Top 12 # Cách Nấu Xôi Thập Cẩm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Xôi Mặn Nhân Thập Cẩm Siêu Ngon, Lạ Miệng

Cách nấu xôi mặn nhân cải xá bấu giòn giòn, tôm khô xào thấm ngon ngon, cùng đậu phộng rang giã bùi bùi, thêm hành lá cắt khúc thơm thơm, rưới thêm nước tương dầu hào , chèn ơi… ngon bá cháy bò chét!!!

Nguyên liệu

1/2kg nếp

Tôm khô

Cải xá bấu

Cách làm

Cải xá bấu giòn giòn, không quá mặn, tôm khô xào thấm ngon ngon, cùng đậu phộng rang giã bùi bùi, thêm hành lá cắt khúc thơm thơm, rưới thêm nước tương dầu hào , chèn ơi… ngon bá cháy bò chét!!!

Xôi mặn cải xá bấu (còn gọi là xôi mặn củ cải muối)

Nếp vo sạch bỏ xíu muối và ít nước, nấu nồi cơm điện như nấu cơm.

Cải xá bấu muối mua sợi dài ở hàng tạp khô rất mặn, nấu ít nước sôi bỏ muối vào, ngâm 10p, sau đó vớt ra vắt ráo. Ngâm nước sôi, ít muối thêm 10p nữa, rửa sạch nhiều nước vắt ráo, cắt nhuyễn nhỏ. ( Mẹo đó chính là bỏ muối vào cải muối cho nhanh nhả mặn).

Tôm khô ngâm nước ấm, vớt ráo, đâm nát ( không nát quá).

Cho xíu dầu, khử tỏi, cho tôm khô vào xào khi dậy mùi thơm xíu, khoảng 2-3p, cho cải xào chung, nêm hạt nêm và đường cho vừa ăn. Xôi bỏ nồi hấp vặn nhỏ lửa cho xôi luôn nóng (khi nào ăn mới hấp, rải cải xá bấu xào tôm khô lên mặt, sau đó rải hành cắt nhỏ, đậu phộng rang đập dập, cắt ớt bỏ vào.

Phi ít dầu, khử ít tỏi xay, cho nước tương và xíu dầu hào vào đun, đun nhanh tắt bếp, khi ăn rưới vào. Còn nếu muốn nhanh gọn xịt xì dầu ( nước tương cũng ngon nhe).Cách làm cải xá bấu

Theo MNMN

Cách chế biến món sườn chiên sốt nấm mới lạ cho bữa ăn gia đình

Sườn là một trong số những thực phẩm và gần gũi trong những bữa ăn của nhiều gia đình và sườn được sử dụng chế biến rất nhiều món ăn khác nhau: nấu canh, sườn xào chua ngọt,…

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món sườn chiên sốt nấm

– 3 lạng sườn non

– 50 gam nấm đùi gà

– 50 gam nấm hương

– 1 nửa củ cà rốt

– 1 nửa củ hành tây

– Hành khô, hành lá, tỏi, rau mùi

– Gia vị: hạt nêm, dầu hào, nước tương, dầu ăn, hạt tiêu.

2. Cách chế biến món sườn chiên sốt nấm

Bước 1 : Đầu tiên sườn các bạn hãy rửa sạch sau đó chặt thành những miếng vừa ăn. Để khử đi mùi hôi của sườn là giúp sườn sạch hơn thì các bạn hãy luộc qua sườn với nước sôi sau đó thả vào nước lạnh. Tiếp theo bạn hãy cho sườn vào trong nồi rồi cho 2 chén nước đun khoảng 15 phút để sườn mềm hơn và bạn hãy giữ lại nước để làm nước sốt cho. Đây là bí quyết giúp cho món sườn chiên sốt nấm thơm ngon hơn. Khi bạn đã hầm sườn xong thì bạn hãy vớt sườn ra để cho ráo. Hành tỏi bóc vỏ băm nhỏ.. sau đó bạn hãy cho hành, tỏi băm vào sườn để ướp và cho thêm 1 nửa muỗng cà phê tiêu, 1 nửa muỗng cà phê hạt nêm trộn thật đều rồi để ướp khoảng 10 phút.

