Top 5 # Công Dụng Và Cách Chế Biến Nấm Linh Chi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Chế Biến Và Công Dụng Của Rượu Nấm Linh Chi

Nguyên liệu: Nấm linh chi 30g, rượu trắng 500ml

Rượu nấm linh chi long nhãn

Cho nấm linh chi thái lát vào bình thủy tinh ngâm cùng rượu

Đậy nắp thật kín trong vòng 20 ngày, mỗi ngày lắc bình vài lần để nguyên liệu phát huy tác dụng tốt nhất.

Sau 20 ngày có thể sử dụng, mỗi ngày dùng 2 lần sáng và tối trong bữa ăn, mỗi lần 1-2 li nhỏ.

Nguyên liệu: Nấm linh chi 100g, long nhãn 50g, hoàng tinh 100g, hà thủ ô 100g, hoàng quỳ 50g, đương quy 50g, thục địa 50g, trần bì 25g, sơn dược 25g, đường phèn 500g, táo tàu 25g, rượu trắng 7 lít.

Nghiền nhỏ các nguyên liệu để nguyên liệu và rượu có thể phát huy hết công năng.

Cho các nguyên liệu vào bình, đổ vào 7 lít rượu trắng ngâm trong 2 tuần là có thể dùng được.

Ngoài để uống, công dụng của rượu nấm linh chi này là chế biến các món ăn như cháo, súp, canh để sử dụng dễ dàng hơn.

Nguyên liệu: Nấm linh chi thái lát 75g, nhân sâm 25g, đường phèn 150g, rượu trắng 500ml.

Tác dụng của nấm linh chi ngâm rượu

Cho tất cả nguyên liệu trên vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngâm trong vòng 20 ngày là có thể sử dụng.

Khi dùng hết rượu có thể đổ thêm 500ml rượu trắng ngâm tiếp.

Công dụng của nấm linh chi ngâm rượu phương pháp này rất tốt cho người có vấn đề về hô hấp, thần kinh như viêm phổi, viêm phế quản, mất ngủ,…

Tác dụng của nấm linh chi khi ngâm rượu còn được các nhà y dược học chứng minh là có thành phần Polysaccarit cao vì thế kích thích các đại thực bào tăng khả năng miễn dịch đồng thời tiêu diệt các yếu tố gây hại, kể cả tế bào ung thư. Đây được đánh giá là phương pháp bổ sung dưỡng chất Polysaccarit rất tốt. Ngoài ra sử dụng rượu nấm linh chi còn giúp cho cơ thể chống lại suy nhược thể trạng, thần kinh, hạn chế tình trạng mất ngủ, kém ăn và lo âu.

Có thể thấy, nấm linh chi ngâm rượu là cách chế biến nấm linh chi rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng bởi không những đơn giản trong cách làm mà sản phẩm này còn rất bổ dưỡng, hữu ích cho cơ thể. Để có được bình rượu ngâm ưng ý thì nguyên liệu ngâm cũng cần đảm bảo chất lượng, bạn có thể chọn và tham khảo những sản phẩm nấm linh chi tại Công ty Onplaza Việt Pháp qua hệ thống website http://eva24h.vn.

Thành Phần, Công Dụng Và Cách Chế Biến Nấm Linh Chi

Nấm linh chi có rất nhiều loại và mỗi loại có một cách sử dụng khác nhau vì vậy sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số điều cần biết về nấm linh chi để bạn tham khảo và có thêm kiến thức về dòng sản phẩm này.

1. Những thành phần hoạt động của Linh Chi là gì?

Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong Nấm Linh Chi Hàn Quốc có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp. Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan.

2. Có phản ứng phụ nào không?

Không. Theo văn học cổ, nấm Linh Chi được coi là dược thảo siêu hạng. Dược thảo siêu hạng là những dược thảo mà con người có thể dùng lâu dài với số lượng lớn mà vô hại. Sau 2000 năm, qua sách vở và qua các cuộc nghiên cứu, vẫn không có tác dụng phụ nào được báo cáo. Tuy nhiên, những người quá nhạy cảm cũng có thể gặp một vài triệu chứng như cảm thấy hơi khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng nấm Linh Chi. Tình trạng nầy xảy ra do phản ứng mạnh của cơ thể bài tiết những chất độc có từ thức ăn và chứng tỏ tác dụng tốt của nấm Linh Chi. Những người này sẽ trở lại bình thường sau một thời gian.

Hơn nữa, trong American Herbal Pharmacopoeia® chuyên khảo cứu về nấm Linh Chi, Linh Chi được xếp hạng như sau: “Hạng nhất: dược thảo rất an toàn nếu được dùng thích đáng. Không có phản ứng phụ. Một vài người nhạy cảm sử dụng nấm Linh Chi báo cáo bị hơi khó tiêu và ngứa ngoài da, nhưng những triệu chứng này biến mất sau một thời gian ngắn.”

3. Tôi có thể dùng nấm Linh Chi với các thứ thuốc khác được không?

Được. Nấm Linh Chi là dược chất thiên nhiên bổ sung cho sức khỏe. Không có điều chống chỉ định qua 2000 năm nghiên cứu. Tuy nhiên, cẩn thận khi dùng đối với những bệnh nhân được ghép nội tạng và đang dùng thuốc chống miễn dịch. Tốt nhất là hỏi ý kiến thấy thuốc trước khi dùng bất cứ một dược thảo bổ sung nào. Có thể vào website: Pharmasave – Library: Lucid Ganoderma Mushroom để biết thêm chi tiết.

