Top 10 # Cách Nấu Yến Mạch Cho Bé 7 Tháng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

4 Món Cháo Yến Mạch Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Yến mạch là một loại siêu thực phẩm cực tốt để đưa vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật khi bé được 7 tháng. Chỉ với nguyên liệu này mẹ có thể làm được rất nhiều món đó.

Yến mạch là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng lại ít khi khiến cho các bé bị dị ứng nên rất được các mẹ ưa chuộng cho vào thực đơn ăn dặm khi bé đã có thể tiếp nhận loại thực phẩm này. Trong yến mạch, bé có thể hấp thụ được chất xơ, sắt, kẽm, vitamin B tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Yến mạch đã tốt như vậy rồi, nếu các mẹ kết hợp với những nguyên liệu dinh dưỡng khác, chắc chắn bé sẽ “ăn mau chóng lớn”

Món đầu tiên Vân Suri muốn chia sẻ là món Cháo yến mạch thịt bò cần tây. Giàu sắt và folate, thịt bò là một loại thịt dễ tiêu hóa phù hợp cho bé ăn dặm. Để chọn cho bé loại thịt bò phù hợp nhất, các mẹ hãy chọn phần thịt nạc với 1 ít chất béo, điển hình là phần dẻ sườn bò hay ức bò.

10g thịt bò

2 nhánh cần tây

50g bột yến mạch

Dầu Oliu

Một món thanh đạm cho bé ăn dặm cực tốt, rau củ cung cấp nhiều chất xơ và vitamin. Các mẹ có thể chọn những rau củ dễ ăn như cà rốt, súp lơ, đậu Hà Lan.

Rau củ: Đậu Hà Lan, súp lơ, cà rốt

50g bột yến mạch

Rau củ sau khi các mẹ xử lý bước đầu như gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ thì đem xay nhuyễn, có thể cho thêm ít nước cho dễ xay. Sau đó cho thêm bột yến mạch vào nồi. Nước thì cho ngập rau củ, bật bếp đun khoảng 15-20 phút cho chín là có thể tắt bếp cho ra. Các mẹ thêm dầu oliu cho dễ nuốt.

Tôm là một loại hải sản mà bé có thể ăn dặm ngon mà bổ dưỡng, giàu dưỡng chất lại có thể dùng để chế biến được nhiều món. Tôm có chứa một lượng protein dồi dào, chiếm khoảng 25% thành phần có trong tôm. Ngoài ra tôm còn cung cấp sắt và vitamin B12.

50g yến mạch ( đương nhiên không thể thiếu rồi các mẹ nhỉ )

100g tôm đã bóc vỏ

100ml sữa tươi

Hành khô, dầu oliu

Các mẹ cho sữa vào đun sôi trước, sau đó đổ yến mạch thêm vô, đun nhỏ lửa tiếp khoảng 10 phút. Đến khi các mẹ nhìn thấy bột yến mạch mịn là được. Trong khi các mẹ đun yến mạch với sữa thì chuẩn bị một chảo khác, dùng dầu oliu phi hành thơm rồi cho tôm vào xào chín. Sau khi xào chín thì các mẹ đổ vào nồi yến mạch rồi đun thêm 15-20 phút. Giờ yến mạch đã chín các mẹ chỉ việc đổ ra bát mà để cho bé măm thôi.

Sau tôm thì bào ngư là một loại hải sản siêu bổ dưỡng, chứa nhiều dưỡng chất như magie, vitamin B,E, protein ….

200g bào ngư

100g yến mạch

Một ít hành lá, gừng và tía tô

Các mẹ rửa sạch bào ngư trước rồi rồi cho vào nồi đem hầm trước. Yến mạch được cho vào sau đó để đun tiếp đến khi nhuyễn thành cháo. Xào hành lá, gừng với tía tô rồi cho vào nấu chung. Yến mạch các mẹ nên chọn loại yến mạch cán. Khi hỗn hợp được nấu chín thì chỉ việc cho ra bát.

Vậy là các mẹ đã có sẵn 4 món ăn dặm kiểu Nhật nấu từ yến mạch thơm ngon bổ dưỡng cho bé rồi.

Cách Nấu Cháo Yến Mạch Tăng Cân Cho Bé Theo Từng Tháng Tuổi

Dù còn xa lạ ở Việt Nam nhưng yến mạch đã được đưa vào chế độ ăn của các nước phương Tây từ lâu. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, yến mạch là loại ngũ cốc quen thuộc trong chế độ ăn của bé ngay từ những năm đầu đời. Đây được xem là loại thực phẩm vàng, với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp bé tăng cân hiệu quả.