Bước 2 : Cà rốt rửa sạch gọt vỏ rồi bào thành sợi. hành tây bóc lớp vỏ bên ngoài rửa sạch sau đó thái thành hình múi cau. Nấm hương và nấm đùi gà rửa sạch để ráo rồi thái thành sợi. hành lá, rau mùi cũng rửa sạch và cắt khúc.

Bước 3 : Sau đó bạn hãy chuẩn bị một cái chảo rồi cho dầu vào đun nóng sau đó cho sườn đã ninh vào chiên cho sườn vàng đều 2 mặt sau đó thì vớt sườn ra cái đĩa lót giấy thấm dầu ở dưới để sườn thấm bớt dầu.

Bước 4 : Tiếp theo bạn hãy đổ bớt dầu trong chảo ra một cái bát rồi cho hành tỏi băm vào trong chảo phi thơm và cho cà rốt, hành tây, nấm vào xào rồi bạn hãy cho 1 thìa canh nước tương, 1 nửa muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh dầu hào cùng với phần nước ninh sườn sau đó bạn hãy đun cho phần nước trong chảo sôi lên thì bạn hãy rắc thêm hạt tiêu vào và tắt bếp.

Bước 5 : Bạn hãy xếp phần sườn đã chiên vàng ra một cái đĩa sâu lòng rồi rưới phần nước sốt nấm vừa chế biến ở bước 4 lên đĩa sườn và trang trí cho đĩa sườn đẹp mắt và thưởng thức.

Theo NHHS

Cá lóc xốt gừng món ăn ngon, bổ dưỡng ấm bụng ngày lạnh Cá lóc được dùng để chế biến rất nhiều món ngon, ngoài ra nó còn được các bà mẹ lựa chọn làm nguyên liệu nấu cháo cho các bé. Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm về hàm lượng dinh mà cá lóc đem lại. Trong chuyên…

Cách Nấu Xôi Mặn Thập Cẩm Thơm Ngon Bằng Nồi Cơm Điện

Xôi mặn thập cẩm là món ăn có hương vị dung hoà của nhiều loại nguyên liệu khác nhau như lạp xưởng, nấm đông cô, hành lá, gạo nếp… Một phần xôi sẽ mang đến rất nhiều năng lượng cho người ăn nên ngoài việc dùng làm món ăn cho bữa sáng thì xôi mặn thập cẩm có thể dùng như một món ăn no. Không những thế, cách nấu xôi mặn thập cẩm không hề khó như nhiều người nghĩ lại thêm cách dùng nồi cơm điện để nấu thì lại càng dễ dàng, đơn giản hơn.

Nếu đang phân vân không biết nấu gì cho cả nhà vào bữa sáng các bạn hãy thử xôi mặn cho bữa sáng thơm ngon nhiều vị, không chỉ đẹp mắt với nhiều màu sắc khác nhau mà còn rất bổ dưỡng nữa.

Nguyên liệu

½ kg nếp ngỗng (hoặc nếp gì tùy thích)

50g thịt nạc thăn

30g tôm khô

20g nấm đông cô khô

4 cọng lạp xưởng nhỏ

50g đậu phộng

1 củ cải muối (mua ở siêu thị)

2 tép hành lá

Gia vị: Dầu ăn, muối, đường, bột ngọt, tỏi, ớt

Cách làm

Đậu phộng nấu với nếp khá lâu chín nên sau khi ngâm khoảng 30 phút, bạn phải luộc cho đậu mềm trong khoảng 1 tiếng với lửa nhỏ chứ không cho vào hấp cùng lúc với cơm. Đây là nguyên liệu cần được chuẩn bị thật sớm. Đậu phộng trước khi nấu cần ngâm nước cho nở rồi vớt ra, cho vào nồi luộc với chút muối.

