Top 6 # Cách Nấu Yến Như Thế Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Sử Dụng Yến Mạch Cán Mỏng Như Thế Nào?

Yến mạch có nhiều dạng: yến mạch nguyên hạt, nguyến mạch cán mỏng, yến mạch cán mịn. Vậy cách sử dụng yến mạch cán mỏng như thế nào.

Tùy vào cách mục đích sử dụng để chọn loại yến mạch phù hợp. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về yến mạch cán mỏng cũng như cách sử dụng của nó để sử dụng yến mạch hiệu quả nhất.

Yến mạch cán mỏng khác các loại yến mạch khác như thế nào

Hiện nay có các dạng yến mạch phổ biến đó là: Yến mạch nguyên hạt, yến mạch cán mỏng, yến mạch cắt nhỏ và yến mạch nghiền mịn.

Yến mạch cán mỏng là yến mạch nguyên hạ được cán cho mỏng và dẹt đi, vẫn giữ nguyên hình dáng và kích thước hạt yến mạch. Yến mạch cán mỏng giúp người dùng không mất thời gian sơ chế, thích hợp để sử dụng trong nhiều trường hợp.

Một số gợi ý chế biến yến mạch cán mỏng

Cháo, súp yến mạch

Yến mạch có thể dùng để nấu cháo cùng với các nguyên liệu khác tạo thành nhiều món ăn phong phú như cháo yến mạch trứng gà, cháo yến mạch tôm, cháo yến mạch thịt bò cần tây, cháo yến mạch thịt băm – carot, cháo yến mạch cá hồi, súp yến mạch gà-nấm, cháo yến mạch rau củ (cà rốt, bí đỏ…).

Bánh yến mạch

Yến mạch có thể dùng với bột mì, thơm chút bơ, phomai, hoa quả và một số nguyên liệu khác là bạn có thể làm ra các loại bánh nướng thơm ngon như bánh táo yến mạch, bánh yến mạch chuối, bánh yến mạch dâu tây… cho mọi người thưởng thức.

Sữa chua hoa quả yến mạch

Yến mạch cán mỏng có thể trộn với sữa chua, hoa quả (chuối, dâu tây, bơ, kiwi, táo) cùng các loại hạt khác (óc chó, hạnh nhân…) để ăn trực tiếp, một món ăn tiện lợi, thơm ngon và nhiều dưỡng chất.

Tẩy tế bào chết cho da

Ngâm yến mạch vào nước để yến mạch nở mềm ra, tạo thành hỗn hợp sệt vừa phải để rửa mặt, matxa hoặc tẩy tế bào chết cho da. Yến mạch hoàn toàn từ thiên nhiên không có hóa chất, ít gây kích ứng nên phù hợp với da nhạy cảm. Sau một thời gian sử dụng Bnj sẽ thấy da mịn màng và trắng sáng dần lên.

Quy Trình Và Cách Làm Tổ Yến Sào Của Chim Yến Như Thế Nào

Chim yến là loài rất trung thành: Một khi đã vào nhà ở và làm tổ yến thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố làm chim bất an như bị phá hoại, hay khai thác tổ không đúng cách. Do đó, càng lâu năm, đàn yến càng đông. Chim yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non. Chim yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên, bắt côn trùng khi chúng đang bay. Để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chim, xung quanh nhà nuôi chim yến có thể trồng những loại cây thu hút côn trùng như keo dậu, sung, vả, … hoặc có thể đập nát quả đu đủ chín xung quanh nhà để thu hút nguồn côn trùng.

Giác quan của chim yến rất tốt: Chúng thích làm tổ yến ở những nơi có cường độ sáng khoảng 2 lux, những nơi này giúp chim yến có thể tránh được kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác. Chim yến cũng có thính giác và ngửi mùi rất tốt. Vì vậy khi xây dựng nhà yến cần phải tránh mùi lạ trong nhà, các nhà mới xây cần phải khử mùi xi măng, có làm được như vậy thì chim yến mới nhanh chóng vào làm tổ trong nhà nuôi yến. Ngoài ra khi xây dựng nhà yến cần phải chống ồn tốt. Chim yến thường làm tổ ở những nơi đã từng được những đàn trước làm tổ. Đây là đặc tính bầy đàn của chim yến. Chúng ngầm hiểu rằng, nếu đã có bạn yến ở, nghĩa là nơi đó an toàn, thích hợp cho việc sinh sản sau này.