Công dụng của yến mạch đối với trẻ nhỏ

Yến mạch có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu protein, vitamin và những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Yến mạch giàu chất xơ hòa tan. Chất này có tác dụng làm mềm phân, giúp bé dễ tiêu hóa và phòng tránh chứng táo bón hay khó tiêu.

Yến mạch giúp tăng khả năng tập trung và sự phát triển trí tuệ ở bé. Khác với một số loại ngũ cốc khác, yến mạch rất lành tính và ít gây dị ứng ở trẻ.

Thời gian này bé đã bắt đầu mọc răng và có thể ăn được những thức ăn ở dạng bột nhão. Mẹ có thể dùng yến mạch để nấu cháo ăn dặm cho bé, tuy nhiên bạn nên xay cháo cho mịn để bé dễ tiêu hóa.

Món ăn tiêu biểu: CHÁO YẾN MẠCH SỮA CÔNG THỨC

Ở độ tuổi này, các mẹ nên cho bé ăn thêm những món cháo thô hơn để tập cho bé quen dần với thức ăn rắn. Ngoài sữa công thức, mẹ nên cho bé ăn thêm các nhóm thức ăn rắn như thịt (gà, bò, heo…), rau củ (bông cải, cà rốt, đậu hà lan), trái cây mềm (táo, xoài, bơ…)

Món ăn tiêu biểu: CHÁO YẾN MẠCH THỊT GÀ

+ Cà rốt chứa nhiều vitamin A, giúp bé tăng cường thị giác. Đây cũng là loại củ dễ tiêu hóa, có tác dụng nhuận trường, kháng giun nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

+ Đậu Hà Lan rất giàu vitamin K, giúp tăng cường sự bền chắc của xương. Đậu Hà Lan cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, trong đậu Hà Lan có một lượng lớn canxi, vitamin A, C và sắt tốt cho sự phát triển của trẻ.

Để biết thêm công thức cháo yến mạch cho bé từ 10 -15 tháng tuổi, vui lòng xem

Bé từ 15 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn được các loại thức ăn cứng thô như người lớn vì vậy mẹ có thể cho bé ăn cơm nhão hay cháo hột, đồng thời chú trọng nhiều vào màu sắc các món ăn để kích thích sự ngon miệng và thích thú của trẻ.

+ Bí đỏ giúp bé dễ tiêu hóa. Trong bí đỏ chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất như kali, magie, vitamin A, vitamin C, caroten… tốt cho thị giác và giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.

Để biết thêm nhiều công thức cháo yến mạch cho bé lớn hơn 15 tháng tuổi, vui lòng xem

7 Cách Nấu Cháo Ngon, Đơn Giản Với Yến Mạch Và Trái Cây Cho Bé

Cách nấu cháo với yến mạch và trái cây khá đơn giản, mẹ dễ nấu bé dễ ăn. Ảnh chúng tôi

1. Cách nấu cháo với yến mạch, quả mọng và chuối

1.1. Nguyên liệu

2 muỗng canh (20g) cháo yến mạch nấu sẵn

120ml sữa tươi nguyên kem ¼ trái chuối cỡ vừa

10g quả việt quất/ mâm xôi/ dâu/ nam việt quất (tươi hoặc đông lạnh)

1 muỗng cà phê sữa chua

1.2. Cách làm

Bạn cho cháo yến mạch cùng sữa vào nồi khuấy đều cho đến khi cháo đặc lại, sau đó bớt lửa và đun tiếp khoảng 2-3 phút

Bạn cắt chuối thành miếng nhỏ dạng ngón tay (hoặc cắt lát hay hạt lựu tùy theo mức độ thô, mịn mà bé đang ăn)

Bạn cho quả mọng vào cháo tiếp tục đun cho đến khi quả mềm

Bạn có thể cho thêm sữa nếu bé thích ăn cháo lỏng

Bạn trút cháo ra tô, thêm sữa chua và cho bé ăn cùng chuối

Yến mạch, chuối và quả mọng kết hợp thành món cháo vị đậm nhưng hài hòa cho bé. Ảnh Internet

1.3. Lưu ý

Đối với bé mới ăn dặm:

Bạn chọn quả mọng phù hợp với độ tuổi ăn của bé.