4. Sau bao lâu có thể thấy được công hiệu của nấm Linh Chi?

Thay đổi tùy theo mỗi cá nhân. Thông thường, người ta có thể nhận thấy sự công hiệu từ 10 ngày cho tới 2 tuần sau khi dùng nấm Linh Chi. Và nếu được dùng liên tiếp trong 2 tháng, quý vị sẽ cảm nhận đươc kết quả tuyệt vời của nấm Linh Chi.

5. Có phải nấm Linh Chi tốt cho mọi lứa tuổi?

Đúng. Linh Chi là dược thảo bổ sung cho sức khỏe có tác dụng tốt cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tốt hơn hết là hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

6. Hướng dẫn sử dụng nấm Linh Chi?

Thái lát: Cách này phổ biến nhất, người Hàn Quốc hay mua dưới dạng thái lát để dùng

1. 50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên. 2. Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh. 3. Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần. 4. Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.

Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên) Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã. Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học

Nấm Linh Chi được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc.

Vitamin C cũng được khuyên nên dùng chung với nấm Linh Chi vì nó giúp cơ thể hấp thu mạnh hơn những dược chất hảo hạng có trong Linh Chi. Các nghiên cứu cho thấy sinh tố C biến polysaccarides phức tạp thành những thành phần nhỏ hơn, làm cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.

Linh chi có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.

7. Có sự khác biệt nào giữa nấm Linh Chi đen và nấm Linh Chi đỏ?

Chỉ có 6 loại nấm Linh Chi được nghiên cứu tường tận về khả năng trị liệu của chúng, đó là: nấm Linh Chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong 6 loại nầy, nấm Linh Chi đen và đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nấm Linh Chi đỏ được chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Nấm Linh Chi đen thường được bán trong các tiệm thuốc đông dược. Loại nấm nầy có nhiều kích cỡ. Thường các tay nấm trưởng thành có đường kính 6 inches, nhưng cũng có những tay nấm có đường kính đến 10 inches. Phần lớn các sản phẩm được giới thiệu là “từ thiên nhiên” được làm bằng nấm Linh Chi đen. Mặc dù được coi như là một dược thảo bổ dưỡng, nấm Linh Chi đen không có giá trị bằng nấm Linh Chi đỏ vì nó không chứa nhiều polysaccharides bằng nấm Linh Chi đỏ.

8. Có phải chỉ nên dùng nấm Linh chi khi bị bệnh không?

Không. Nấm Linh Chi có thể được dùng bất cứ lúc nào kể cả khi không bị bệnh. Điều lợi ích nhất của nấm Linh Chi là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nấm Linh Chi rất có lợi cho một người khỏe mạnh.

9. Ngoài việc dùng nấm Linh Chi, còn cách nào thêm để giữ gìn sức khỏe không?

Các nhà dinh dưỡng khuyên ta nên làm những điều sau đây: * Hạn chế dùng đường tinh luyện. Thay thế bằng mật ong nguyên chất hay đường từ trái cây. * Tránh dùng thực phẩm chế biến (thí dụ như đồ hộp, mì ăn liền, nước ngọt…) * Ăn thực phẩm tươi, mỗi thứ một ít từ các nhóm thực phẩm chính để có được sự quân bình. Kể cả rau tươi, nhất là những loại có cả thân, lá, và củ. * Uống nhiều nước. Uống được 8 ly nước 1 ngày sẽ phòng ngừa được sự mất nước của tế bào, kích thích sự trao đổi dưỡng chất và do đó giúp cơ thể thải các chất độc dễ dàng hơn.

10. Tinh chất chiết từ nấm Linh Chi khác với nấm Linh Chi tự nhiên thế nào?

Các chất bổ dưỡng giá trị có từ nấm Linh Chi tự nhiên rất thấp và cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ nếu không được chế biến. Khi xưa, nấm Linh chi đỏ khô được xắt nhỏ, nấu sôi trong nước rồi được dùng như trà hay súp. Ngày nay, các dược chất tuyệt hảo có trong nấm Linh Chi được chiết từ các máy móc tối tân ở Nhật. Tại đây, nấm Linh Chi tự nhiên được đun nấu nhiều lần dưới áp suất cao và trong môi trường vệ sinh để lấy được tinh chất tốt nhất, giúp cơ thể hấp thụ dể dàng. Phần lớn các sản phẩm của nấm Linh Chi có trên thị trường được làm từ thân nấm Linh Chi tán thành bột, cho nên cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ, làm giảm giá trị của dược thảo.

11. Nấm Linh Chi khác nấm thường thế nào?

Trong khi các loại nấm khác như shitake, maitake, cordyceps, …đều cùng có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, nấm Linh Chi là loại nấm được dùng từ rất xa xưa và được ghi nhận có công hiệu trong việc điều trị rất nhiều chứng bệnh. Khác với các loại nấm khác, nấm Linh chi đỏ chứa nhiều dược chất phức tạp như triterpenes (garnoderic acid) thành ra nấm Linh Chi đỏ có vị đắng.