Ngâm nếp từ 4 đến 5 tiếng trước khi đem đồ (hấp), nếp sẽ mau mềm hơn.

Cho nếp vào xửng nồi cơm điện và hấp trực tiếp bằng nồi cơm điện bạn nấu hàng ngày, phía dưới nồi bạn cho nước ngập 2/3 nồi để đảm bảo đủ hơi nước giúp nếp mau mềm. Thường thời gian hấp sẽ lâu hơn nấu nhưng việc hấp đảm bảo nếp chín mềm, đều mà không nhão như khi nấu. Trong lúc hấp, thỉnh thoảng dùng vá, đũa xới nếp lên để nếp chín đều. Có thể vẩy thêm ít nước lên bề mặt của nếp để nếp mau chín hơn.

Trong khi chờ đợi đậu và nếp chín, bạn cần sơ chế các nguyên liệu đã có: thịt rửa sạch, tôm khô, nấm đông cô.

Củ cải muối xả, vắt thật kỹ nhiều lần cho bớt mặn rồi thái nhỏ, có thể thái hạt lựu hoặc thái sợi tùy thích. Nấm đông cô sau khi ngâm nở có thể chần sơ qua nước sôi, vớt ra, cho vào nước lạnh rồi vắt sạch, thái sợi nhỏ.

Thịt nạc thăn ướp với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm, một chút tỏi ớt băm, để một lúc rồi đem ram. Cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi băm, cho thịt vào đảo săn rồi thêm nước, để lửa riu riu. Ram đến khi cạn nước, thấy thịt vàng, dùng đũa trở đều các mặt.

Lấy thịt ra, để nguội rồi thái hạt lựu.

Lạp xưởng để hạn chế dầu mỡ, bạn không nên chiên mà luộc. Đun sôi ít nước rồi cho lạp xưởng vào luộc chín. Khi cạn hết nước, bạn lăn lạp xưởng trên chảo nóng một lúc để mỡ trong lạp tuôn ra, trông bóng bẩy không khác nào chiên.

Xắt lạp xưởng thành từng miếng mỏng.

Bắc chảo lên bếp, cho vào ít dầu, phi thơm hành. Cho tiếp nấm, tôm khô, củ cải muối vào xào đến khi săn, chín đều. Nêm muối, đường, bột ngọt hơi đậm để khi trộn vào xôi là vừa. Xào chín các nguyên liệu và nêm gia vị vừa ăn trước khi trộn vào xôi.

Kiểm tra khi thấy nếp chín đều, bạn cho đậu phộng đã luộc vào, trộn đều rồi hấp thêm một lúc nữa.

Cho các nguyên liệu đã xào và thịt thái hạt lựu trộn đều vào xôi, nêm lại một lần nữa để đảm bảo xôi mặn ngọt vừa ăn. Để xôi trên nồi hấp một lúc nữa.

Hoàn thành! Cuối cùng, cho xôi ra đĩa, xếp lạp xưởng lên trên, cho chút hành lá phi cho thêm bắt mắt, rắc thêm chà bông mặn và xịt nước tương (nếu ăn đạm đà) khi ăn.

Cách Nấu Xôi Mặn Thập Cẩm Bằng Nồi Cơm Điện Thơm Ngon

½ kg nếp ngỗng (hoặc nếp gì tùy thích)

50g thịt nạc thăn

30g tôm khô

20g nấm đông cô khô

4 cọng lạp xưởng nhỏ

50g đậu phộng

1 củ cải muối (mua ở siêu thị)

2 tép hành lá

Gia vị: Dầu ăn, muối, đường, bột ngọt, tỏi, ớt.

Bước 1: Luộc đậu phộng

Đậu phộng nấu với nếp khá lâu chín nên sau khi ngâm khoảng 30 phút, bạn phải luộc cho đậu mềm trong khoảng 1 tiếng với lửa nhỏ chứ không cho vào hấp cùng lúc với cơm. Đây là nguyên liệu cần được chuẩn bị thật sớm. Đậu phộng trước khi nấu cần ngâm nước cho nở rồi vớt ra, cho vào nồi luộc với chút muối.

