Top 8 # Hỏi Cách Nấu Cháo Lòng Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Làm Món Bánh Hỏi Cháo Lòng

Với các tín đồ ẩm thực thích khám phá vùng miền thì chắc hẳn không còn lạ lẫm với món bánh hỏi lòng heo và cháo lòng đâu nhỉ.

Theo chúng tôi

Món ăn gây thương nhớ khi đến vùng đất “hoa vàng trên cỏ xanh”

Bánh hỏi lòng heo, mắt cá ngừ đại dương, cơm gà Phú Yên là những món ăn dễ gây thương nhớ cho du khách khi đến vùng đất “hoa vàng trên cỏ xanh”

Bánh hỏi lòng heo

Bánh hỏi lòng heo dường như mang đậm hương vị của đất võ, vừa đặc sắc nhưng cũng không kém phần dung dị, mộc mạc. Người dân địa phương thường ăn món này bất kể thời gian trong ngày.

Món ăn này gồm 2 phần rõ rệt là bánh hỏi và lòng heo. Bánh hỏi được làm từ bột gạo, có thể xem như một biến tấu khác của bún tươi nhưng nhiều sợi xếp chằng chịt lên nhau, rưới lên trên một chút dầu có lá hẹ xắt nhỏ để điểm màu xanh và hương vị. Khi gọi món, người bán sẽ đem ra dĩa bánh cùng với lòng heo gồm tim, gan, cật, dồi, phèo…

Món ăn này gồm 2 phần rõ rệt là bánh hỏi và lòng heo. Ảnh: I.T

Thực khách chỉ việc lấy một miếng bánh hỏi kẹp thêm lòng heo chấm chút nước mắm pha ớt và cho vào miệng thưởng thức, ăn kèm rau để cảm nhận được trọn vẹn cái hồn của món ăn. Một phần bánh hỏi đầy đủ không thể thiếu chén cháo lỏng sóng sánh. Cháo thường được nấu bằng huyết ninh với thịt nạc băm, vừa ngọt lại loãng thơm. Bạn có thể ăn song song cả hai hoặc dùng xong bánh hỏi sẽ húp chén cháo cho nóng. Giá món này trung bình chỉ 20.000 đến 30.000 đồng/phần.

Mắt cá ngừ đại dương

Mắt cá ngừ là một trong những đặc sản nổi bật của Phú Yên. Đúng như cái tên, món này chỉ là một cầu mắt của cá ngừ được làm sạch rồi nấu cùng rau củ quả, gia vị như táo tàu, kỳ tử… Mắt cá ngừ đại dương béo ngậy, xung quanh khá nhiều thịt. Khi ăn bạn có thể cảm nhận vị ngọt ngọt ngọt thơm thơm đọng trên lưỡi. Một hũ mắt cá ngừ khoảng 40 ngàn, không đắt cho một đặc sản địa phương thú vị.

Cơm gà Phú Yên

Một món ăn Phú Yên rất nên thử khi đến xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh chính là cơm gà. Cơm gà Phú Yên chế biến công phu, gà là gà ta, gạo được nấu từ nước luộc gà nên màu vàng óng vừa thơm, vừa đủ độ béo. Ăn cơm gà Phú Yên không thể không kể đến các loại rau ăn kèm: dưa chuột thái lát, ngò, rau răm, hành tím muối. Trong đó món hành tím được là đặc trưng riêng của cơm gà Phú Yên. Củ hành vừa chua, vừa ngọt góp phần trung hòa vị béo của gà khiến mỗi khi ăn tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Giá trung bình của món này là từ 30.000 đồng. Ảnh: foody

Ngoài ra cơm gà Phú Yên còn ghi điểm ở món nước chấm. Ngoài những nguyên liệu chính là nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt được xay nhuyễn, trộn đều thì một số quán còn thêm vào đó chút thịt gà xay, tạo nên độ béo ngậy, độ ngọt. Chan mắm vào cơm và từ từ thưởng thức, bạn sẽ chẳng chịu nổi cái mùi vị thơm nồng của cơm, của gà và của nước mắm hòa quyện vào nhau. Giá trung bình của món này là từ 30.000 đồng.

