Xôi nước cốt dừa là một món ăn rất ngon đặc trưng của Việt Nam. Nguồn gốc của món xôi nước cốt dừa không biết từ đâu nhưng tôi đoán là bắt nguồn từ miền Tây. Nhiều người mà tôi biết có biết cách nấu xôi nước cốt dừa đều là người miền Tây. Nấu món xôi này đòi hỏi bạn phải chuẩn bị khá công phu và cầu kỳ. Trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu xôi nước cốt dừa bằng nồi cơm điện. Nghe rất đơn giản phải không nào.
Xôi được làm từ gạo nếp
Việt Nam là quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời. Vì vậy những món ăn từ lúa gạo rất phổ biến tại các bữa ăn. Từ bữa cơm gia đình, tiệc tùng, đám hỏi đám cưới, … đều có sự góp mặt của lúa gạo. Đặc biệt hơn vào các dịp lễ tết lớn của chúng ta luôn luôn có là bánh chưng, bánh dày, bánh tét được làm từ gạo nếp.
Gạo nếp là loại gạo đặc biệt hơn cả. Khi nấu lên sẽ rất dẻo, ngậy và thơm đúng như cái tên của nó vậy. Việt Nam ta sử dụng gạo nếp thường xuyên nhất là nấu xôi, một món ăn không thể thiếu của các gia đình việt.
Xôi rất quen thuộc với mọi người
Xôi cũng được xem là món ăn gắn bó với tuổi thơ của mọi người. Khi còn đi học được ăn sáng bằng 1 gói xôi mẹ làm thì đúng là rất hạnh phúc đó các bạn.
Tới nay, xôi đã được biến hóa rất nhiều, tạo nên nhiều món xôi ngon hơn, đa dạng và phòng phú hơn. Có thể kể đến như xôi ngọt thì có xôi bắp, xôi đậu đen, xôi đậu xanh. Xôi mặn cũng có rất nhiều loại như xôi chà bông, xôi kèm với nhiều món khác.
Khi nấu xôi người ta có thể sử dụng thêm nhiều nguyên liệu tạo màu, tạo mùi cho xôi. Ví dụ như sử dụng lá dứa tạo màu xanh đẹp mắt và mùi thơm thanh mát, dùng gấc tạo màu đỏ rực và vị ngọt cho xôi. Đặc biệt hơn là nước cốt dừa giúp món xôi của chúng ta càng thêm thơm, béo ngậy hơn rất nhiều.
Có nhiều cách nấu xôi
Nguyên liệu chính, dụng cụ và cách sơ chế nguyên liệu cho món xôi nước cốt dừa
Nguyên liệu của cách nấu xôi nước cốt dừa bằng nồi cơm điện
2 bát gạo nếp
0,5 bát đỗ xanh đã bỏ vỏ
Muối
Đường
Nước cốt dừa
Dụng cụ của cách nấu xôi nước cốt dừa bằng nồi cơm điện
Nồi cơm điện
Thau lớn
Cách nấu xôi nước cốt dừa bằng nồi cơm điện
Bước 1
Gạo nếp và đậu xanh đã cà vỏ bạn ngâm trong nước ấm khoảng 3 tiếng để gạo và đậu xanh khi nấu nhanh và mềm dẻo hơn.
Bước 2
Tiếp đến, gạo nếp và đậu xanh sau khi ngâm sẽ nở to hơn, bạn đem vo nhẹ, xóc, để ráo nước. Cho muối, đường vào xóc đều lên cho gạo ngấm rồi đổ gạo vào nồi cơm điện.
Bước 3
Cho 1/2 chén nước cốt dừa vào trước, sau đó thêm nước sạch vào sao cho cho phần nước xâm xấp khoảng 1 cm so với mặt gạo nếp, đậy nắp nồi cơm điện lại, nhấn nút nấu như bình thường.
Bước 4
Khoảng sau 10 phút là xôi nước cốt dừa bắt đầu sôi, bạn lấy đũa đảo đều phần gạo đỗ, đảo nhẹ nhàng đều tay vừa khiến cho gạo đỗ chín đều, đều nước và đều hơi. Đậy nắp nồi lại, sau khi nồi cơm điện nhảy nấc Warm thì khoảng 15 – 20 phút sau bạn mở nắp ra, đảo xôi, vậy là xôi đã chín rồi.
Để món xôi nước dừa thơm ngon đúng điệu, bạn cần chọn được loại gạo thật ngon. Đây là một giai đoạn rất quan trọng của quá trình làm món xôi này.
Đầu tiên, hạt phải đều nhau, căng bóng. Không có hạt gạo màu vàng. Không bị gãy hạt. Không bị mùn. Đây là những điều quan trọng nhất. Hình thức gạo nếp không phải là hạt gạo to hay nhỏ.
Bạn cũng không nên chọn loại gạo nếp trắng một cách lạ thường hay bạc bụng. Bởi vì đó là gạo đã được xay xát quá kỹ. Nó đã bị mất đi lớp cám bao quanh hạt gạo. Mà nơi đó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, canxi và các vitamin nhóm B.
Khi mua gạo nếp, bạn cần cho vài hạt gạo vào miệng và nhai thử. Nếu là hạt gạo ngon sẽ có vị ngọt nhẹ, không có mùi vị gì khác lạ. Gạo nếp dở, kém chất lượng thường không có mùi thơm do gạo để lâu. Hương thơm của gạo sẽ bị phân hủy do nhiệt độ của môi trường và bị chà xát nước trong không khí.
Bạn hãy ngửi thử hạt gạo để phân biệt gạo ngon hay dở. Nếu là gạo ngon, gạo sẽ có mùi thơm dễ chịu, nhẹ nhàng.
Điều tiên quyết là bạn nên chọn gạo nếp ở những cửa hàng uy tín, lâu năm hay chỗ mình đã quen mua. Bạn cũng chỉ nên mua lượng gạo vừa đủ dùng. Bởi vì gạo nếp để lâu sẽ bị nấm mốc, mối mọt không tốt cho sức khỏe.
Học nấu xôi nước cốt dừa ở đâu uy tín?
Tam Long Group biên soạn: