Top 11 # Hướng Dẫn Cách Nấu Bún Riêu Cua Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Hướng Dẫn Nấu Món Bún Riêu Cua?

Bún riêu có hai loại, riêu cua hay riêu tôm khô. Nấu bằng loại nào thì thịt cua hay tôm cũng sẽ nổi thành tảng phía trên thành. Nếu nấu vụng, thịt cua hay tôm sẽ vỡ hay chìm, không ngon. Tôi chưa nghe ai xào riêu cả, chỉ có xào cà chua để cho vào nồi riêu thôi.

1. Bún riêu cua

Nguyên liệu:

* 1kg cua đồng hay con cáy (có người gọi là con xuồi xuội, có mầu đỏ, thân nhỏ, càng dài và thanh hơn cua đồng. Giá con cáy rẻ hơn nhưng vị ngọt sau khi nấu như nhau)

* 3 lít nước

* 1kg cà chua, mắm tôm, muối, đường, dầu ăn

Thực hiện:

Cua đồng tách bỏ mai, rửa thật sạch, để ráo, giã hay xay nát. Cho khoảng 500ml nước vào, nhồi thật kỹ cho ra hết thịt cua. Lược vỏ, lại cho thêm nước vào nhồi tiếp, khoảng 3 lần là sạch. Dùng tay khuấy đều, thấy không có vỏ cua lắng đưới đáy thau là được.

Cho vào nồi một ít muối, quấy đều, Đặt lên bếp đun nhỏ lửa, thịt cua sẽ nổi lên từ từ thành từng tảng. Khi nồi nước bắt đầu sôi lăn tăn và thịt cua bắt đầu nổi lên thì cho vào một ít mắm tôm.

Cà chua xào chín tới, đừng chín mềm, mất ngon. Nêm nước mắm, muối, đường.

Vớt thịt cua cho vào tô để riêng, cho cà chua vào nồi, nêm lại gia vị vừa ăn.

Khi ăn làm nóng nồi nước dùng, cho bún vào tô, cho thịt cua, múc nước chan vào tô, rắc hành, ngò. Dọn ăn kèm rau kinh giới, húng cây, xà lách cắt nhỏ, rau muống chẻ, giá và dĩ nhiên phải kèm thêm chút mắm tôm sống mới ngon.

2. Bún riêu tôm

Nguyên liệu:

200g tôm khô ngon (không cần lớn nhưng phải nhạt, đừng quá mặn và phải thơm, không bị khai)

1kg cà chua, 3 quả trứng gà hay vịt.

Nước mắm, muối, đường, mắm tôm, dầu ăn

Thực hiện:

Tôm rửa sạch, cho vào nồi luộc xâm xấp nước cho đến khi tôm mềm, vớt ra, giã hay xay nát.

Đánh trứng với tôm, nêm chút nước mắm, muối.

Nấu sôi nước luộc tôm. Khi nước sôi, giảm vừa lửa, múc tôm + trứng thả vào nồi, đun cho đến khi tôm nổi lên mặt nước.

Nêm gia vị giống như bún riêu cua (mắm tôm, muối, đường). Vớt tôm và trứng ra để riêng.

Cà chua cũng xào như trên và cho vào nồi nước dùng.

Cách ăn bún riêu tôm cũng giống như bún riêu cua, ăn kèm các loại rau sống.

Theo Dzoãn Cẩm Vân

Phụ nữ

Hướng Dẫn Cách Nấu Bún Riêu Cua Thơm Ngon Đúng Điệu

Cách nấu bún riêu cua ngon rất đơn giản, không hề khó học một chút nào. Bạn cần phải kết hợp khéo léo giữa các nguyên liệu và nấu đúng tỷ lệ là bạn đã có một nồi bún riêu cua ngon hết ý.

Bún riêu cua là một món ăn truyền thống của người Việt Nam được khách nước ngoài vô cùng yêu thích vị ngọt của nó. Món ăn này gồm bún và riêu cua. Riêu cua là canh chua được nấu từ gạch cua, thân cua giã và lọc cùng với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).