Bánh xèo tôm mực

Chiếc bánh nhỏ, bên trong là nhân tôm, mực tươi rói, nóng hổi chấm ăn cùng nước mắm pha hoặc cuốn cùng bánh tráng, rau sống đều ngon miễn bàn. Quan trọng, giá bánh xèo ở đây siêu rẻ, thường chỉ 3.000 đồng. Thế nên đã đến khu vực sở hữu vùng biển đẹp nhất Nam Trung Bộ này, bạn đừng quên ăn thử bánh xèo tôm mực.

Bún chả cá

Nếu ai đã từng đến Phú Yên và thưởng thức những món bún ngon ở đây, chắc chắn sẽ nhớ mãi không bao giờ quên bún chả cá. Vì ở vùng đất này cá nhiều, tươi ngon nên món bún chả cá ở đây ngon xuất sắc.

Nhìn bát bún thì có vẻ không có gì đặc biệt song ăn vào miệng thì cảm thấy vị ngon vô cùng. Có lát chả cá rán vàng, có vài lát chả quế, có bún sợi… nhưng trong bát bún chứa đựng những bí quyết chế biến riêng.

Để có được những tô bún chả cá ngon, chất lượng, chủ quán rất chú trọng đến vấn đề nguyên liệu và quá trình chế biến. Cá được lựa mua từ sáng sớm ở bến, phần xương được lọc ra nấu nước dùng. Công đoạn hầm kéo dài vài tiếng cho đến khi phần ngọt trong xương cá đã ra hết, lọc lấy nước trong, bỏ thêm thơm, cà, măng, dưa chua là có một nồi nước dùng ngọt thanh mát.

Và không chỉ có chả cá, người dân Tuy Hòa còn có thêm những lựa chọn khác như cá dầm – với những miếng thịt cá dày, thơm, đã miệng. Giá bún trung bình từ 20.000 đến 35.000 đồng/tô.

Theo Dân Việt

Treo biển cũ mờ cả chữ, quán lòng lợn của vợ chồng U70 vẫn tấp nập khách hơn 30 năm Vợ chồng cô Dung ngày ngày vẫn cần mẫn bán cháo lòng hơn 30 năm ở con phố Trần Khát Chân. Cháo lòng Hà Nội được xem là một trong những món ăn quen thuộc mà người dân cực kỳ mê thích, không chỉ có đấng mày râu,…

Pleiku Với Món Ăn Cháo Lòng Bánh Hỏi.

Cháo lòng bánh hỏi có nguồn gốc từ Bình Định và được du nhập lên phố núi Pleiku. Không phải là nơi xuất xứ, cháo lòng bánh hỏi lại được bán nhiều trên các con đường ở thành phố Pleiku,cùng với những bàn bếp nghi ngút tràn ngập hương vị trở thành món ăn sáng bình dị được nhiều người ưa thích.

Cháo lòng bánh hỏi là món ăn sáng rất phổ biến ở Pleiku. Cháo lòng bánh hỏi là món ăn sáng rất phổ biến ở Pleiku. Ảnh: Khánh Hòa.

Ngoài ra, bánh hỏi còn được biến tấu bởi đầu bếp tinh khôi với nhiều nguyên liệu khác như ăn kèm với chả giò, thịt nước, tôm, gà nướng… nhưng lạ miệng và gây tò mò hơn cả là ăn với cháo lòng. Ngồi vào bàn gọi món cháo lòng bánh hỏi, bạn sẽ được phục vụ một đĩa bánh hỏi với lòng heo thái miếng bên trên, bên cạnh là bát cháo nóng hổi cùng chén nước mắm tỏi ớt pha hơi ngọt.

Ngoài bánh hỏi, cháo lòng là một thành phần quan trọng làm nên sự ngon miệng cho món ăn. Đĩa lòng phải có đủ tim, cật, gan, phèo non… Luộc lòng rất đơn giản nhưng để có miếng lòng giòn, ngon ngọt thì phải biết cách. Lòng sau khi làm sạch được cho vào luộc. Khi vừa chín đến, vớt lòng ra và cho ngay vào thau nước đá lạnh. Chính cái lạnh của đá làm cho bề mặt lòng săn lại, miếng lòng trắng và giòn khi ăn. Bát cháo nóng hổi giúp người ăn ấm lòng hơn khi thưởng thức món ăn này. Bát cháo nóng hổi giúp người ăn ấm lòng hơn khi thưởng thức món ăn này. Ảnh: Khánh Hòa.

Lòng được thái thành từng miếng vừa ăn và sắp đều trên đĩa bánh hỏi. Nước luộc lòng dùng để nấu cháo. Bát cháo lòng ăn kèm hơi loãng, bên trong có một ít tiết lợn, được rắc lên một ít hành lá, rau răm và tiêu bột. Trong những buổi sáng se lạnh của phố núi, bước vào quán ăn, gọi bát cháo lòng bánh hỏi và thưởng thức cùng bạn bè thì không còn gì bằng. Món ăn tuy đơn giản, bình dị nhưng lại có sức quyến rũ rất lạ kỳ với những người đã một lần thưởng thức.

Bánh hỏi được làm từ gạo như cách làm bún nhưng sợi bánh thanh mảnh hơn. Gạo vo sạch, ngâm qua đêm cho mềm rồi vớt ra đem xay nhuyễn. Cho hỗn hợp bột đã xay vào bao bằng vải sạch, buộc miệng bao lại, lấy phiến đá chằn lên trên để bột nhanh ráo nước. Sau đó, đem hấp bột vừa đủ chín, nhồi bột thật dẻo chia thành từng phần nhỏ. Khuôn làm bánh hỏi là những chiếc ống tròn, bên dưới có đáy, đáy khuôn được khoan thành những lỗ nhỏ li ti. Bánh hỏi có ngon và đẹp mắt hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiếc khuôn. Nếu lỗ nhỏ quá, sợi bánh sẽ thanh mảnh, dễ bị đứt gãy, nếu lỗ to quá bánh lại giống sợi bún.

Bột sau khi nhồi được cho vào khuôn và ép xuống cho bột chảy thành từng sợi xuống. Người thợ dùng tay ngắt ra từng đoạn nhỏ, đưa vào nồi hấp cách thủy cho bánh chín, vớt ra và trải trên lá chuối. Một miếng bánh hỏi gồm nhiều sợi bánh kết hợp lại với nhau, kích cỡ của bánh bằng khoảng hai ngón tay người lớn. Khi ăn bánh hỏi, người ta thường thoa lên bánh một ít dầu ăn trộn với lá hẹ xắt nhỏ, làm cho hương vị bánh hỏi rất lạ, kích thích khẩu vị. Khi ăn chỉ cần một chén nước mắm tỏi ớt pha hơi ngọt là đã có bữa ăn sáng ngon miệng. Cháo lòng bánh hỏi có nguồn gốc từ Bình Định. Ngoài ăn với lòng, bánh hỏi còn ăn kèm với thịt nướng, tôm, chả giò… Cháo lòng bánh hỏi có nguồn gốc từ Bình Định. Ngoài ăn với lòng, bánh hỏi còn ăn kèm với thịt nướng, tôm, chả giò… Ảnh: Khánh Hòa.

Đến Bình Định, Nhất Định Phải Thử Món Bánh Hỏi Cháo Lòng.

