Top 3 # Dâu Tây Và Cách Chế Biến Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Dâu Tây Cho Mẹ Và Bé

Bà bầu ăn dâu tây có được hay không?

Bà bầu ăn dâu tây có tốt không?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dâu tây mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ bầu và thai thi. Với hàm lượng chất axit folic dồi dào có trong dâu tây, chúng sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ sinh non và dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do đó, việc sử dụng dâu tây với liều lượng hợp lý trong suốt thai kỳ hoàn toàn không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đối với bà bầu

Những lợi ích của dâu tây đối với mẹ bầu

Thành phần dinh dưỡng của 200gr Dâu New Zealand trung bình chứa đến 160% vitamin C, 170mg kali, 2% canxi, 9g đường fructose và 2g chất xơ. Đi kèm với đó làm hàm lượng cao chất chống oxy hóa cà Flavonoid. Sử dụng Dâu New Zealand thường xuyên sẽ đem đến nhiều công dụng cho cả mẹ và bé.

Tốt cho tim mạch

Các hợp chất chống oxy hóa như ellagic axit, catechin, kaempferol,… có công dụng ức chế hoạt động của các cholesterol xấu trong cơ thể. Giúp giảm sự tích tụ của các mảng bám trong thành động mạch, cải thiện lưu thông máu và phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

Tốt cho thai nhi

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu nên cung cấp cho cơ thể 60mg vitamin C mỗi ngày. Đây là lượng vitamin cần thiết cho việc xây dựng collagen. Collagen được xem là một dạng protein cấu trúc, chúng có chức năng xây dựng xương, sụn và da ở thai nhi.

Ăn dâu tây có bị mất sữa không?

Dù biết rằng dâu tây chứa hàm lượng lớn dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nhưng nhiều người tin rằng, vị chua của loại quả này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn yếu của mẹ. Dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và có nguy cơ làm mất sữa sau sinh.

Tuy nhiên đó là suy nghĩ sai lầm. Vì trên thực tế, Dâu New Zealand không hề làm mất sữa mà còn giúp sữa mẹ có thêm nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé.

Sử dụng dâu tây đúng cách cho mẹ bầu

Để có thể tối đa lợi ích mà Dâu New Zealand mang lại, mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau:

Nên cân bằng dâu tây với các loại hoa quả khác để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho cơ thể.

Nên sử dụng dâu tây từ những nhà cung cấp uy tín và được chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh. Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn như chúng tôi hay một số loại ký sinh trùng khác.

Sử dụng những quả dâu tươi, tránh ăn những quả đã bảo quản quá lâu.

Cần hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn không biết bản thân có dị ứng với loại quả này hay không.

Ăn một lượng vừa đủ, tránh lạm dụng gây phản tác dụng.

Dâu tây có tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ?

Có nên có bé ăn dâu tây?

Hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nên mẹ thường lo lắng không biết có nên cho bé ăn loại quả này hay không. Tuy nhiên theo chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ sử dụng dâu tây hợp lý sẽ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời. Chẳng hạn như giúp bé kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng tập trung và mức độ ghi nhớ,…

Dâu New Zealand được xem là nhà máy dinh dưỡng tuyệt vời dành cho cơ thể với

Nhiều khoáng chất như đồng, kali, mangan,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Dâu tây giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Các vitamin B, K, C giúp cơ bắp khỏe mạnh.

Vitamin A giúp đôi mắt khỏe đẹp

Khi nào nên cho bé ăn dâu tây

Theo khuyến cáo, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm dâu tây khi được 8 – 12 tháng tuổi. Nhưng thời điểm này mẹ chỉ nên cho bé ăn ¼ đến ½ quả dâu tây mỗi ngày mà thôi. Để bé có hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, mẹ nên đa dạng hóa các loại trái cây trẻ sử dụng.

Nếu bé đã trên 12 tháng tuổi, mẹ có thể yên tâm cho bé ăn sống hoặc chế biến thành nước ép, sinh tố, bánh, sữa chua,… Món ăn phong thú sẽ giúp bé hứng thú hơn trong việc ăn uống đó nha mẹ.

Một số lưu ý khi sử dụng dâu tây cho bé ăn dặm

Do hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu nên khi chọn lựa bất kỳ loại thực phẩm nào cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Và dâu tây cũng không ngoại lệ. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau khi cho chế biến dâu tây ăn dặm:

Nên chọn những quả dâu tây còn cuống xanh. Quả không có dấu hiệu mềm, dập hay thâm đen.