Bạn có thể thay sữa tươi bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bạn có thể rây cháo đến độ thô, mịn mong muốn theo độ tuổi ăn của bé.

Bạn có thể giảm lượng sữa chua hoặc không cho nguyên liệu này.

2. Cách nấu cháo dâu dưa hấu

2.1. Nguyên liệu

1 chén dâu cắt nhỏ

1 chén dưa hấu bỏ hạt, cắt nhỏ

½ chén cháo yến mạch/ cháo gạo nấu sẵn

2.2. Cách nấu cháo dâu dưa hấu

Bạn xay nhuyễn dâu cùng dưa hấu

Bạn trộn ¼ phần trái cây xay vào ½ cháo (phần còn lại bạn có thể cất vào ngăn mát tủ lạnh và dùng trong vòng 48 giờ, hoặc cất vào khay đông)

Cách nấu cháo dâu dưa hấu so với các cách nấu cháo khác rất dễ thực hiện và mất ít thời gian để chuẩn bị. Với mùi vị chua, ngọt tự nhiên từ dâu và dưa hấu, chắc chắn sẽ là món cháo giúp bé đổi vị một cách ngon lành.

2.3. Lưu ý

Cháo có thể dùng cho bé 8 tháng tuổi trở lên

Bạn có thể điều chỉnh độ thô mịn tùy theo độ tuổi và sở thích của bé

Cháo yến mạch dâu dưa hấu hấp dẫn. Ảnh Internet

3. Cách nấu cháo yến mạch táo

3.1. Nguyên liệu

¼ chén bột yến mạch

1 chén nước

¼ muỗng cà phê bơ tinh (bơ khan)

1 quả táo cỡ vừa

¼ muỗng cà phê bột hạnh nhân (không bắt buộc)

3.2. Cách làm

Bạn cho yến mạch và nước vào nồi nấu trên lửa nhỏ cho mềm

Bạn rửa sạch táo, gọt vỏ và cắt nhỏ (hoặc xay nhuyễn)

Khi cháo đã đặc, bạn cho bơ, táo vào khuấy đều

Bạn múc cháo ra chén, rắc bột hạnh nhân lên trên và để nguội cho bé dùng

3.3. Lưu ý

Món cháo dùng cho bé 6 tháng tuổi hoặc hơn.

Bạn nên cân nhắc về việc cho bột hạnh nhân hoặc bột loại hạt khác nếu gia đình bạn hoặc bé có tiền sử dị ứng

Cháo táo yến mạch rất thân thiện mẹ có thể nấu cho bé thử khi con mới tập ăn. Ảnh chúng tôi

4. Cách nấu cháo yến mạch táo, lê và mơ

4.1. Nguyên liệu

1 quả táo, gọt vỏ, bỏ lõi và cắt nhỏ

1 quả lê chín, gọt vỏ, bỏ lõi và cắt nhỏ

4 quả mơ khô ăn liền, cắt nhỏ

4 muỗng canh nước

150ml sữa

3 muỗng canh cháo yến mạch

4.2. Cách làm

Bạn cho trái cây và nước vào nồi, đậy vung và nấu cho đến khi mềm (bạn có thể dằm nhuyễn trái cây tùy thuộc vào độ tuổi và sở thích của bé)

Bạn cho cháo và sữa vào một nồi khác, khuấy trên lửa nhỏ

Bạn trộn trái cây vào hỗn hợp cháo là đã hoàn thành món ăn cho trẻ

Cháo táo lê mơ là một món ngon thú vị dành cho bé. Ảnh Internet

5. Cách nấu cháo với yến mạch và xoài

5.1. Nguyên liệu

3 muỗng canh yến mạch ăn liền

1 chén thịt xoài

1 chén sữa

1 nhúm bột quế (không bắt buộc)

5.2. Cách làm

Bạn nấu yến mạch cùng với sữa trên lửa nhỏ trong vài phút sau đó để nguội

Bạn trộn đều thịt xoài, bột quế sau đó cho yến mạch vào trộn đều một lần nữa và cho trẻ dùng

Mặc dù trẻ 6 tháng đã có thể tập ăn xoài chín nhưng mẹ có thể giới thiệu cho trẻ sau ở tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 8 trở đi.