12. Nấm Linh Chi được trồng như thế nào?

Để cho việc trồng Linh Chi thu được kết quả tốt, những điều quan trọng sau đây cần lưu ý: * Cũng như tất cả các loại nấm khác, Linh Chi cần phải có một môi trường sinh trưởng đầy đủ độ ẩm. * Linh Chi, nhất là Linh Chi Đỏ phải hội đủ 4 điều kiện: Nhiệt kỳ, hàn kỳ, quang kỳ, và âm kỳ. Để hoàn thành chu kỳ CO2 (hữu cơ) và O2 (Oxy) hầu có thể tăng trưởng, và hàm chứa cao độ dược liệu. * Được biết núi Phú Sĩ của Nhật Bản là nơi thích nghi nhất cho việc trồng nấm Linh Chi, vì mùa Đông có tuyết rơi, mùa hè trên 70 độ F, đêm hoàn toàn tối và ngày có đủ ánh sáng cho chu trình phát triển của Linh Chi. * Vì thế Linh Chi của Nhật Bản có giá trị Dược liệu cao nhất.

13. Nấm Linh Chi có những lợi ích gì?

Những tác dụng sau đây được in trong tạp chí Cancer Research UK dưới tựa đề: Medicinal mushrooms: their therapeutic properties and current medical usage with special emphasis on cancer treatments.

Bảng dược tính của tinh chất trích từ nấm Linh Chi: * Trị đau nhức. * Chống dị ứng. * Phòng ngừa viêm cuống phổi. * Kháng viêm. * Kháng khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn staphylococca, streptococci, bacillus pneumoniae. (Có thể do tính tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.) * Kháng độc tố, nhờ vào tính đào thải đuợc gốc tự do. * Chống ung thư. * Kháng siêu vi. * Làm giảm huyết áp. * Trợ tim, làm hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch. * Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt. * Long đàm (nghiên cứu ở chuột). * Chống HIV. * Làm tăng cường hoạt động của nang thượng thận.

Dược tính này có được nhờ hoạt tính của: * Beta và hetero-beta-glucans (chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch). * Ling Zhi-8 protein (chống dị ứng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch). * Garnodermic acids – triterpenes (kháng dị ứng, làm hạ cholesterol và làm hạ huyết áp)

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm một số sản phẩm khác như an cung nguu hoang, nam linh chi,…để các bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm cho mình.

Tác Dụng Của Nấm Linh Chi Ngâm Mật Ong Và Cách Chế Biến

Tăng cường các chức năng trong cơ thể, cải thiện hệ thống miễn dịch

Tăng cường quá trình trao đổi dưỡng chất và chuyển hóa dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể.

Đán tan các cục máu đông, giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt nhờ vậy máu và oxi dễ dàng được đưa đến các bộ phận trong cơ thể giảm thiểu các triệu chứng tê mỏi chân tay.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát lượng đường và mỡ máu hiệu quả, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa

Tăng cường chức năng sinh lí cho cả nam và nữ.

Cách chế biến nấm linh chi ngâm mật ong Nguyên liệu

Nấm linh chi vốn có vị đắng khó dùng nên khi kết hợp với mật ong sẽ trở thành một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng.

Để có được sản phẩm nấm linh chi ngâm mật ong chất lượng thì việc lựa chọn nguyên liệu là rất cần thiết. Mật ong nhất thiết phải chọn loại nguyên chất và tốt. Mật ong rừng, mật ong hoang dã là lựa chọn tốt bởi lượng đường trong các loại mật ong này là Fructose nên tốt cho người tiểu đường chứ không ảnh hưởng như mật ong nuôi.

Công dụng của nấm linh chi và mật ong chỉ thực sự được bộc lộ hết khi nấm linh chi dưới dạng cao lỏng. Sau khi lấy một lượng cao lỏng linh chi để nguội, ta cho thêm một lượng mật ong tương đương và lắc đều. Sau đó để vào nơi thoáng mát khoảng một tuần là có thể đem ra sử dụng.

Thành phẩm của nấm linh chi ngâm mật ong rất thơm ngon, dễ sử dụng, hàng ngày nên uống khoảng 30ml vào một khung giờ xác định, kể cả khi no hay đói. Nấm linh chi và mật ong sử dụng được cho các loại đối tượng từ tuổi dậy thì trở lên.

Sản phẩm nấm linh chi và mật ong rừng nguyên chất hiện nay đang được phân phối tại Công ty Onplaza Việt Pháp với chất lượng đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để có thể lựa chọn được những sản phẩm ưng ý, bạn có thể đến trực tiếp showroom phân phối cũng như truy cập website http://onplaza.vn hoặc http://eva24h.vn để được tư vấn.

Nấm Linh Chi Với Tác Dụng Và Cách Dùng Nấm Linh Chi Việt Nam Đỏ Tốt

Nấm linh chi là gì ở Việt Nam? Tác dụng của nấm linh chi chữa bệnh gì? Cách dùng nấm linh chi đỏ hiệu quả tránh tác dung phụ tác hại của nấm linh chi Hàn quốc. Uống linh chi có tác dụng gì và kiêng gì? Cách sử dụng nấu uống nấm linh chi ngâm rượu mật ong. Giá nấm linh chi bao nhiêu tiền 1kg? Nơi mua linh chi thật phân biệt linh chi giả.

Nấm linh chi

Trong Đông y, nấm linh chi có tên gọi khác là tiên thảo hay nấm trường thọ. Công dụng tác dụng của nấm linh chi cực kỳ bổ dưỡng nếu biết cách dùng nấm linh chi hiệu quả, tránh tác dụng phụ của nấm linh chi kiêng gì? Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1791) cách đây 200 năm đã sử dụng nấm linh chi chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Nấm linh chi là một phân loài thuộc họ Nấm lớn dễ trồng.