1.Cách chọn mua cua đồng để nấu bún riêu cua ngon

Cách nhận biết cua đồng hay cua nuôi

-Cua đồng có màu đen, mai cua không có độ bóng và mình cua nhiều bùn đất. Trong khi, cua nuôi rất yếu thế nên khi người bán để trong chậu thì cua ít bò, và dễ rụng càng.

-Để phân biệt chính xác hơn, người mua nên dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua: cua đồng thật sẽ có gạch vàng, nhỏ càng, vỏ bóng. Khi nấu lên, ăn thấy thịt chắc, dai, ngọt. Còn, cua nuôi công nghiệp có gạch đen xanh, càng to, dùng ngón tay gõ vào càng nghe âm thanh rỗng, ốp, còn thịt cua nát, ăn có vị mặn chát.

Cách lựa chọn cua đồng ngon

– Màu sắc: Cua có màu xám đục, mai cua thường có màu sáng hơn, bóng hơn.

– Cua tươi, khỏe: Cua tươi khỏe thường chạy rất nhanh, còn đủ chân, càng luôn chỉa lên trên khi bạn cố bắt. Mình cua mập, ấn tay vào yếm cua nổi bọt khí.

– Nhận biết cua đực và cua cái: Cách phân biệt đơn giản nhất là bạn quan sát phần yếm cua. Nếu thấy cua có yếm nhỏ là cua đực, còn yếm lớn hơn thì đó là cua cái. Nếu muốn nấu nhiều gạch thì nên chọn cua cái và muốn nhiều thịt thì chọn cua đực.

– Kiểm tra cua chắc thịt: Bạn lật ngửa con cua và ấn vào phần yếm nếu thấy không bị lún tức là cua chắc thịt. Nếu thấy lún thì đó cua ốp, ít thịt, cua thường bị khai và ăn không ngon.

– Bạn nên mua cua vào đầu và cuối tháng âm lịch, cua giữa tháng thường thay vỏ nên sẽ ốm, thịt sẽ bở không ngon. Vào thời gian trăng sang( giai đoạn từ 13 đến 16 âm lịch) cua ốm. Cua dính phèn màu cam càng nhiều thì càng chắc.

Các loại cua đồng không nên dùng

– Cua đồng có 4 hoặc 6 chân: Loại cua đồng ăn được thường có hai càng to và tám chân. Tuy nhiên, cũng có loại chỉ sáu hoặc bốn chân, phải cảnh giác với loại này.

– Cua có mắt đỏ

– Bụng dưới con cua có lông

– Con cua trong bụng có xương

– Con cua đầu lưng có chấm sao

– Con cua chân có khoang

2.Cách nấu bún riêu cua miền Bắc ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị

-3 bìa đậu

-100g thịt xay, 50g tôm khô, 2 quả trứng gà

-400gr cua đồng

-1kg bún tươi

-4 quả cà chua

-Hành khô, hành lá, tỏi, giấm bỗng, các loại gia vị (muối, hạt nêm, tiêu, mắm tôm,…)

Các bước nấu bún riêu cua miền Bắc

Bước 1: Sau khi mua cua đồng về, bạn xóc cua với muối để loại bỏ chất bẩn bên trong con cua, sau đó bỏ yếm, bóc mai để khều gạch. Còn thịt cua thì bạn xay nhuyễn, thêm nước và lọc khoảng 3 lần, lọc cho đến khi nước cua còn hơi trong thì dừng.

Bước 2: Đậu phụ, bạn cắt thành nhiều miếng mỏng vừa miệng rồi rán vàng. Rán xong thì bạn vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu để miếng đậu được khô, ráo.

Bước 4: Bạn phi thơm hành tím băm nhỏ trong một chiếc chảo, sau đó cho gạch cua vào đảo đều tay khoảng 30 giây thì tắt bếp. Xong xuôi, bạn đổ phần gạch cua này ra một chiếc bát riêng.

Bước 6: Bạn đổ cà chua đã băm nhỏ vào cùng với 2 quả me, 1 thìa cà phê mắm tôm, một chút nước mắm, hạt nêm và nửa phần gạch cua còn lại vào nồi nước cua. Khi nồi nước sôi lại thì bạn cho tiếp cà chua thái múi cau vào, đun sôi tiếp khoảng 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 7: Khi ăn, bạn cho bún vào bát tô, bày lên trên 5 – 6 miếng đậu rán, 1 thìa canh thịt cua, hành lá, rau mùi rồi tưới nước dùng trong nồi vào bát.

3.Cách nấu món bún riêu cua miền Nam

Nguyên liệu nấu bún riêu cua miền Nam

-500g cua đồng

-300g xương ống heo hoặc xương hom

-3 bìa đậu phụ

-Vài cây dọc mùng, 300g cà chua

-Rau sống ăn kèm: xà lách, tía tô, kinh giới, rau chuối, hoa chuối

-Hành khô, hành lá, mùi tàu

-Dầu ăn, giấm bỗng, muối, gia vị, mỳ chính, mắm tôm.

Các bước nấu riêu cua miền Nam

-Cua xay xong bạn cho thêm khoảng 1 bát con nước vào bóp nhẹ, sau đó chờ thịt cua nổi lên thì lọc lấy phần nước cua ở bên trên, bỏ cặn.

-Đổ bát nước cua vào nồi đun lửa nhỏ, đến khi nước cua sôi và thịt cua nổi đóng bánh thì tắt bếp.

Bước 2:

-Xương heo cho vào nồi nước đun sôi để loại bỏ chất bẩn. Sau đó lấy ra rửa sạch, cho vào nồi xào chung với ít gia vị.

-Đến khi xương có mùi thơm thì đổ nước vào ninh, hớt bọt nếu có để nước dùng được trong.

Bước 3:

-Bước tiếp theo trong cách nấu bún riêu cua miền Nam chính là bạn tước vỏ dọc mùng, sau đó đem bóp với muối cho ra hết nước, tiếp đến chần lại bằng nước ấm rồi vắt kiệt.

-Đậu phụ thái miếng vuông nhỏ. Cho vào chảo dầu rán vàng sau đó vớt ra bát để riêng.

-Hành khô bóc vỏ thái mỏng cho vào chảo dầu phi thơm sau đó vớt ra bát, để riêng.

-Cà chua thái nhỏ và đem xào chín cùng gia vị bằng chính dầu ăn vừa phi hành. Khi cà chua đã chín nhuyễn thì bạn cho gạch cua vào xào cùng đến khi gạch tan ra hết.

-Hành lá, mùi tàu thái nhỏ. Rau sống rửa sạch để ráo nước.

Bước 4:

Bạn đổ tiếp nước hầm xương và cà chua xào ở bước trên vào sau đó bật bếp đun. Từ từ cho giấm bỗng vào đến khi đạt độ chua như ý thì dừng lại. Nêm nếm lại gia vị vừa ăn và thả dọc mùng, đậu rán vào đun đến khi sôi trở lại là được.

Bước 5:

Bún tươi bạn đã chuẩn bị sẵn, chần qua với nước sôi và thả vào bát tô, rắc hành, mùi tàu và hành khô lên trên. Chế nước dùng vào cho ngập bát bún. Bạn có thể thêm một chút mắm tôm vào bát cho bát bún riêu cua được ngon và dậy mùi hơn.

4.Cách nấu bún riêu cua miền Trung

Nguyên liệu cần chuẩn bị

-300 g cua đồng

-Đậu phụ: 3 bìa

-Trứng gà: 1-2 quả

-Bún tươi

-Nấm rơm, cà chua, rau thơm và rau ăn kèm

Các bước nấu riêu cua niềm Trung

Bước 1:

-Bạn cho cua vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với một chút xíu muối hột hoặc nhờ người bán cua xay luôn.

-Pha với một bát con nước lạnh, khuấy đều lên rồi liên tục gạn lấy phần nước.

Bước 2:

-Đun nồi nước cua lên cho sôi. Nhớ nêm chút xíu đường, và muối, nếu có thể bạn thêm một chút mắm tôm vào cho dậy mùi.

-Sau khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa, khuấy đều để tránh phần cua dưới đáy bị dính vào đáy nồi.

-Khi nồi nước cua sôi lên, riêu cua sẽ nổi thành tảng lên trên bề mặt. Bạn vớt riêu cua ra một bát tô để riêng tránh làm vỡ riêu cua. Khi đó sẽ thu được nồi nước dùng cua trong.