Bước 2: Nấu xôi

Ngâm nếp từ 4 đến 5 tiếng trước khi đem đồ (hấp), nếp sẽ mau mềm hơn.

Cho nếp vào xửng nồi cơm điện và hấp trực tiếp bằng nồi cơm điện bạn nấu hàng ngày, phía dưới nồi bạn cho nước ngập 2/3 nồi để đảm bảo đủ hơi nước giúp nếp mau mềm. Thường thời gian hấp sẽ lâu hơn nấu nhưng việc hấp đảm bảo nếp chín mềm, đều mà không nhão như khi nấu. Trong lúc hấp, thỉnh thoảng dùng vá, đũa xới nếp lên để nếp chín đều. Có thể vẩy thêm ít nước lên bề mặt của nếp để nếp mau chín hơn.

Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu làm nhân

Trong khi chờ đợi đậu và nếp chín, bạn cần sơ chế các nguyên liệu đã có: thịt rửa sạch, tôm khô, nấm đông cô.

Củ cải muối xả, vắt thật kỹ nhiều lần cho bớt mặn rồi thái nhỏ, có thể thái hạt lựu hoặc thái sợi tùy thích. Nấm đông cô sau khi ngâm nở có thể chần sơ qua nước sôi, vớt ra, cho vào nước lạnh rồi vắt sạch, thái sợi nhỏ.

Bước 4: Ram thịt

Thịt nạc thăn ướp với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm, một chút tỏi ớt băm, để một lúc rồi đem ram. Cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi băm, cho thịt vào đảo săn rồi thêm nước, để lửa riu riu. Ram đến khi cạn nước, thấy thịt vàng, dùng đũa trở đều các mặt.

Lấy thịt ra, để nguội rồi thái hạt lựu.

Bước 5: Luộc lạp xưởng

Lạp xưởng để hạn chế dầu mỡ, bạn không nên chiên mà luộc. Đun sôi ít nước rồi cho lạp xưởng vào luộc chín. Khi cạn hết nước, bạn lăn lạp xưởng trên chảo nóng một lúc để mỡ trong lạp tuôn ra, trông bóng bẩy không khác nào chiên.

Xắt lạp xưởng thành hạt lựu.

Bước 6: Xào nhân mặn

Bắc chảo lên bếp, cho vào ít dầu, phi thơm hành

Cho nấm, tôm khô, củ cải muối vào xào đến khi săn, chín đều. Nêm muối, đường, bột ngọt hơi đậm để khi trộn vào xôi là vừa. Xào chín các nguyên liệu và nêm gia vị vừa ăn trước khi trộn vào xôi.

Bước 7: Cho đậu đã luộc vào xôi

Kiểm tra khi thấy nếp chín đều, bạn cho đậu phộng đã luộc vào, trộn đều rồi hấp thêm một lúc nữa.

Bước 8: Trộn nhân mặn vào xôi

Cho các nguyên liệu đã xào và thịt thái hạt lựu trộn đều vào xôi, nêm lại một lần nữa để đảm bảo xôi mặn ngọt vừa ăn. Để xôi trên nồi hấp một lúc nữa.

Hoàn thành! Cuối cùng, cho xôi ra đĩa, xếp lạp xưởng lên trên, cho chút hành lá phi cho thêm bắt mắt, rắc thêm chà bông mặn và xịt nước tương (nếu ăn đậm đà) khi ăn.

Nhà bạn đã có ngay món xôi quen thuộc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm quá phải không nè!

Cách Nấu Chè Chuối Khoai Thập Cẩm

Nguyên liệu

1 nải chuối sáp,2 củ khoai lang tím ,2 củ khoai lang mật ,2-3 củ khoai mì,250gr dừa nạo, 1 trái dừa tươi,Bột khoai, bột báng, lá dứa , 1 bịch sữa tươi có đường, đường phèn.