Chế biến và sử dụng Dâu New Zealand ngay khi vừa mua. Hạn chế dùng dâu đã bảo quản lâu cho bé.

Lựa chọn những nơi bán dâu tây có độ tin cậy cao, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.

Sử dụng dâu tây cho bé có rủi ro hay không?

Có hai tình trạng thường xảy ra khi cho bé sử dụng dâu tây mà bạn cần xem xét cẩn thận

Nghẹn: Dâu tây thường mềm và trơn, do đó trẻ thường nuốt xuống mà không nhai. Điều này có thể sẽ làm bé bị ngạt.

Dị ứng: Sau khi thưởng thức dâu tây, nếu bé xuất hiện tình trạng nổi ban đỏ quanh miệng thì đó chính là dấu hiệu của dị ứng với loại trái cây này. Đây là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các axit có trong dâu tây.

Công ty TNHH HiFarm

? https://www.facebook.com/TheHiFarm

☎️ (+84) 949 249 665

? Lô 74 Đường Tự Tạo, P.11, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

– HiFarm –

Các bài khác về Dâu New Zealand (Dâu tây)

Cách Chế Biến Món Dâu Tây Cho Bé Đơn Giản Mà Dễ Ăn

Dâu tây có rất nhiều lợi ích về sức khỏe:

– Nguồn cung cấp vitamin B, C và K, giúp cơ bắp khỏe mạnh.

– Chứa nhiều loại chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

– Giàu các khoáng chất như kali, mangan và đồng, tăng khả năng miễn dịch.

– Chứa phenol ngăn ngừa ung thư.

Dâu tây có rất nhiều lợi ích về sức khỏe, do đó bạn nên đưa nó vào chế độ ăn của bé.

Tuy nhiên nếu dâu tây cũng có những tác hại nhất định với trẻ khi bạn chưa cho ăn đúng cách như:

– Nghẹt thở: Vỏ của quả dâu tây thường trơn, do đó nó dễ khiến bé nuốt luôn mà không nhai. Điều này sẽ khiến bé dễ bị mắc nghẹn và gây nghẹt thở.

Dâu tây có thể gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Những gia đình có tiền sử bị dị ứng thức ăn hoặc những bé bị hen suyễn thì ba mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn. Dâu tây có thể khiến bé bị:

+ Chứng phát ban trên da

+ Sưng mặt, lưỡi và cổ họng

+ Ngứa ran trong miệng

+ Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé, gây chuột rút, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

+ Đôi khi, quả dâu tây còn có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm như sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng của bé.

Những cách chế biến món dâu tây cho bé tập ăn

Dưới dây là một số món ăn từ dâu tây cho bé, các mẹ tham khảo để làm nha!

1. Xắt miếng nhỏ cho bé

Khi cho bé ăn, tốt nhất bạn nên cắt thành từng miếng nhỏ để bé dễ nhai. Bạn hãy làm điều này cho đến khi bé học được cách tự ăn. Vì dâu tây có chứa hàm lượng thuốc bảo quản khá cao nên bạn cần chọn mua ở những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng. Hoặc không thì hãy tự trồng tại nhà với những giống dâu tây chịu nhiệt, cách trồng không khó mà phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam.

3. Quy tắc 3 ngày

Bất cứ khi nào bạn tập cho bé ăn một món mới, bạn nên đợi ít nhất ba ngày, sau đó bạn mới cho bé ăn tiếp. Điều này giúp bạn quan sát xem bé có bị dị ứng hoặc gặp vấn đề với thực phẩm đó hay không.

Dù bé không bị dị ứng đi nữa thì cũng đừng nên cho bé ăn quá nhiều. Mỗi ngày, bạn có thể cho bé ăn nửa ly dâu tây hoặc những loại trái cây khác. Bạn nên cho bé ăn nhiều loại trái cây và rau củ khác nhau để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Măng Tây Làm Món Gì Ngon? Cách Sơ Chế Và Chế Biến Măng Tây Giòn Ngon

Công dụng của măng tây

Măng tây là một loại cây có dạng thân tròn, mọc thẳng, rắn chắc và có hình dáng như ngọn giáo thường được dùng để làm rau ăn. Trong thành phần của cây măng tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin A, B6, C, E, K, protein… và một số loại khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của măng tây với sức khỏe đó là:

Cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Chống táo bón, nhuận tràng tốt và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Tăng khả năng miễn dịch.