-Sau đó đổ lẫn bát gạch cua khêu được ở trên vào bát riêu cua vừa vớt, tẩm thêm ít gia vị rồi cho vào chảo cùng một ít dầu xào lên đến khi riêu cua đóng đặc lại thì múc ra.

Bước 3:

-Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Sau đó đem xào chín với một chút bột canh, mắm muối.

-Đậu phụ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn và đem chiên vàng

-Nấm rơm làm sạch, ngâm muối rồi cắt đôi, ướp gia vị (tí đường, bột ngọt vs muối, tiêu) trong 30 phút.

-Rau thơm rửa sạch thái nhỏ miếng vừa ăn. Đối với món bún riêu cua thì thường ăn kèm với các loại rau sống sau: Rau muống chẻ, bắp chuối bào, rau thơm, giá sống, rau hung quế, rau kinh giới…

Bước 4:

-Bạn cho thêm vào nồi nước dùng riêu cua ở bước 2: cà chua xào, phần riêu cua + gạch cua xào, đậu phụ rán, nấm đã ướp gia vị, cùng một chút gia vị nữa cho vừa vặn. Đun sôi lên là đã hoàn thành toàn bộ công đoạn chuẩn bị nước dùng

Bước 5:

Bún sau khi đã chần qua với nước sôi bạn cho ra bát tô. Chan nước dùng vào chế kèm gạch cua, đậu phụ, nấm và ăn kèm các loại rau sống.

Cách Nấu Bún Riêu Cua Miền Bắc Ngon, Làm Chả Cua Bún Riêu

Cách nấu bún riêu cua miền Bắc – Bún riêu cua là món ăn quen thuộc của người miền Bắc với hương vị đậm đà của cua đồng. Mâm Cơm Việt sẽ đem đến cho các bạn cách làm chả cua bún riêu ngon nhất.

Nguồn gốc của món bún riêu cua Việt Nam

Mùa hè của miền Bắc nói chung và của Hà Nội nói riêng thường rất khắc nghiệp, nóng bức, oi oi khó chịu khiến con người ta chỉ muốn nằm trong phòng điều hòa mát mẻ, ra đường có thể nói là như cực hình. Hè đến là chỉ muốn uống nước, không còn hứng thú cho bất kỳ món ăn ngon nào khác.

Tuy nhiên, người miền Bắc có một món bún sợi vô cùng thơm ngon, ăn mãi không chán, cùng hương vị thanh thanh, và chắc chắn cái tên đó là bún riêu. Không có bất kỳ tài liệu nào ghi rõ bún riêu xuất xứ từ phương nào, bởi ở cả miền Nam và miền Bắc đều có món ăn này.

Cứ đến hè là quen với hình ảnh mẹ mua cua về, rồi gỡ từng chiếc chân, lấy từng chút gạch, sau đó giã cho thật nhuyễn, chắt lấy nước rồi nấu thành nồi bún riêu cua ngon thơm lừng. Nếu tìm kiếm thông tin của bún riêu cua trên google chỉ có ghi đơn giản: lịch sử của bún riêu không biết từ bao giờ, chỉ biết món ăn quen thuộc này xuất phát từ vùng phía Bắc khoảng hơn 50 năm, và sau đó truyền bá khắp nơi.

Như vậy thì khoảng thời gian 50 năm cũng khá lâu khiến cho người miền Bắc thấm nhuần món ăn ngon này. Nói đến hương vị bún riêu thì nhớ ngay đến vị của dấm bỗng, chua nhưng lại thanh thanh dễ chịu, kèm theo là sự béo ngậy của gạch cua, miếng đậu phụ chiên man mát.

Ngoài bún riêu cua thì ở Hà Nội còn có thêm riêu bò, riêu đậu, riêu thập cẩm kèm theo cả giò. Một buổi sáng thức dậy, trước khi đi làm thưởng thức một bát bún riêu đầy ắp đồ ăn thì có thể ấm bụng ngay. Khi ăn bún riêu cua, thêm một chút mắm tôm là đúng chuẩn hơn, dậy mùi, nhớ là phải thêm chút rau thơm rau ghém nữa thì tuyệt vời.

