dừa của bạn là xôi mặn, sau khi xôi chín, cho một chút mỡ gà vào, trộn đều, từng hạt xôi sẽ căng bóng và thơm ngậy. Nếu là món xôi ngọt, bạn thay mỡ gà bằng nước cốt dừa để tạo vị béo và hương thơm cho xôi.

Chữa xôi bị khô, sống

Bạn vẩy thêm nước lên mặt xôi sau đó phủ một chiếc khăn đã nhúng đẫm nước lên, đậy nắp kín và tiếp tục hấp chín. Tiếp tục vẫy thêm nước nếu xôi vẫn còn sống.

Cách Nấu Xôi Lạc Bằng Nồi Cơm Điện

Mỗi bữa sáng bạn và gia đình có thể thưởng thức các loại xôi một cách nhanh chóng với nồi cơm điện. Xôi lạc là món ăn rất phổ biến đối với gia đình Việt Nam.

Bữa sáng với xôi lạc nhờ nồi cơm điện

Bạn nên lựa chọn có lớp chống dính tốt, Ngoài những nồi cơm điện có sẵn vỉ hấp, có loại không có bạn có thể mua thêm vỉ hấp ở ngoài. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nồi cơm điện với mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng thêm vào đó lại có rất nhiều chức năng của nhiều nhãn hiệu nồi cơm điện khác nhau từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,…Việt Nam, nhưng về cơ bản được phân thành 2 loại chính: nồi cơm điện cơ và nồi cơm kỹ thuật số.

Nồi cơm điện sản phẩm tiện dụng cho gia đình bạn

Để nấu được món xôi lạc ngon cho gia đình bằng nồi cơm điện bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau: Gạo nếp ngon 500g, lạc sống 200g, dầu ăn, muối ăn.

Cách nấu món xôi lạc bằng nồi cơm điện rất đơn giản. Đầu tiên bạn đãi gạo và ngâm với nước càng lâu càng tốt, Lạc sống bạn cũng đem ngâm với nước cho lạc mềm và khi thổi sẽ nhanh chín.

Gạo sau khi đã ngâm bạn đem ra vò kĩ lại sau đó xóc gạo với một thìa nhỏ muối cho xôi thêm đậm đà. Lạc đem rửa sạch. Sau khi đã làm xong bạn cho nước vào nồi cơm điện đặt vỉ lên và cắm cho sôi nước.

xôi lạc ngon bằng nồi cơm điện

Nước sôi bạn mở nồi cơm điện rồi đổ lạc vào vỉ rồi đổ gạo nên trên. Sau đó bạn chi cần đóng nắp, đặt thời gian rồi chờ cho sôi chín là được.

Cách hai nếu bạn không dùng lạc chín thì khi nước sôi bạn chỉ cần đổ gạo vào và chờ cho gạo chín. Sau khi chín bạn cho ra ngoài trộn với lạc chín, dầu ăn vậy là bạn đã có món xôi lạc ngon ưng ý rồi.