Tốt cho hệ xương khớp.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.

Hướng dẫn cách chọn măng tây

Khi chọn mua măng tây, bạn nên chọn những ngọn măng còn tươi, đầy đặn và mập. Nếu bạn muốn biết măng tây vừa hái hay đã để lâu thì chỉ cần bấm đầu móng tay vào phần gốc, nếu thấy tiếng kêu “tách”, không bị khô héo và không nhăn nheo thì là măng đạt chuẩn.

Măng tây có 2 loại đó là:

Măng tây thân mảnh: Thường nhanh chín, có phần vỏ ngoài giòn và bên trong mềm hơn, thích hợp để làm các món salad hoặc xào. Nếu bạn là dân văn phòng thì nên lựa chọn loại măng tây thân mảnh này để giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng.

Măng tây thân mập: Thường có phần cuống hơi cứng nên khi sơ chế phải cắt bỏ trước khi chế biến. Loại măng này thường phải chế biến rất lâu nên phù hợp với những người có nhiều thời gian.

Cách sơ chế và chế biến măng tây giòn ngon

Cách sơ chế măng tây

Măng tây đem rửa sạch, cắt bỏ phần gốc già. Phần gốc già này bạn có thể tận dụng đem phơi khô để dùng dần, khi dùng thì nấu với một chút đường phèn làm nước uống, giúp lợi tiểu và thải độc gan rất tốt.

Cách chế biến măng tây giòn ngon

Măng tây hấp

Măng tây bạn đem rải đều vào giá hấp (không nên xếp quá dày để đảm bảo cho măng tây được chín đều).

Thêm nước vào nồi hấp và đặt giá hấp lên, xoay nút hẹn giờ hấp khoảng 3 đến 6 phút tùy vào số lượng măng tây xếp trong giá.

Măng tây luộc

Măng tây đem rửa sạch và để ráo nước.

Đổ nước vào nồi, thêm một ít muối, đường, bật bếp và đun sôi.

Khi nước sôi, cho măng tây vào luộc khoảng 2 đến 3 phút.

Nếu muốn măng tây được xanh và giòn ngon thì bạn chuẩn bị 1 bát tô nước đá, sau khi măng tây chín thì vớt măng tây vào đó ngâm khoảng 3 đến 5 phút thì vớt ra đĩa.

Gợi ý các món ăn với măng tây

Măng tây xào thịt bò

Nguyên liệu

200g thịt bò

200g măng tây

1 củ cà rốt

Tỏi, hành tím, dầu ăn, nước mắm, dầu hào, đường, muối, tiêu

Dụng cụ: Bếp, chảo chống dính, đĩa, thìa…

Cách thực hiện

Tỏi và hành tím đem bóc vỏ và băm nhuyễn.

Thịt bò đem rửa sạch, thái mỏng và ướp một chút dầu ăn, dầu hào, tiêu, tỏi, hành tím trong khoảng 15 phút.

Măng tây rửa sạch, nếu là măng tây thân mập thì cắt bỏ phần cứng rồi cắt khúc.

Cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành sợi vừa ăn.

Măng tây và cà rốt sau khi sơ chế xong thì đem chần qua với nước sôi cho thêm một chút muối để giúp giữ được độ giòn ngon.

Đặt chảo lên bếp, bật nhỏ lửa và đổ một ít dầu ăn vào.

Đợi dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi thơm.

Sau khi tỏi có mùi thơm thì cho thịt bò vào xào tái.

Tiếp tục cho măng tây và cà rốt đã chần trước đó vào và đảo đều tay.

Nêm nếm sao cho vừa miệng, tắt bếp và cho ra đĩa rắc tiêu lên trên.

Canh sườn nấu măng tây

Nguyên liệu cần chuẩn bị

200g sườn heo

200g măng tây

1 bìa đậu phụ trắng

Hành lá, muối, đường, nước mắm…

Dụng cụ: Bếp, nồi áp suất, bát tô, thìa…

Cách thực hiện

Măng tây đem rửa sạch, cắt bỏ phần già cứng rồi cắt khúc khoảng 4cm.