Tìm quán bún riêu cua ngon cũng không khó ở Hà Nội, không phải cứ ở quán sang trọng hay đắt tiền thì mới có hương vị bún riêu cua đúng chuẩn nhất. Bún riêu cua cũng làm ngay tại nhà được, tuy dễ làm nhưng chỉ phù hợp với bất kỳ ai có nhiều thời gian rảnh, kiên trì để nấu nướng. Hãy dành một chút thời gian để nấu cho cả gia đình một nồi canh riêu cua thơm ngon nhất vào dịp cuối tuần.

1. Cách làm chả cua bún riêu

Chả cua đem lại nguồn dinh dưỡng cao cho cơ thể con người với lượng canxi cao, tốt nhất cho trẻ em. Bên cạnh đó, chả cua lại có mùi hương thơm ngon, vị ngọt không thể chối từ khiến bạn không thể cưỡng lại.

Còn tuyệt vời hơn nếu như một bát bún riêu có thêm miếng chả cua thơm lừng hấp dẫn. Cùng tìm hiểu công thức làm món chả cua ăn kèm với nồi bún riêu hợp vào mùa hè này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đây là khẩu phần ăn dành riêng cho 4 đến 5 người ăn.

Thịt cua: 500g

Hành lá: 4 đến 5 cây

Ớt chuông: 1 quả

Sốt mayonnaise: 60ml

Trứng gà: 1 quả lớn

Các loại gia vị: mù tạt, 1 thìa cà phê muối, dầu thực vật

Ớt đỏ: 1 quả, chú ý cần ớt cay

Vụn bánh mỳ

Bột chiên giòn

Nước sốt tartar

Các bước hoàn thiện món chả cua

Sơ chế nguyên liệu: Thịt cua bạn nên mua sẵn ở chợ, nếu như mua cua tươi rồi về luộc rồi lọc thịt thì sẽ khá mất thời gian. Với phần thịt cua này bạn nên xé vụn thành miếng nhỏ hay dùng dao băm cho thật nhuyễn.

Hành lá cắt bỏ đi phần gốc và phần lá úa, rửa sạch rồi dùng dao thái cho thật nhỏ vụn. Đối với ớt chuông, bạn cũng nên rửa sạch, cắt cuống, lọc bỏ đi hạt bên trong rồi cũng tiếp tục thái thật nhỏ. Trứng gà lớn đập ra để vào bát con riêng. Ớt nhỏ cay rửa sạch, bỏ hạt rồi cũng thái nhỏ.

Bước đầu tiên là bạn nên trộn chả cua trước. Bạn nên chuẩn bị một bát tô lớn, sau đó cho lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong: thịt cua đã băm nhỏ, hành lá nhỏ, ớt chuông băm nhuyễn, trứng gà đập sẵn, ớt cay nhuyễn cùng với các gia vị cần thiết như sốt mayonnaise, mù tạt và chút muối. Bạn dùng muỗng lớn trộn các nguyên liệu cùng với nhau, muốn đều hơn hãy dùng tay đã đeo găng để đảm bảo thành phần được quyện vào nhau hơn.

Cuối cùng công đoạn trộn nguyên liệu là cho các vụn bánh mỳ vào hỗn hợp thịt cua, bạn tiếp tục trộn đều. Có thể chia vụn bánh mỳ thành hai phần khác nhau, cho từng phần lần lượt thì chả cua cũng sẽ đều hơn. Khi đã hoàn thành được phần trộn đều thịt cua, hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần miệng lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.

Sau khi đã để tủ lạnh 30 phút, lấy chả cua ra ngoài rồi dùng tay để nặn thành miếng hình tròn có độ to hay nhỏ tùy theo sở thích của bạn. Khi nặn thịt cua thành viên tròn thì ấn bẹp xuống, xếp luôn ra đĩa để chuẩn bị các bước tiếp theo.

Đổ bột mỳ hay bột chiên giòn ra bát lớn, lăn những viên chả cua này qua một lớp bột chiên giòn trước khi cho vào chảo chiên. Cuối cùng là thực hiện chiên chả.

Đặt chảo lên bếp, đến khi chảo nóng già thì bắt đầu đổ một lượng dầu ăn vừa phải vào trong chảo. Đến khi dầu ăn nóng hổi thì bắt đầu thả từng miếng chả cua vào chiên, bạn để lửa ở mức vừa phải, chiên khoảng 5 phút là lật mặt một lần.