Cháo yến mạch xoài có vị mạnh kích thích bé ăn tốt. Ảnh Internet

6. Cháo yến mạch cam

6.1. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị

½ chén yến mạch

1 chén sữa

1 muỗng cà phê bơ tinh (bơ khan)

4 múi cam cắt nhỏ

Một ít nước cam vắt

6.2. Cách làm

Bạn cho bơ và yến mạch vào xào trên chảo không dính, sau đó cho sữa vào nấu trong khoảng 8-10 phút

Trong một cái chảo khác, bạn nấu cam với nước cam vắt trong vài phút

Bạn trộn cam vào yến mạch và đun sôi thêm một lúc rồi múc ra cho trẻ dùng ấm hoặc lạnh đều được

Cháo yến mạch cam cũng là món ngon đậm vị mẹ có thể cho bé thử xen kẽ cùng các món cháo khác. Ảnh Internet

7. Cháo yến mạnh chuối

7.1. Nguyên liệu

2 muỗng canh yến mạch (loại ăn liền)

¾ chén nước

¼ chén chuối chín mềm, cắt nhỏ

¾ – 1 muỗng cà phê đường thốt nốt (không bắt buộc)

7.2. Cách làm

Bạn nấu yến mạch với nước trên lửa nhỏ cho đến khi đặc lại sau đó múc ra để nguội

Bạn khuấy tan đường, lọc lại rồi cho vào cháo

Bạn trộn chuối cắt nhỏ hoặc nghiền vào cháo và cho trẻ dùng

Yến mạch chuối là món cháo cực kỳ thân thiện với mọi bé. Ảnh Internet

8. Lưu ý chung

Khi nấu cháo cho bé, bạn hãy lưu ý một số điểm sau:

Tùy vào thời điểm ăn của bé, bạn chọn nguyên liệu trái cây cho phù hợp nhất với hệ tiêu hóa của con.

Trước khi bạn thử một món cháo với nguyên liệu mới, hãy chắc chắn rằng bé không bị dị ứng với nguyên liệu đó

Bạn hãy đợi 2 ngày sau khi giới thiệu món ăn mới cho bé để kiểm tra phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở con

Bạn hãy thử món ăn để kiểm tra mùi vị, độ đặc lỏng, kết cấu và những yếu tố khác trước khi cho trẻ ăn

Đối với các món súp, nước sốt, hay bột, bạn hãy dùng bột yến mạch để đạt được độ đặc, mịn mong muốn

Bạn hãy ngâm yến mạch trước khi chế biến để giảm thời gian nấu

Cách Nấu Bột Cho Bé 7 Tháng Tuổi

Chế độ ăn cho trẻ 7 tháng tuổi

Một bà mẹ hỏi chuyên gia dinh dưỡng: Bé gái nhà tôi 6 tháng 25 ngày, từ tháng thứ 5 đến giờ, cháu chỉ tăng 200g. Hiện, cháu nặng 7,2kg, cao 65cm. Cháu ăn rất chậm, 45 phút đến một tiếng mới xong bữa. Xin bác sĩ tư vấn chế độ ăn hợp lý giúp cháu lớn khỏe? (Vân Anh, Hà Nội)

Lượng ăn một ngày của cháu như sau: 7h sáng ăn 130ml sữa,10h ăn 100ml bột, 12h ăn sữa chua, 14h ăn 130ml sữa, 17h ăn 130ml sữa. Lúc 18h-19h bé bú mẹ. Bé ăn thêm 90ml-130ml sữa vào lúc 20h, đêm cháu bú mẹ.

Cách nấu bột cho bé 7 tháng tuổi

Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng:

Bé gái gần 7 tháng có mức cân nặng trung bình chuẩn là 7,5kg, cao 67cm, như vậy cân nặng và chiều cao của con bạn hơi thiếu. Mức tăng cân tháng thứ 4, 5, 6 là 500-600g mỗi tháng. Bé nhà bạn chỉ tăng 200g mỗi tháng là ít.

Con bạn bị biếng ăn vì thời gian ăn lâu quá lâu, 45-60 phút mới xong bữa. Tổng lượng ăn của trẻ 7 tháng phải khoảng 1.200ml (600ml sữa và 2-3 bữa bột tương đương 400-600ml bột). Theo bạn mô tả thì tổng lượng ăn của con là 700ml sữa và một bữa bú mẹ, 1 bữa bột. Như vậy là chưa cân đối, bạn cần tăng thêm bột để tổng 2 đến 3 bữa bột mỗi ngày, và 500-600ml sữa mỗi ngày bao gồm cả sữa mẹ (nên ưu tiên sữa mẹ).