Chim yến không bao giờ đậu: Một đặc điểm để phân biệt chim yến và các loài khác cùng họ với yến như én, đó là chim yến không bao giờ đậu, chúng chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ. Chim yến có thể bay rất nhanh, vận tốc bay tối đa có thể lên tới 130-160 km/h, do đó khoảng cách lý tưởng đến nơi có nguồn thức ăn không nên quá 20km. Bán kính vòng bay tối thiểu của chim yến 1,5- 2 m. Đây là một đặc điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng để xây dựng một ngôi nhà yến thành công. Tức là: nhà yến phải có phòng lượn tối thiểu là 16m2 mới phát huy hiệu quả. Một điều rất quan trọng, khi chim non bắt đầu rời tổ và tập bay, chúng bay chưa vững nên dễ va chạm vào các vách xung quanh, rớt và chết. Nếu không chết, chúng sẽ bay khỏi nhà và không bao giờ trở lại. Do đó, một số nhà nuôi có bề rộng nhà nhỏ thường thất bại hoặc không phát triển sau nhiều năm. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến từ 27-30 độ C. Độ ẩm thích hợp: 70-90%. Cần phải đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến để chim yến có thể đến ở và làm tổ. Chu trình sinh sản của chim yến từ lúc chim yến bắt đầu làm tổ yến cho đến lúc chim con có thể bay là 115-132 ngày. Như vậy trong một năm, một cặp chim yến có thể làm tổ 2-3 lần. Đó là đặc tính rất đặc biệt của loài chim yến. Do đó, để thành công trong việc làm nhà nuôi yến, chúng ta cần lưu ý áp dụng những điều đặc biệt này để có một nhà yến thành công.

Chỉ có chim yến trống mới làm tổ yến: Tổ chim yến được xây trong mùa sinh sản và do con trống xây trong 35 ngày. Thời gian thu hoạch tổ từ 3-4 tháng để đảm bảo tốt điều kiện phát triển đàn chim yến sau này. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá hoặc thành nhà yến. Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau. Ban đầu chim trống treo mình ngược, tiếp tục chấm 2 chân tổ tại vị trí A, B như hình. Sau đó lần lượt kéo sợi yến từ điểm A sang B và ngược lại. Dần dần sợi yến trũng xuống tạo thành hình vòng cung như ta thấy trong hình. Do đó, khi ngâm tổ yến vào nước, ta sẽ thấy các sợi yến dài lần lượt được tách ra từ 2 vị trí A, B. Sau khi tạo lớp vỏ ngoài tổ yến, chú chim trống lần lượt nhả lông mình vào những vị trí còn yếu trong tổ. Sau đó là lớp sợi yến Xơ Mướp (phần ruột tổ yến) được kéo đan chéo nhau trong tổ.

Tag: Quy Trình Và Cách Làm Tổ Yến Sào Của Chim Yến Như Thế Nào, to yen, tổ yến

Khuyến Mãi & Sự Kiện

Tổ Yến Sào Phải Sơ Chế Như Thế Nào Cho Đúng Cách ?

Yến sào, từ xưa tới nay vẫn được coi là món ăn bổ dưỡng và quý giá. Tuy nhiên trong quá trình chế biến, rất có thể bạn đã vô tình làm mất đi một số chất, hoặc dùng không đúng phương pháp, khiến cho cơ thể chúng ta không hấp thụ được tối đa dưỡng chất từ yến.

1. Mẹo lựa chọn tổ yến đúng chuẩn nhất của dân miền biển đảo

Yến sào vốn là một trong 8 món ăn bổ dưỡng chỉ có trong ẩm thực cung đình (bát trân). Một kilogram tổ yến thô hiện nay có giá khoảng 32 – 34 triệu đồng; yến tinh chế 42 – 85 triệu đồng; yến đảo dao động 85 – 240 triệu đồng.

Giá cao và nhu cầu mua yến sào để chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, khiến nhiều cơ sở đã trà trộn yến giả, kém chất lượng vào thị trường.

Yến thô: Còn nguyên lông và tạp chất, chưa qua xử lý. Người mua về tự đãi, rửa, loại bỏ tạp chất trước khi sử dụng. Giá yến thô rẻ hơn, nhưng người mua không biết cách xử lý đúng, khiến yến còn xót lông măng, sau khi chế biến có thể gây ảnh hưởng đến phổi. Sơ chế không đúng cách còn làm mất chất, giảm giá trị dinh dưỡng của tổ yến.

Yến tinh chế: Là loại yến đã qua xử lý, loại bỏ lông, tạp chất, cho vào tủ sấy khô và khử trùng bằng tia cực tím, đóng gói và bảo quản theo tiêu chuẩn của Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm. Yến tinh chế gồm nhiều loại như yến tươi bảo quản ngăn đông; yến rút lông…

Yến đảo: Là tổ tự nhiên của loài yến trên các vách đá lồi lõm ở đảo; phần chân tổ cứng, chắc chắn và thường không bằng phẳng. Do tác động của thời tiết, nên tổ thường sần sùi. Tổ càng già có màu sắc càng đậm.