Chú ý cứ một mặt vàng lại chuyển chiên mặt bên kia. Trong quá trình lật chú ý nhẹ tay để miếng chả không bị vỡ làm đôi.

Khi chả cua đã chín và có sắc vàng nâu bắt mắt thì hãy vớt miếng chả này ra ngoài. Vớt chả cua ra ngoài và đặt vào tờ giấy thấm dầu để loại bỏ đi dầu thừa. Cuối cùng là xếp chả cua ra đĩa, thưởng thức cùng bún riêu cua.

Lưu ý khi làm món chả cua

Trong quá trình chiên chả cua thì lưu ý không chiên ở mức lửa quá to, tránh trường hợp chả cua bị cháy hay quá khô.

Có thể thay thế thịt cua bằng thanh giả thịt cua hoặc thịt cá cũng được.

Thay vì chiên bạn cũng có thể nướng chả cua, để giảm bớt lượng chất béo có trong dầu ăn.

Khi tạo lớp áo bột cho chả cua, bạn có thể thêm gia vị vào bột mỳ theo sở thích của bản thân.

2. Cách làm bún riêu cua miền Bắc theo công thức chuẩn

Bún riêu cua là món ăn quen thuộc và đặc biệt đối với các tỉnh, thành phố ở phía Bắc và đây là món sẽ đem lại hương vị đậm đà, thanh thanh của chuẩn cua đồng, kèm theo đó là vị chua chua, thanh thanh rất nhẹ nhàng. Chắc chắn ăn một lần là bạn sẽ ghiền ngay lập tức.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cua đồng: 500g

Đậu phụ: 3 bìa

Cà chua: 4 quả

Các loại gia vị: giấm bỗng, muối, hạt nêm, hạt tiêu, mắm tôm, mỳ chính

Hành khô, hành lá, tỏi

Bún tươi: 1kg

Các bước hoàn thiện món bún riêu cua

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Đậu phụ rửa sạch, để ở rổ cho ráo nước. Sau đó cắt thành những miếng vuông nhỏ để chuẩn bị rán.

Cà chua rửa sạch, cắt cà chua thành những miếng giống như múi cau, chú ý cắt cuống để nước cà chua được mịn và đặc hơn.

Hành lá bạn cắt bỏ đi rễ cuống và lá bị úa, sau đó rửa sạch để ở rổ cho ráo nước. Cắt hành lá thành từng khúc khoảng 2cm đến 3cm.

Còn đối với cua, bạn có thể mua tươi ở chợ hoặc mua loại đã xay sẵn rồi nhưng ngon nhất vẫn là dùng cua tươi rồi về nhà tự làm. Trước tiên hãy ngâm cua trong nước từ 1 giờ đến 2 giờ để đất và cát trong cua được loại bỏ, rồi sau đó xả sạch lần cuối với nước.

Lột yếm cua và mai cua để riêng một chỗ. Gạch cua bạn hãy dùng chiếc thìa nhỏ để giữ lại, cho vào chén nhỏ. Bạn nên ướp thêm một chút tiêu cùng hạt nêm vào phần mai cua, xay hoặc giã nhưng bạn nên giã là ngon nhất.

Tiếp tục cho cua đã xay vào một chiếc bát lớn, hòa thêm vào trong đó một bát nước, dùng tay bóp nhẹ để cho phần thịt cua được tan dần ra vào trong nước. Bạn có thể dùng rây hoặc rạn nhẹ nhàng đổ phần nước thịt cua vào trong nồi.

Muốn có được tối đa phần thịt cua, bạn nên lặp đi lặp lại phần lọc này đến 2 lần, cho đến khi phần bã vỏ cua cứng là được. Vậy là hoàn thành nước lọc cua.

Thêm một chút hạt nêm, bột canh cùng đường vào trong nồi nước lọc cua. Rồi đặt lên bếp, rồi đun với lửa vừa phải. Hãy chú ý đừng để lửa quá to, và hãy để ý để lúc gạch cua chín không bị tràn ra ngoài. Bạn nên khuấy thật nhẹ nhàng để riêu cua được kết lại với nhau, ngay khi nổi lên trên mặt thì hãy vớt ra để riêng ở một bát.