Nấm linh chi là gì

Nấm Linh chi là một dược liệu từ mấy nghìn năm nay đã dùng làm thuốc. Trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục” là hai sách thuốc cổ truyền xem Linh chi là thuốc quý, có tác dụng bổ gan, chữa bệnh gan và giải độc, tăng miễn dịch, làm khỏe mạnh toàn thân. Các nhà khoa học trên thế giới cũng công nhận nấm linh chi có nhiều dược chất quý cho sức khỏe.

Hình ảnh nấm linh chi

Nấm linh chi rừng

Nấm linh chi rừng là loại nấm linh chi mọc tự nhiên trong rừng. Loại nấm này quý hơn linh chi trồng rất nhiều lần vì sống trong tự nhiên nên hấp thu nhiều dược chất rất tốt. Đây là tài nguyên tự nhiên quý của Việt Nam.

Nấm linh chi rừng đang ngày càng hiếm. Chục năm trước, khi nấm linh chi Việt Nam mới được biết đến thì giá bán thấp nên ít người thu hái, có ngày hái được đến vài kg. Càng ngày, giá linh chi càng cao, người đi lùng hái càng nhiều, nấm chưa kịp lớn đã bị hái khiến lượng linh chi ngày càng ít đi.

Nấm lim xanh càng hiếm hơn nữa vì chỉ mọc trên cây lim xanh đã mục, cho nên lặn lội cả ngày trong rừng có khi chỉ tìm được một hai cây nấm. Có ngày không kiếm được cây nào.

Tác dụng của nấm linh chi chữa bệnh gì

Tác dụng của nấm linh chi chữa bệnh gì thì cơ bản đây là một loại thuốc bổ tự nhiên. Nấm linh chi có tác dụng chữa bệnh gì cụ thể như sau:

Tác dụng của nấm linh chi làm giảm huyết áp.

Nấm linh chi chữa đau đầu mất ngủ.

Nấm linh chi giải độc gan, chữa viêm gan, xơ gan.

Linh chi phòng và chữa bệnh tiểu đường.

Hoạt chất của nấm chống dị ứng.

Uống linh chi có công dụng chống béo phì.

Kiện phổi, phòng các bệnh hô hấp.

Uống nước linh chi làm người nhẹ nhõm, chậm lão hóa.

Nấm linh chi có nhiều chất vitamin và chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể. Dùng nấm linh chi Việt Nam thường xuyên, lâu dài sẽ làm cho da dẻ hồng hào làm chậm lão hóa, tăng cường sức khỏe và làm tăng tuổi thọ.

Nấm linh chi khô

Công dụng của nấm linh chi có tác dụng gì

Công dụng của nấm linh chi theo nguồn khác là Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu khả năng trị bệnh của linh chi đối với nhiều bệnh. Các nhà khoa học đã đưa ra những nhận định về công dụng của nấm linh chi như sau:

Tác dụng nấm linh chi chữa viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan.

Công dụng linh chi phòng chống rối loạn lipid máu.

Nấm linh chi trị thiếu máu cơ tim.

Nấm linh chi có tác dụng tốt với xơ vữa động mạch.

Tác dụng nấm linh chi phòng và chữa cao huyết áp.

Linh chi chữa viêm phế quản mạn, hen phế quản,

Suy nhược thần kinh và Suy nhược cơ thể

Chữa các chứng xuất huyết.

Trị các chứng viêm như viêm mũi, viêm da, mụn nhọt.

Nhìn chung công dụng của nấm linh chi là tốt nếu biết cách dùng đúng chỉ dẫn và liều lượng khoa học.

Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về thành phần dược chất của nấm linh chi. Tác dụng của nấm linh chi theo Viện Y dược có nhiều công dụng chữa bệnh gì và bổ dưỡng thế nào. Kết quả cho thấy, trong nấm linh chi rừng có những hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan. Tuy hàm lượng các chất này trong nấm linh chi ít hơn nấm lim xanh nhưng vẫn là thảo dược tự nhiên có giá trị.

Tại Việt Nam, các nhà khoa học tìm thấy trong nấm linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết như: đồng, sắt, kali, magnesium, natri, calcium. Các nguyên tố này giúp sự vận hành chuyển hóa của cơ thể hoạt động tốt nhất.

Linh chi là loại nấm lớn và đa dạng chủng loài, có những loài phổ biến và hay được trồng, có loài mọc dại và cũng có những loài nấm cực kỳ hiếm đến nỗi rất khó tìm. Nấm linh chi không phải là một loại mà là chia ra rất nhiều nhóm nhỏ. Có loại nấm mọc lâu năm, gọi là linh chi đa niên, mỗi năm mọc một ít thành nhiều tầng nhiều lớp. Có loại sống chỉ một hai năm rồi mục nát. Tuy nhiên, người ta biết đến và sử dụng phổ biến chỉ khoảng 10 loài. Nguyên nhân bởi các loài này có khả năng trồng theo quy mô công nghiệp.

Môi trường lý tưởng để tác dụng của nấm linh chi chất lượng tốt nhất là nấm sinh trưởng và phát triển ở rừng kín xanh có độ cao lên đến 1500 mét. Nấm linh chi rừng sống trên các thân gỗ mục hiệu quả hơn nấm linh chi trồng.

Một đặc điểm riêng biệt của nam linh chi chính là chúng không mọc lại ở cùng một thân cây. Mỗi thân cây dầu chết vài chục đến hàng trăm năm cũng chỉ có một đợt nấm mọc lên. Sau khi thu hoạch, sẽ không còn đợt nấm nào mọc lại tại thân cây đó.