Thành phần của món bánh hỏi cháo lòng

Chỉ cần nghe đến cái tên này, chúng ta đã có thể hình dung thành phần của nó. Thành phần chính của món ăn này đó là bánh hỏi và cháo, lòng. Ngoài ra còn có rau thơm và nước chấm đi kèm.

Bánh hỏi là tên của một loại bánh đặc biệt ở Bình Định. Chúng được làm từ bột gạo. Để có được bánh ngon thì trước tiên gạo phải ngon. Thông thường, người dân ở đây sẽ sử dụng gạo tấm để xay ra làm bánh hỏi. Tất nhiên, đây được xem là loại gạo ngon nhất để làm ra loại bánh này, giúp bánh tuy mỏng nhưng lại thơm và dai, không bị mềm hay bở.

Đi kèm với bánh hỏi chắc chắn không thể thiếu lòng. Lòng ở đây là lòng heo. Lòng heo ngon phải là bộ lòng lấy từ những con heo săn chắc, người ta bảo thế thì bộ lòng mới ngon. Bộ lòng kèm với tim, gan và cật.

Cháo lòng để ăn với bánh hỏi không giống như cháo mà chúng ta vẫn hay ăn. Cháo được nấu loãng cùng lòng. Lòng chín thì sẽ được vớt ra. Cháo sau đó ninh trong nhiều giờ với tiết nên hạt bở, có vị ngọt bùi lại mang vị thơm đặc trưng của lòng. Khi ăn, cháo cũng không được bỏ cùng lòng mà sẽ bỏ riêng ra.

Thưởng thức món ăn này mà không có nước mắm chua ngọt thì quả là một điều thiếu sót. Người ta vẫn thường bảo nước chấm là linh hồn của món ăn quả không sai. Ăn kèm với bánh hỏi cháo lòng luôn có bát nước mắm nhỏ. Nước mắm có vị vừa đậm đà, chua chua, ngọt ngọt lại cay nồng. Kết hợp cùng bánh hỏi và lòng heo thì thơm ngon tuyệt vời.

Tuy không phải là nhân vật chính nhưng rau thơm cũng góp phần quan trọng không kém. Nó giúp món bánh hỏi cháo lòng thêm phần đa hương vị, ăn mãi mà không bị ngán.

Bánh hỏi cháo lòng được chế biến cầu kỳ

Để tạo nên món bánh hỏi cháo lòng ngon tuyệt, người dân nơi đây đã phải thực hiện qua nhiều bước chế biến cẩn thận. Bắt đầu từ bước chọn nguyên liệu kỹ càng. Gạo dùng để làm bánh hỏi phải là gạo tấm thơm. Sau khi xay ra, pha bột gạo với lượng nước vừa đủ. Tiếp theo mang bột đi hấp vừa đủ chín, nhồi và chia bột thành từng khối để đưa vào khuôn ép thành bánh. Bánh có ngon không còn phụ thuộc vào đường kính lỗ của khuôn bánh. Ngoài ra, cách trải bánh và hấp bánh cũng quan trọng không kém. Bánh không được quá dày, hấp không được quá kỹ. Và quan trọng nhất là giữ được độ thơm, dai nhẹ của gạo.

Lòng heo cũng cần phải được chọn lọc từ những con heo béo. Heo càng chắc thịt thì lòng càng ngon.

Bánh hỏi thì phải đi đôi với cháo lòng. Cháo nấu khá loãng, nấu bằng tiết ninh với lòng vừa ngọt lại vừa thơm. Cách nấu cháo tuy đơn giản, nhưng rất ngon nhờ nước luộc lòng, tiết và gạo tẻ. Khi ăn cho thêm ít tiêu, ớt, hành lá là có được tô cháo lòng nóng hổi ăn cùng bánh hỏi vô cùng hấp dẫn.