Cách làm

Công thức món ăn vặt: cách nấu chè chuối khoai thập cẩm

Nguyên liệu cho món chè chuối khoai thập cẩm gồm có:

Chọn đường phèn thay đường cát cho vị ngọt thanh.

Bột khoai, bột báng.

Chuối sáp (lựa nải chín), lột vỏ ướp với xíu đường.

Khoai lang tím , khoai lang mật , khoai mì ( riêng khoai mì lột vỏ ngâm nước muối 2 giờ) cắt vuông tuỳ thích. Lá dứa rửa sạch, bó lại.

Dừa nạo vắt nước cốt. Dừa tươi lấy nước, cơm dừa nạo cắt sợi nhuyễn.Bắt nồi bỏ chuối vào sên với ít nước lọc, lửa thật nhỏ đến khi chuối chuyển sang màu vàng đậm. Đổ nước dừa tươi vào. Thêm khoai mì và bột báng, sợi bột khoai vào, 10 phút sau bỏ tiếp khoai lang các loại.

Khi khoai gần chín đổ nc cốt dừa vào, thêm đường phèn. Lá dứa buộc gút, thêm xíu nhỏ muối, nêm vừa ngọt, tiếp cho dừa sợi vào. Cuối cùng cho 1 bịch sữa tươi vào nấu khoảng 5 phút tắt bếp.

Mình làm không theo công thức nào cả, chủ yếu thích gì bỏ đó thôi, nhưng rất là ngon và lạ, ăn 2 chén cũng không ngán.Múc chè dùng nóng hay ăn lạnh đều ngon.

Theo bepgiadinh

Cuối tuần nấu chè chuối thơm ngon, thanh mát đãi cả nhà ăn chơi

Chè chuối ngọt mát vừa thơm vừa dẻo, lại béo bùi sẽ là món ăn chơi tuyệt hấp dẫn cuối tuần.

1. NGUYÊN LIỆU LÀM CHÈ CHUỐI

– Chuối chín 10 – 15 trái (chọn chuối sứ, chuối ngự)

– Bột báng 100 gr

– Bột khoai 100 gr

– Dừa khô 1 trái

– Khoai lang, khoai mì hoặc khoai môn: mỗi thứ 1 củ

– Lạc rang, đường.

2. CÁCH NẤU CHÈ CHUỐI

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Chuối bỏ vỏ cắt nhỏ ướp với khoảng 200 gr đường cho ngấm.

– Bột khoai và bột báng đem ngâm nước khoảng 10-20 phút thì lấy ra, đem luộc với nước cho chín. Khi chín đổ ra rửa lại với nước lạnh. Luộc và rửa lại như vậy làm cho bột khi cho vào chè không bị hôi.

– Dừa khô cho thật ít nước vào vắt lấy hơn chén nước cốt. Cho thêm 2 -3 chén nước vào dừa vắt lấy nước lần hai.

– Khoai bỏ vỏ cắt nhỏ hấp hay luộc chín.

Bước 2: Nấu chè chuối

– Chuối đã ướp đường cho lên bếp nấu với lửa nhỏ vài phút. Thêm ít nước nấu cho sôi nhẹ. Thêm nước dừa lần 2 vào nấu cùng, thêm đường cho vừa ăn, nấu cho sôi nhẹ cho khoai vào thêm nước cốt dừa nấu thêm ít phút thì tắt bếp.

– Đợi chè hơi nguội, cho bột khoai và bột báng vào.

Chè chuối ăn nóng hay ăn kèm đá lạnh đều ngon. Khi ăn cho ít lạc rang hoặc dừa khô đều hấp dẫn.

Theo chúng tôi

Món bánh đẹp mắt này đã giúp tôi ghi điểm trong mắt cả nhà Món bánh khoai lang tím vừa đẹp mắt ăn lại bùi ngon, chỉ thử 1 lần là mê liền. Nguyên liệu 250g bột năng 400ml nước cốt dừa 130g khoai lang tím đã gọt vỏ 400ml nước 150g đường phèn 150g sữa bột Cách làm Bước 1 Khoai…