Sườn heo đem rửa sạch, luộc qua với nước cho sạch máu bẩn và giúp khử mùi hôi tanh.

Sau khi luộc qua sườn xong thì vớt ra, rửa sạch lại với nước và cho vào nồi áp suất, đổ nước, hầm trong khoảng 45 phút cho thịt sườn mềm.

Khi nước hầm thịt sôi bạn mở nắp và hớt bỏ phần bọt trên ra ngoài. (Mục đích vớt phần bọt ra để giúp phần nước cốt không bị đục.)

Hầm khoảng 40 phút thì cho đậu phụ và măng tây vào, nêm nếm thêm gia vị sao cho vừa miệng rồi tiếp tục hầm cho đủ thời gian là được.

Cuối cùng, múc canh sườn nấu măng tây ra bát tô và thưởng thức. Bạn có thể rắc thêm một chút hành lá và tiêu lên cho đẹp mắt.

Cháo măng tây cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

20g gạo tẻ

150g măng tây

20g tôm tươi

Muối, dầu ô liu, nước mắm…

Dụng cụ: Bếp, chảo, nồi áp suất, máy xay sinh tố, bát tô…

Cách thực hiện

Gạo tẻ đem vo sạch và cho vào nồi áp suất hầm thành cháo.

Măng tây rửa sạch, loại bỏ phần cứng và băm nhỏ hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Tôm tươi rửa sạch, đem rút bỏ phần chỉ lưng của tôm, bóc vỏ rồi băm nhuyễn.

Đặt chảo lên bếp, bật nhỏ lửa, thêm một chút dầu ăn và đổ tôm vào đảo đều tay đến khi tôm chuyển màu đỏ thì cho măng tây vào xào tiếp.

Sau khi các nguyên liệu đã chín thì nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng là được.

Mở nắp nồi áp suất rồi cho tôm và măng tây vào hầm chung.

Đợi cháo chín, múc ra bát tô và cho bé thưởng thức.

Lưu ý: Khi nấu cháo cho bé thì bạn không nên cho bột ngọt vào, bởi bột ngọt không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ nhỏ.

Nước ép táo măng tây

Nguyên liệu

1 quả táo

200g măng tây

1 quả chanh

Mật ong

Dụng cụ: Máy ép hoa quả, bát tô, ly, thìa…

Cách thực hiện

Măng tây đem rửa sạch và cắt bỏ phần già cứng, lấy phần non cắt khúc.

Táo rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành múi nhỏ.

Cắt 1/4 quả chanh, vắt ra bát lấy nước cốt.

Cho măng tây và táo vào máy ép hoa quả để ép lấy nước.

Cuối cùng, cho một chút mật ong (tùy khẩu vị mỗi người) cùng nước cốt chanh vào khuấy đều và thưởng thức.

Lưu ý khi sử dụng và chế biến các món ăn với măng tây

Măng tây là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng bởi nó có thể gây táo bón, đau bụng.

Không nên nấu hay luộc măng tây trong nồi sắt vì trong măng tây có chứa chất phản ứng với sắt, nó có thể làm đổi màu măng tây và nồi sắt, rất độc hại.

Khi thưởng thức măng tây, nếu thấy các triệu chứng như ngứa cổ họng, phát ban, đầy hơi… thì nên dừng lại ngay.

Những người đang điều trị hay dùng thuốc tây thì không nên ăn măng tây để tránh làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

2 Cách Ngâm Rượu Dâu Tây Đơn Giản Và Thật Ngon Tại Nhà

Cách ngâm rượu dâu tây do chính bạn thực hiện không chỉ cho loại rượu trái cây ngon mà còn an toàn và tốt cho sức khỏe. Không khó và không làm mất nhiều thời gian của bạn, với 2 cách làm đơn giản sau đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn cách ngâm phù hợp, để có thành phẩm rượu trái cây thật ngon cho gia đình dùng.

1. Ngâm dâu tây trực tiếp với rượu

Nguyên liệu

1kg dâu tây

500g đường phèn giã nhuyễn

80 ml rượu trắng

Bình thủy tinh

Cách làm

Bước 1 : Dâu tây mua về đem rửa sạch với nước nước, cắt bỏ hết phần cuống dâu tây đi, để ráo hết nước. Bổ đôi quả dâu tây.