Cách thưởng thức món bánh hỏi cháo lòng

Một suất bánh hỏi cháo lòng đầy đủ bao gồm một đĩa bánh hỏi, một đĩa lòng đầy đủ, một bát cháo nhỏ cùng nước mắm chua ngọt và rau thơm ăn kèm. Bánh hỏi phải được cho thêm một lớp hẹ cắt nhỏ. Ăn món ăn này chỉ ngon khi cháo lòng và lòng nóng hổi, có thể thấy được khói bay lên nghi ngút.

Cách ăn đúng điệu thường là chỉ việc lấy một miếng bánh hỏi kẹp thêm lòng heo. Sau đó chấm chút nước mắm và cho vào miệng thưởng thức. Đừng quên ăn kèm rau thơm rồi múc thêm vài muỗng cháo nóng hổi để cảm nhận trọn vẹn hương vị của món ăn. Gắp một gắp rồi lại gắp thêm nhiều gắp. Càng ăn ta lại càng thấy ngon miệng. Sự kết hợp đặc biệt giữa những nguyên liệu này quả thật không còn gì tuyệt vời hơn.

Cách Nấu Cháo Lòng Heo Ngon

Bát Cháo Nóng Hổi Với Mùi Thơm Của Gừng, Hành Lá, Ăn Cùng Với Tiết Lợn, Lưỡi, Gan Và Dồi Chiên, Thích Hợp Với Ngày Se Lạnh.

Cách nấu cháo lòng heo ngon

Nguyên Liệu:

– 1 kg xương lợn – Một ít tôm khô, củ cải – 1/2 bát con gạo tẻ – 1/4 bát con gạo nếp – 1 bát tiết lợn vừa ăn – 1 cái lưỡi lợn, gan – Tim lợn, dạ dày, dồi chiên, bạn có thể điều chỉnh liều lượng tùy theo sở thích – Muối, hạt nêm, hạt tiêu, giấm – 1 nhánh gừng nhỏ – Hành lá, giá, chanh, ớt quả.

– Xương lợn rửa sạch cho chút muối nấu sôi, để yên trong nồi chừng 10 phút, đổ ra rửa sạch. Xong cho sườn vào nồi và ninh với củ cải trắng đã gọt vỏ.

– Tôm khô rửa nước nóng cho bớt mùi, rồi xả lại nước lạnh thả vào nồi nước dùng

– Gạo nếp, gạo tẻ đãi sạch để lên rổ cho ráo nước, tiếp theo cho gạo vào chảo rang sơ.

– Lưỡi lợn rửa sạch, đun nồi nước sôi thêm vào một ít giấm, chần sơ qua nước sôi, vớt ra cạo sạch phần bẩn dưới lưỡi lợn, rửa lại cho thật sạch, tiếp theo đổ nước vào nồi luộc chín lưỡi.

– Tim lợn, bao tử, gan rửa sạch với giấm và muối, đổ nước ngập mặt tim, dạ dày, gan, cho vào nồi luộc chín.

– Phần gạo nếp sau khi rang thơm, phần nước dùng bạn có thể lọc lấy thịt bỏ xương, sau đó cho gạo vào đun cùng với nước dùng.

– Tiết lợn rửa sạch, luộc sơ, cắt thành từng quân cờ nhỏ.

– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

– Gừng cạo vỏ, thái sợi.

– Giá, ớt quả rửa sạch.

– Nồi cháo sau khi gạo nở đều và mịn, nêm gia vị vừa ăn, bạn cho tiết lợn và một ít gừng vào ninh cùng, ninh khoảng 15 phút, tắt bếp.

– Phần lưỡi lợn, dồi chiên, dạ dày, gan, tim, xếp ra đĩa.

– Khi dùng, múc cháo ra bát lớn, bên trên xếp lưỡi, gan, hay thêm dồi chiên, dạ dày, tim tùy theo sở thích của bạn, rắc một ít hạt tiêu, và thêm hành lá, gừng thái sợi, dùng nóng với quẩy, giá và ớt quả.