Nấm linh chi mọc trên xác cây dầu nước, dầu mít

Tại Việt Nam, nấm linh chi được tìm thấy nhiều ở khu vực rừng Phú Quốc. Chúng mọc trên xác cây dầu nước, dầu mít đã chết bên bờ suối. Đó là những thân cây nằm ở khu vực có đủ điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

Phân loại nấm linh chi như thế nào?

Nấm linh chi phổ biến trên thị trường hiện nay là: linh chi Hàn Quốc, linh chi Trung Quốc và linh chi Việt Nam. Người tiêu dùng thường dựa trên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm trước khi quyết định mua hay không.

Trong “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân vào năm 1590 đời nhà Minh đã ghi nhận có 6 loại nấm linh chi.

Bao gồm:

– Nấm linh chi xanh còn được gọi là thanh chi hay long chi. Thanh chi có màu xanh, vị chua, tính bình. Loại này được dùng để bổ an khí, tăng trí nhớ, giúp an thần, sáng mắt.

– Nấm linh chi đỏ: có tên gọi khác là hồng chi, xích chi hay đơn chi. Hồng chi có màu đỏ, vị đắng. Loại này được dùng để tăng cường trí nhớ, dưỡng tim, chữa tức ngực.

– Nấm linh chi vàng: được gọi là hoàng chi hay kim chi. Hoàng chi có màu vàng, không có độc tố, vị ngọt, được dùng để trị an thần, ích tì khí.

– Nấm linh chi trắng: tên khác là bạch chi, ngọc chi, có màu trắng đẹp, vị cay, đắng, tính bình. Bạch chi được dùng để chữa ho, an thần, thông mũi, ích phổi.

– Nấm linh chi đen: còn được gọi là hắc chi hay huyền chi. Loại này có màu đen, vị mặn, tính bình, không có độc. Hắc chi được dùng để trị chứng bí tiểu, ích thận khí.

– Nấm linh chi tím: có tên khác là tử chi, mộc chi. Tử chi có màu tím đậm, vị ngọt, không độc và được dùng để trị đau nhức, xương khớp.

Cách nhận biết một số loại nấm linh chi

Phân biệt loại linh chi tự nhiên với nuôi trồng

Hồng chi là loại nấm hay bị làm giả nhất. Để lựa chọn hồng chi tự nhiên, người tiêu dùng cần phải dựa vào các đặc điểm sau:

– Về hình dáng: hồng chi có mũi do cuống nấm tạo thành. Chiều cao và chiều rộng trung bình của hồng chi từ 12 – 20cm. Mũ của nấm hồng chi có hình bầu dục hoặc bán nguyệt. Cuống nấm thường to khoảng 4cm và mọc lệch sang một bên.

– Về màu sắc: đúng như tên gọi, hồng chi có màu đỏ sẫm ở bề mặt và có màu trắng hoặc nâu nhạt dưới mũ.

– Về độ cứng: hồng chi có vỏ cứng chắc và bề mặt nhẵn bóng.

– Về vân nấm: vân nấm hồng chi hình tròn đồng tâm, vân xa tán tia.

Hình dạng

– Mũ nấm thường có hình tròn méo.

– Mặt dưới mũ nấm có màu vàng chanh, có vết trầy trắng.

– Đường kính mũ nấm khoảng 8 – 17cm.

– Mũ nấm hình quả thận.

– Mặt dưới mũ nấm có màu vàng nâu hoặc vàng xám, có vết trầy màu nâu đất.

– Đường kính mũ nam linh chi khoảng 16cm, nhỏ hơn loại Hàn Quốc.

– Gờ tai nấm hay có viền màu tím thẫm.

Độ cứng

Dùng tay ấn mạnh vào bề mặt nấm sẽ thấy cứng, chắc như gỗ.

Ấn mạnh vào bề mặt nấm sẽ có cảm giác xốp, mềm và lõm xuống.

Nếu dùng tay bóp nhẹ nấm sẽ vỡ hoặc méo.

Mùi vị

– Mùi thơm, không chua.

– Vị đắng hơi nồng và vẫn giữ được vị đắng cho đến khi sắc nước 2-3 lần.

– Sau khi uống có cảm giác dễ chịu.

– Mùi chua, vị đắng.

– Không tạo độ nồng khi sắc nước.

– Không giữ được hương vị khi sắc 2-3 lần.

Công dụng tác dụng của nấm linh chi trong đời sống

Nấm linh chi có thể sử dụng đối với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em hay phụ nữ đang mang thai. Đây vừa là vị thuốc chữa bệnh vừa là vị thuốc giúp tăng cường sức khỏe. Đối với phụ nữ, nam linh chi còn là một nguyên liệu để làm đẹp.

NẤM LINH CHI CÓ CÔNG DỤNG TRONG CHỮA BỆNH

Nấm linh chi có thể hỗ trợ điều trị và ngăn chặn các bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh gout.

Bệnh ung thư: Chất Germanium trong linh chi có thể ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư trong cơ thể, kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Bệnh gout: Triterpenes (chất chống viêm) giúp tăng cường đào thải axit uric trong máu, lngăn chặn sự tích lũy các axit uric thành cục u hình kim, chống viêm giảm cơn đau nhức xương khớp.

Bệnh tiểu đường: Thành phần Polysacchanride có trong nấm giúp điều tiết Insulin ổn định, giảm đường huyết trong máu. Linh chi giúp ngăn chặn và giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường.