Dâu tây rửa sạch với nước, cắt đôi quả dâu tây. Ảnh: Internet

Bước 2 : Cho dâu tây vào trong bình thủy tinh đã được rửa sạch cùng với 500g đường phèn đã được giã nhuyễn, cứ 1 lớp dâu, rải 1 lớp đường phèn. Ngâm dâu khoảng 30 ngày và trong thời gian ngâm, thỉnh thoảng bạn lắc đều bình ngâm cho dâu tây ngấm đều đường.

Cho dâu tây vào hũ thêm lượng đường phù hợp vào ngâm. Ảnh: Internet

Bước 3 : Sau 30 ngày bạn cho 800ml rượu trắng vào trong bình dâu tây ngâm đường. Đậy kín nắp để thêm 1 tháng nữa là có thể lấy ra sử dụng.

Khi ngâm đường hết 30 ngày cho rượu ngâm thêm 30 ngày mới lấy ra sử dụng được. Ảnh: Internet

2. Ngâm dâu tây với nước si rô

Nguyên liệu

3kg dâu tây

1 lít rượu trắng

1kg đường phèn giã nhuyễn

Bình ngâm thủy tinh

Cách làm

Bước 1 : Dâu tây rửa sạch với nước, cắt bỏ hết phần cuống. Bổ đôi quả dâu tây ra rồi xếp dâu tây vào trong hũ cùng với 1kg đường phèn đã được giã nhuyễn để khoảng 30 ngày.

Dâu tây rửa sạch với nước, cắt bỏ cuống rồi bổ đôi. Ảnh: Internet

Bước 2 : Khi có được bình si rô dâu tây, bạn cho 1 lít rượu trắng vào trong bình đậy kín nắp ngâm thêm 30 ngày nữa. Cứ 2 -3 ngày bạn lắc nhẹ bình rượu để phần dâu tây nổi lên.

Cho rượu trắng vào bình dâu tây ngâm đường ngâm thêm 30 ngày. Ảnh: Internet

Bước 3 : Khi hết 1 tháng bạn dùng khăn sạch đổ hỗn hợp rượu ngâm trong bình ra. Vắt cạn phần rượu dâu tây rồi cho vào bình bỏ vào tủ lạnh bảo quản. Theo cách này, nước rượu dâu sẽ ngưng lên men hoặc lên men rất chậm, cho thức uống thơm ngon, ngọt và ít cay so với cách ngâm 1, hay một số cách ngâm rượu khác.

Khi hết 1 tháng dùng khăn vắt cạn phần rượu ra để sử dụng. Ảnh: Internet

3. Tác dụng của loại rượu dâu tây

Rượu dâu tây giúp thanh nhiệt, tư âm, nhuận phế, dưỡng huyết. Thích hợp đối với những người âm hư sẽ giúp cải thiện phần nào tình trạng bệnh.

Rượu dâu tây có công dụng bồi bổ cho cơ thể, chữa các chứng suy nhược do mắc các bệnh lâu ngày, suy dinh dưỡng, gầy ốm, thiếu máu.

Rượu dâu tây cũng góp phần làm đẹp da nếu dùng lượng vừa phải và đều đặn.

Rượu dâu tây giúp bồi bổ cơ thể, chứa các bệnh suy nhược cơ thể. Ảnh: Internet

Nên uống 1- 2 ly nhỏ trong bữa ăn hàng ngày sẽ phát huy hoàn toàn hoàn toàn hiệu quả. Không nên uống quá 100ml sẽ làm phản tác dụng của loại rượu này.

4. Cách lựa chọn dâu tây để ngâm rượu

Nên chọn những trái dâu tây có các đốm trắng hoặc đốm xanh của lá cây. Chọn những quả mọng màu đỏ nhưng không được bầm dập, mềm nhũn.

Nên chọn những quả dâu tây mọng đỏ không bầm dập, mềm nhũn. Ảnh: Internet

Chọn những trái dâu tây tươi, quả mọng, vẫn còn nguyên đài và phần cuống màu xanh.

Chọn các giống dâu Đà Lạt sạch để an toàn cho sức khỏe hơn. Dâu Đà Lạt thường có kích cỡ không đồng đều nhau, trái không to, màu không đậm.

Phương Lê tổng hợp