Yến nhà: Là yến làm tổ trong các khu vực nuôi yến, bám trên các vách nhân tạo, nên chân tổ bằng phẳng và khá to. Sợi yến đảo thường dai, sợi yến nhà giòn hơn.

1.2 Nhận biết tổ yến qua mùi vị:

Tổ yến thật ngửi thấy mùi tanh của nước biển. Tổ có màu trắng vàng hoặc vàng da cam, đỏ (nếu là yến hồng hoặc yến huyết), không phai màu khi ngâm nước. Với yến nguyên tổ, sợi chồng chéo đan xen như xơ mướp đạt tiêu chuẩn tốt nhất.

Một số cơ sở trộn đường làm tăng trọng lượng và sử dụng chất tẩy trắng có hại cho sức khỏe. Để dễ phân biệt, có thể ngâm yến trong nước.

Yến thật dù ngâm trong nước hay đun sôi đều còn nguyên hình dạng sợi yến, nước ngâm vẫn trong, không biến màu, trong khi yến làm giả sẽ nhả ra sau 2 – 3 phút.

Ngoài ra, yến già ăn giòn hơn, tổ yến non sẽ nhão hơn. Yến nấu chín còn nóng sẽ có mùi đặc trưng, tanh nhẹ, không nhả sợi. Nếu yến chế biến xong chưa dùng ngay, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mùi tanh sẽ gần như biến mất.

2. Hướng dẫn cách sơ chế tổ yến đúng nhất

2.1 Những dụng cụ cần chuẩn bị như sau:

– 1 thau nhỏ nước sạch màu trắng dễ nhặt lông.

– 1 nhíp nhặt lông chuyên dùng.

– 1 cái ray lỗ nhỏ

– 1 cái dĩa hoặc cái chén sạch để đựng yến.

2.2 Thực hiện:

Bước 1: Ngâm tổ yến trong khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ tùy theo loại yến và độ dày mỏng của tổ yến, bạn ngâm cho đến khi sợi yến nở tơi đều ra.

Bước 2: Tổ yến sau khi ngâm tiến hành làm cho ráo nước và cho vào một đĩa ( màu trắng ) và chuẩn bị một chén nước sạch. Tiếp theo chúng ta tiến hành nhặt lần đầu những lông lớn và những tạp chất ( đất, vôi v.v….. ) và một số lông kim, lông tơ (lông nhỏ khó nhặt ). Chén nước sạch ta dùng để nhúng đầu nhíp vào khi nhặt lông.

Bước 3: Sau khi nhặt lần đầu tương đối sạch, khi đó tổ yến còn một số lông kim và tạp chất nhỏ khó nhặt. Chúng ta tiến hành gắp từng phần yến để vào ray và để vào 1 tô nước.

Dùng muỗng khuấy nhẹ sẽ làm rớt đi những lông kim khó nhặt và hạn chế để tổ yến tiếp xúc nước thời gian lâu vì dễ làm mất đi những khoáng chất có trong tổ yến ( dùng loại ray có lỗ nhỏ sẽ không làm rớt yến ra ). Tiếp tục ta tiến hành làm cho hết phần yến còn lại.

Bước 4: Làm lại bước 3 thêm một lần nữa. Lúc này ta sẽ có được tổ yến sạch lông và có thể tiến hành nhặt lông lại tùy theo nhu cầu.

Bước 5: Nếu Quý khách làm 1 lần để dùng cho nhiều lần thì phần yến sạch sau chưa dùng tới, các bạn để vào ray, để ráo nước rồi mới để vào tủ lạnh bảo quản. Không để tổ yến còn nước khi bảo quản trong tủ lạnh vì sẽ làm hư tổ yến.

Bước 6: Chúng ta tiến hành lấy phần yến đem chưng cách thủy hoặc dùng nồi chưng chuyên dùng.

Phần yến sạch chưa dùng tới, Quý khách phải để ráo nước ( tương đối) rồi mới để vào tủ lạnh bảo quản.

2.3 Vài điều cần lưu ý khi sơ chế tổ yến:

Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.

Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến.

Thời gian ngâm tổ yến không nên quá lâu, trên dưới 3 giờ khi thấy yến tơi ra là được.

3. Những điều cần lưu ý khi chế biến tổ yến

Do tổ yến có giá trị dinh dưỡng cao, nên chế biến cần đúng cách. Yến sào có nhiều cách chế biến tùy theo vùng miền, phổ biến nhất là chưng yến với đường phèn và các vị thuốc bắc; ngoài ra còn hầm gà, chưng táo đỏ…

Lưu ý, không đựng yến vào chén, dĩa kim loại, mà chỉ dùng đồ sứ để chưng. Ngoài ra, phải chưng cách thủy chứ không nấu trực tiếp.