NẤM LINH CHI CÓ CÔNG DỤNG TRONG ẨM THỰC

Ngoài công dụng chữa bệnh, nấm linh chi còn có công dụng trong ẩm thực. Có thể dùng nấm linh chi làm nguyên liệu chế biến thực phẩm. Nấm linh chi tốt cho cơ thể người bệnh sau phẫu thuật, suy nhược cơ thể.

CÔNG DỤNG CỦA NẤM LINH CHI

Cách nấu súp linh chi giống như cách nấu gà tiềm thuốc bắc.

+ Nguyên liệu: Nấm linh chi đỏ, cà rốt, vài lát nấm ngọc cẩu, 1 bát to nước nấu từ rau củ và các gia vị cần thiết.

+ Cách thực hiện

Bước 1: Đun sôi nước nấu từ rau củ, cho linh chi và nấm ngọc cẩu vào đun trong 30 phút, bỏ cà rốt thái lát mềm, gia vị nêm vừa ăn.

Bước 2: Pha loãng bột bắp rồi đổ từ từ vào nồi súp, khuấy đều tay để tạo độ sánh. Đun đến khi nước còn sền sệt, múc ra bát và bỏ hành vào và dùng trực tiếp.

+ Hiệu quả của món ăn: Đây là món ăn tốt cho người già yếu mất ngủ, người mới ốm dậy.

Món chè linh chi đỏ, hạt sen, long nhãn

+ Nguyên liệu: nấm linh chi đỏ vừa đủ, hạt sen, long nhãn, đường kính trắng.

+ Cách thực hiện:

Bước 1: Đun sôi nước có nấm linh chi đỏ và hạt sen, rồi để nhỏ lửa cho hạt sen chín mềm.

Bước 2: Bỏ đường vào, đun thêm 10 phút để hạt sen ngấm đường, rồi vớt hạt sen ra bát. Khéo léo nhồi hạt sen vào long nhãn để ra đĩa.

Bước 3: Đun lại nồi nước hạt sen trước đó cho nóng rồi thả long nhãn hạt sen vào, tắt bếp.

+ Hiệu quả của món ăn: Giúp thanh nhiệt cơ thể, ngủ sâu.

+ Nguyên liệu: nấm linh chi, 2 thìa bột canh mật ong, 1 quả đào.

+ Cách dùng nấm linh chi thực hiện:

Bước 1: Đun sôi 2 lít nước với nấm linh chi đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa. Sau khi nước sôi khoảng 5 phút thì hạ lửa, cho đào thái miếng vào đun 30 phút.

Bước 2: Đợi cho đến khi linh chi không nổi trên mặt nước thì gạn nước ra cốc, thêm mật ong vào và thưởng thức.

+ Hiệu quả: Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giải độc gan, nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch.

+ Nguyên liệu: 2 lít rượu trắng hoặc rượu nếp, 300g linh chi rừng (có thể dùng linh chi nguyên tai hoặc thái lát).

+ Cách thực hiện: Rửa qua linh chi với nước sạch, để ráo. Cho nấm vào bình rồi đổ rượu vào, đậy kín nắp và dùng sau 30 ngày.

+ Hiệu quả: Mỗi ngày uống 2 chén rượu nhỏ sau bữa tối để giảm đau nhức xương, khớp cũng như các cơ.

NẤM LINH CHI CÓ CÔNG DỤNG TRONG LÀM ĐẸP

Uống nước linh chi mỗi ngày thay nước lọc cũng có thể giúp trẻ hóa làn da, làm chậm sự lão hóa.

Ngoài ra, có cách dùng nấm linh chi làm nguyên liệu cho mặt nạ dưỡng da. Cách làm như sau: Trộn đều bột linh chi với lòng đỏ trứng gà, nước cốt chanh (có thể dùng nước cam tươi), 1 thìa cà phê mật ong, nước hoa hồng.

Dùng mặt nạ dưỡng da linh chi 2 lần/tuần, tàn nhang mờ đi và da trở lên sáng trắng.

Nấm linh chi giúp giảm cân hiệu quả

Nấm linh chi giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa nhanh chóng, giảm sự hình thành của các tế bào mỡ, làm tan mỡ và chất bột. Nấm linh chi giúp giảm cân tự nhiên, nhưng cũng cần kết hợp các hoạt động thể chất để đạt hiệu quả cao hơn, tránh tác hại của nấm linh chi.

Hàm lượng Germanium (một chất khoáng có chức năng như thuốc giảm đau) hữu cơ có trong nam linh chi cao hơn 5-8 lần so với nhân sâm. Chất này thúc đẩy hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, tăng cường oxy trong hệ thống máu, giúp cơ thể luôn tươi trẻ, thon gọn.

Nấm linh chi có tác dụng gì?

TÁC DỤNG CỦA NẤM LINH CHI VỚI LÀN DA

Nấm linh chi chứa axit ganodemic (chất chống viêm) làm trẻ hóa các mô tế bào, đào thải độc tố. Ngoài ra, linh chi còn có tác dụng chống viêm và làm đẹp da, ngăn ngừa dị ứng, mụn trứng cá, giúp da tươi sáng, hồng hào.

TÁC DỤNG KHÁC CỦA NẤM LINH CHI VỚI CƠ THỂ NGƯỜI

Tác dụng của linh chi với hệ tim mạch

Nấm linh chi giúp loại trừ và làm giảm lượng cholesterol trong máu, ở các thành mạch. Nấm linh chi còn có tác dụng trợ tim, lọc máu và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.