Bên cạnh đó, bé cần ăn các chế phẩm sữa như sữa chua, phomat mềm… Về bữa bột cháo ăn dặm: sang tháng thứ 7, ngoài các loại thức ăn thịt, lòng đỏ trứng gà như khi mới tập ăn dặm, bé đã ăn được các loại cá, tôm, cua. Sang tháng thứ 8, bé sẽ ăn được đa dạng các loại thực phẩm như của trẻ lớn (nhưng vẫn phải xay giã nhuyễn). Các bữa ăn đều phải có rau hoặc củ và có dầu, mỡ (xen kẽ bữa dùng dầu bữa dùng mỡ).

Các mẹ chia sẻ thực ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Mình cho nàng ý ăn bột mặn 2 bữa / ngày. Trộm vía mỗi lần cũng ăn được 1 bát ăn cơm. Mình thường ninh nước xương/ nước thịt bò/thịt gà rồi cho thịt lơn/ thịt bò + rau xanh như bí, su su , rau cải cúc…. vào ninh cùng, xay mịn thành nước rồi quấy với bột .

Mẹ bé Nô tư vấn ăn dặm:

Bé nhà mình sang tuần được 7 tháng, mình cho bé ăn mặn từ 5 tháng vì bé không thích ăn ngọt, sau đây là thực đơn 1 ngày của bé nhà mình, minh gửi lên cho các mẹ tham khảo.

Sáng : 9h -100ml sữa + bột hip / 11h: bột / 1h an hoa quả/ 3 h măm váng sữa/ 5h30 ăn bột/ tối ăn thêm 1 bữa sữa/ đêm 1 bữa sữa / + bú mẹ khoảng 50ml/ngày.

Bột của bé mình đun thêm nước tôm, cá, thịt lợn, thịt bò, ngan, gà, trứng gà + các loại rau (tất cả các loại rau), thay đổi liên tục, từ tuần này mình bắt đầu cho bé ăn cả cái lẫn nước.

Bé nhà mình ăn như vậy nhưng không bụ, chỉ khỏe và rất nhanh thôi! (6 tháng bé đã biết gọi mẹ , bà…. và nghịch liên tục thôi) bé nhà mình là bé gái ạ!

(Mẹ BiBi): Bé nhà mình cũng mới ăn dặm được hơn 1 tháng thôi. Lúc đầu mình cho ăn bột HIPP, nhưng nàng ta chỉ thích bột gạo sữa chứ không thích các loại chuối đào gì gì đó. Sau 1 tuần mình cho nàng ta ăn bột mặn, trộm vía con có vẻ thích ăn bột mặn hơn. Gọi là bột mặn nhưng mình cũng chưa nêm gia vị hay dầu ăn. Mình làm thế này: Rau xay ra/ củ luộc xong nghiền hoặc xay nhỏ, Thịt luộc qua rồi xay, xay xong rây qua cho hết các sơ to (vì mới ăn dặm nên mình mới chỉ lọc lấy nước, sợ con hóc), cho bột vào quấy gần 10 phút với nước thịt, khi gần chín cho rau củ vào quấy 1 lúc rồi bắc ra. Mới chỉ thế thôi. Mình thấy là nấu các loại quả bầu, bí, cà rốt rất ngọt nước, ăn ngon, còn rau thì hơi khó ăn chút .

Mẹ bé Sin

Thực đơn dành cho trẻ từ 6-8 tháng tuổi

Bột đậu xanh + bí đỏ: Bột gạo tẻ: 15gam (tương đương 3 thìa cà phê) Bột đậu xanh: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê) Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát Mỡ ăn (dầu ăn): 1 thìa cà phê Nước: 1 bát con

Bột tôm:

Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê) Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gam (tương đương 3 thìa cà phê) Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa Mỡ (dầu ăn): 1 thìa Nước 1 bát con

Bột trứng: Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê) Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10gam) Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê Nước: 1 bát con

Bột thịt:

Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê) Thịt nạc: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê) Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê Nước: 1 bát con

Bột cá: Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê) Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê) Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê Nước: 1 bát con

Bột gan (gan gà, gan lợn): Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê) Gan (gà, lợn) băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê) Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê Nước: 1 bát con