Khi tiến hành chưng cách thủy, cho yến sạch và 1 lát gừng vào chưng ( mục đích làm giảm bớt mùi tanh của yến ) cho đến khi nồi chưng bắt đầu nổi bọt sôi là vừa. Bắt xuống và cho đường phèn vào ( số lượng tùy theo quý khách ).

Các bạn tuyệt đối không cho đường phèn vào cùng lúc với tổ yến khi bắt đầu chưng. Vì làm theo cách này, tổ yến sẽ không nở ra và cơ thể sẽ không hấp thụ hết dưỡng chất.

Bên cạnh đó các bạn cũng không biết được tổ yến mình đang dùng là thật, giả hay kém chất lượng. Vì khi chưng đường phèn tan ra và bao bọc tổ yến làm cho tổ yến giả, yến kém chất lượng không tan ra. Đây là một cách giúp ta phân biệt được yến sào chất lượng cao hay giả, kém chất lượng.

Thời gian chưng cách thủy đối với Tổ Yến Nuôi Thô trắng (yến non) là khoảng 15 phút – 20 phút (khi mới bắt đầu nổi bọt sôi là vừa). Yến vàng thường già hơn, thời gian chưng khoảng 45 – 50 phút, tùy thuộc vào số lượng tổ yến.

Thời gian chưng Tổ Yến Nuôi Thô khi dùng nồi chưng chuyên dùng là khoảng 50 phút – 1 tiếng 20 phút (khi mới bắt đầu nổi bọt sôi là vừa và thời gian sôi tùy theo Tổ Yến già hay non).

4. Bảo quản tổ yến như thế nào cho đúng ?

Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, bạn nên vắt khô tổ yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô,( tránh phơi nắng) rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo.

Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…

5. Khuyến cáo khi sử dụng tổ yến sào

Tổ yến, yến sào là thực phẩm quý giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải vị thuốc thần kỳ nên không nên cất giữ lâu, nếu có tổ yến thì nên dùng ngay, tổ yến có thể để lâu ở nơi khô ráo, nhưng đừng để quá lâu vì sẽ làm mất đi một số dưỡng chất có trong tổ yến:

Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu, nhưng người ta vẫn cho rằng, lúc ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.

Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn.

Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.

Cách Nấu Món Gà Tần Như Thế Nào

BTV

Cách nấu món gà tần như thế nào là công thức mà các bà nội trợ nên biết, bởi đây là một món ăn ngon, bổ dưỡng. Đặc biệt, nó phù hợp với nhiều người, nhất là người già và trẻ…

Cách nấu món gà tần như thế nào là công thức mà các bà nội trợ nên biết, bởi đây là một món ăn ngon, bổ dưỡng. Đặc biệt, nó phù hợp với nhiều người, nhất là người già và trẻ em.

Cách nấu món gà tần như thế nào không phải là điều quá khó. Món ăn này là một món ăn vô cùng bổ dưỡng, dùng để bồi bổ sức khỏe rất tốt.

Đặc biệt đối với những người đang ốm, sức khỏe yếu, mệt mỏi thì món gà tần là lựa chọn tối ưu.

Nguyên liệu nấu món gà tần như thế nào

– Đùi gà

– 1 mớ ngải cứu hoặc nhiều hơn

– 1-2 gói gia vị thuốc Bắc hầm gà

– Dầu ăn, hạt nêm cùng các gia vị cần thiết khác.

Cách nấu món gà tần như thế nào

– Thịt gà rửa sạch, chặt miếng to bản hoặc có thể để nguyên chiếc đùi tùy sở thích.

– Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Rau ngải cứu nhặt, rửa sạch.

– Cho thịt gà vào một chiếc âu, cho gói gia vị thuốc bắc, nghệ và 2 thìa bột nêm vào để ướp. Ướp khoảng 1h đồng hồ cho thịt ngấm các loại gia vị thì gắp ra đĩa.

– Bỏ rau ngải cứu vào bát vừa trộn gà, thêm chút dầu ăn, bột nêm, trộn đều. Sau đó, xếp gà và rau ngải cứu đều lẫn lên nhau ướp thêm khoảng 30 phút.

– Sau đó, cho xếp tất cả nguyên liệu vào nồi, cho thêm nước rồi đun sôi. Sau khi sôi thì tiếp tục đun nhỏ lửa. Cứ đun như vậy khoảng 10 phút thì tắt bếp.

– Sau đó để nguội rồi lại đun sôi rồi đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút là món ăn hoàn thành.

– Việc đun 2 lần sẽ khiến cho thịt gà ngấm gia vị lại mềm mà không bị nhũn.

– Đổ món ăn ra bát, có thể ăn kèm với bánh mỳ nướng.

Cách nấu món gà tần như thế nào để thơm ngon đúng vị, thịt gà và rau đều mềm, ngấm gia vị mà không bị nát là cả một bí quyết.

Chỉ cần nắm chắc công thức và cách nấu món này như trên là các bạn sẽ có một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.