Tác dụng của linh chi với hệ miễn dịch

Nấm linh chi giúp cơ thể sản sinh ra các loại vitamin, khoáng chất và lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nấm linh chi có tác dụng làm tăng chức năng sản xuất ra Interferon (nhóm các protein tự nhiên, có khả năng chống lại virut, ký sinh trùng và tế bào ung thư). Từ đó nâng cao hoạt động chức năng của đại thực bào và lympho bào.

Tác dụng của linh chi với hệ tiêu hóa

Nấm linh chi có khả năng làm sạch ruột, giải độc và bảo vệ gan, ức chế virut, vi khuẩn gây bệnh.

Tác dụng của linh chi với hệ thần kinh

Nấm linh chi trị chứng đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, giúp thư giãn thần kinh, giảm Stress.

Hướng dẫn cách sử dụng nấm linh chi an toàn và tốt cho sức khỏe

Khi sử dụng nấm đúng cách sẽ bảo toàn dược chất và phát huy tốt tác dụng của chúng.

Cách tốt nhất để dùng nam linh chi là bỏ thêm cam thảo, táo tàu, atiso, hoặc cỏ ngọt vào khi đun, hãm để giảm bớt vị đắng, vừa dễ uống lại không làm mất đi dược tính của nấm linh chi. Nếu thêm vitamin C vào khi uống sẽ làm tăng khả năng hấp thu dược chất trong nấm.

Linh chi nên dùng vào trước mỗi bữa sáng, khi đói bụng. Khi xuất hiện biểu hiện tiểu nhiều sau khi dùng là dấu hiệu khả quan. Vì tác dụng của nấm đã có hiệu quả, chúng đang thanh lọc chất độc trong cơ thể.

Linh chi có hiệu quả sau 2-3 ngày sử dụng. Hiện tượng táo bón, tiêu chảy, mẩn ngứa sẽ xảy ra, đó là minh chứng cho hiệu quả mà linh chi đem lại. Các bệnh nhân ung thư, tiểu đường thường có cảm giác bệnh nặng lên.

Người bị huyết áp thấp có thể bị chóng mặt, vì vậy chỉ nên sử dụng nấm linh chi sau khi ăn no và không uống vào buổi tối. Đó là những dấu hiệu rất bình thường, không nên quá lo ngại, không phải tác hại của nấm linh chi.

Với những người quá mẫn cảm với nấm, sẽ cảm thấy khó tiêu, chóng mặt, ngứa ngoài da nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do cơ thể bài tiết chất độc mạnh gây ra. Họ sẽ trở lại bình thường sau một thời gian. Có thể giảm lượng dùng xuống hoặc bỏ dùng sau 1 tuần rồi dùng lại.

Sử dụng nấm linh chi không thể bừa bãi, lạm dụng. Đối với một số đối tượng nhất định khi uống nấm linh chi cần phải cẩn trọng.

– Những người huyết áp không ổn định. Đó là những người có huyết áp quá cao hoặc quá thấp. Khi sử dụng nấm linh chi cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

– Những người có cơ địa dị ứng với linh chi. Trường hợp này khi sử dụng nấm thường bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn…

Liều lượng dùng linh chi mỗi ngày là khác nhau tùy vào độ tuổi, tình trang sức khỏe ở mỗi người.

LIỀU DÙNG NẤM LINH CHI ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ (6-14 TUỔI)

– Liều dùng: 5 gam sắc với 0,5 lít, thêm mật ong hoặc nước cốt chanh (có thể dùng nước cam tươi).

– Thời gian dùng: Uống sau bữa ăn, dùng như nước giải khát.

LIỀU DÙNG NẤM LINH CHI CHO NGƯỜI BÌNH THƯỜNG

– Liều dùng: 10 gam đến 20 gam (loại nguyên tai hoặc thái lát hay dạng bột xay nhuyễn) sắc với 1- 1,5 lít nước.

– Thời gian uống: 2 tiếng trước hoặc sau khi ăn.

LIỀU DÙNG LINH CHI ĐỐI VỚI NGƯỜI GIẢM CÂN, TRỊ NÁM TÀN NHANG

– Liều dùng: 20 gam – 30 gam nấu với 1,5 lít nước.

– Thời gian dùng: Uống trong 3 tuần đầu đầu, trước hoặc sau bữa ăn ít nhất 1 tiếng. Sau đó, tăng liều dùng lên 40 gam đến 50 gam sắc với 2 lít nước chia đều uống trong ngày.

LIỀU DÙNG LINH CHI CHO NGƯỜI BỆNH, SAU MỔ VÀ PHỤ NỮ MANG THAI

– Liều dùng: 10 gam đến 20 gam sắc với 1 lít nước.

– Thời gian dùng: Uống hàng ngày trong 1 tháng, sau ăn. Tăng liều lên 30 gam nếu cơ thể có phản ứng gì khác lạ.

LIỀU DÙNG NẤM LINH CHI CHO NGƯỜI MẮC BỆNH NGHIÊM TRỌNG

Những người mắc các bệnh như u xơ, ung thư, bệnh gan…nên sử dụng linh chi theo liều lượng sau:

– Liều dùng: 50 gam – 100 gam/ngày và từ 200 gam đến 300 gam/ngày đối với bệnh nhân ung thư thời kỳ thứ 3 trở lên.

– Thời gian dùng: Dùng hàng ngày, sau bữa ăn trong khoảng từ 2-3 tháng.

Tuy nhiên, với những người bệnh nặng ở giai đoạn gần cuối của bệnh trở đi, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh dùng tùy tiện.

Mẹo sơ chế và cách bảo quản nấm linh chi lâu dài

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nấm chính là quá trình bảo quản. Việc bảo quản nấm phải đảm bảo đúng quy trình và đáp ứng các điều kiện thích hợp để ngăn vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập.

Linh chi tươi thường được làm khô và sơ chế thành các dạng như: thái lát, bột mịn hoặc viên.

CÁCH SƠ CHẾ LINH CHI TẠI NHÀ

Ngày 1: Nấm linh chi tươi sau khi thu hoạch cần được làm sạch đất và bụi bẩn trên bề mặt. Ngay sau đó phải phơi mặt dưới (mặt có màu trắng hoặc vàng kem) của nấm dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 7 giờ.

Ngày 2: Phơi mặt trên (mặt có màu) của nấm dưới ánh nắng mặt trời trong 4 giờ. Sau đó đem nấm để ở khu vực bóng râm thoáng gió và làm khô bằng quạt máy.

Ngày 3: Phơi mặt dưới của nấm dưới ánh nắng mặt trời thêm 6 giờ rồi di chuyển nấm vào khu vực bóng râm. Sử dụng quạt máy để làm khô nấm.

Từ ngày thứ tư: Để nấm trong khu vực bóng râm thông thoáng. Từ ngày thứ tư trở đi phải dùng quạt máy liên tục để nấm được khô hoàn toàn.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SẤY LINH CHI

– Để sấy được 1kg linh chi khô sẽ cần đến 4kg linh chi tươi.

– Điều kiện thời tiết không có nắng thì nên để nấm trong phòng thoáng khí và sử dụng quạt liên tục đến khi nấm khô hoàn toàn.

– Sau khi thu hoạch nấm, không được sử dụng túi nilon hay bao tải đựng qua đêm.

– Tùy vào mục đích sử dụng mà thái lát hay nghiền nhỏ linh chi khô.

Tìm hiểu thêm thông tin tại: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh-duong/nguy-hai-khi-bao-quan-va-dung-nam-linh-chi-sai-cach-3344190.html

Bảo quản nấm linh chi loại khô dễ hơn loại tươi. Nấm linh chi khô được thái lát hoặc nghiền nhỏ có thể để được trong 2 năm mà không bị mốc, giảm chất lượng. Các bước bảo quản như sau:

Bước 1: Lựa chọn linh chi khô. Nếu linh chi được sấy chưa khô hẳn, khi bảo quản rất dễ bị lên mốc ở khu vực còn ẩm. Vì vậy, cần phải lựa chọn loại khô hoặc sấy nấm khô hoàn toàn. Sau đó, cho nấm vào túi nilon bọc lại cẩn thận.

Bước 2: Sử dụng túi nilon hút chân không để bảo quản nấm linh chi. Trong quá trình sử dụng nên để nấm ở khu vực thoáng mát, khô ráo. Đặc biệt không được để nấm ở những nơi ẩm thấp, có nhiều côn trùng như gián, bọ, mối mọt có thể gây tác hại của nấm linh chi.

Nếu không sử dụng hết và có nhu cầu bảo quản từ 2 – 3 năm, người sử dụng cần phải thường xuyên kiểm tra. Trong trường hợp nấm có dấu hiệu bị ẩm phải đem phơi hoặc sấy khô lần nữa.

Khi được bảo quản không hợp lý, linh chi sẽ bị mọt, mốc. Nguyên nhân gây mốc thường là do người sử dụng để nấm ở khu vực có độ ẩm cao, không được bọc kỹ. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào gây tác hại của nấm linh chi.

Linh chi bị mốc thường có nhiều chấm nhỏ li ti như rêu. Từ một vị trí mốc rất nhanh chóng sẽ lan ra toàn bộ số nấm để cạnh nhau. Nếu linh chi bị mốc quá nhiều cần phải loại bỏ ngay lập tức.

Nếu phát hiện kịp thời, nấm mốc mới chỉ xuất hiện tại 1 tai hay lát nấm, người sử dụng cần:

– Bỏ lát nấm mốc ra khỏi túi. – Kiểm tra lại toàn bộ túi nấm xem có tai hay lát nấm nào bị lây mốc hay chưa. – Đem túi nấm phơi lại một lần nữa dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô bằng quạt máy. – Thay túi đựng nấm mới và bảo quản ở nơi khô ráo.

https://namlimxanh.vn/cach-dung-nam-linh-chi-cach-nau-uong-ngam-ruou-mat-ong-nam-linh-chi.htmlhttps://vnexpress.net/suc-khoe/huong-dan-dung-nam-linh-chi-dung-cach-3624747.html

Giá các loại nấm linh chi phổ biến hiện nay

Nấm linh chi trên thị trường Việt Nam có nhiều tên gọi và được cung cấp bởi nhiều cơ sở khác nhau. Giá của mỗi loại nam linh chi vì thế cũng có sự chênh lệch.

Thị trường Hà Nội có rất nhiều cửa hàng bán linh chi tốt. Có thể chọn mua tại một số cửa hàng ở các quận như: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình…

Thị trường linh chi tại thành phố Hồ Chí Minh có khá nhiều loại nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể có tác hại của nấm linh chi. Bạn có thể tham khảo chọn mua tại một số cửa hàng ở các quận: Bình Thạnh, Gò Vấp, Quận 10…