Đặt chảo lên trên bếp, đổ một lượng dầu ăn vừa phải, đun cho sôi rồi thả hết đậu đã cắt miếng vào chiên vàng. Khi chín vàng 4 mặt thì vớt ra ngoài, để ở đĩa cho nguội. Tiếp tục dùng chiếc chảo đó, đổ bớt dầu ra ngoài rồi thái hành khô vào phi cho dậy mùi, đổ hết cà chua vào trong nồi rồi xào. Thêm một chút gia vị vào sốt cà chua.

Đổ phần cà chua đã xào vào trong nồi nước cua đã đun sôi, nêm thêm một chút gia vị vào trong nồi nước dùng, nếu muốn dậy mùi hơn thì thêm một thìa cà phê mắm tôm là vừa đủ. Nêm nếm cho món canh riêng cua đủ gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị là được, tiếp tục để lửa nhỏ và đun.

Ngay khi nước riêu cua sôi trở lại thì thả phần đậu phụ rán vào trong nồi. Chú ý là khi nào gần ăn thì mới thêm một chút giấm bỗng để phù hợp khẩu vị từng người.

Bước cuối cùng là phi hành khô cho đến khi thơm, vàng, rồi đổ hết phần gạch cua vào, đảo nhẹ nhàng rồi mới tắt bếp. Đây được gọi là màu cua, bạn có thể cho trực tiếp vào nồi canh riêu cua hoặc đến khi ăn mới cho vào cũng được. Khi ăn riêu cua thì thêm một đĩa rau sống tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

Xếp bún cùng hành tươi vào trong bát, sau đó chan nước riêu cua vào, thêm ở phía trên một chút nước màu. Như vậy món bún riêu cua Hà Nội đã hoàn thành chuẩn hương vị của miền Bắc, thưởng thức kèm cùng rau sống để xua tan nắng nóng trong mùa hè.

3. Cách làm bún riêu cua công thức nhanh, đơn giản nhất

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cua đồng: 300g

Sườn (tùy theo sở thích)

Me chua: 2 quả

Cà chua: 4 quả chín

Hành tươi

Bún tươi

Hành khô

Hoa chuối, rau sống ăn kèm

Gia vị đi kèm: hạt nêm, dầu ăn, mỳ chính

Các bước hoàn thiện món bún riêu cua

Rửa sạch cua cho hết đất, giữ lại phần mai cua rồi sau đó dùng tăm khều hết phần gạch cua ra ngoài. Cho mai cua vào trong máy xay, nêm thêm chút gia vị như muối, chút nước rồi mới bắt đầu xay nhuyễn. Lọc sạch để lấy nước cua có thịt.

Đặt nồi nước cua đã được lọc sạch bã lên bếp đun với mức lửa nhỏ vừa phải, đun cho đến khi phần thịt cua đóng gạch nổi lên trên mặt nước. Sau đó hãy vớt phần thịt cua này ra bát riêng.

Cà chua rửa sạch, cắt thành hình múi cau. Me cạo sạch vỏ, rau thơm (hành và rau dăm) rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ.

Đặt chảo lên bếp rồi phi thơm hành cùng dầu ăn, hành dậy mùi thì cho cà chua vào xào chín, nêm thêm một chút gia vị để cà chua được mềm hơn. Cho gạch cua vào chảo cà chua để xào thêm một chút nữa.

Khi nồi riêu cua sôi bùng trở lại thì trút hết phần cà chua xào này vào trong chảo, rồi lại để lửa nhỏ liu riu. Thêm hai quả me vào, nước sôi thì hạ bớt lửa một chút, dằm me ra bát lấy nước rồi lọc bỏ sạch bã. Như vậy nồi riêu cua đã hoàn thành.

Cách Nấu Món Bún Riêu Cua

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Cà chua: 4 quả.

– Hành khô, hành lá, tỏi, giấm bỗng.

– Gia vị: Muối, hạt nêm, tiêu, mắm tôm,…

– Bún tươi: 1kg.

– Thịt xay: 100 gam

– Tôm khô: 50 gam.

– Trứng gà: 2 quả.

– Đậu phụ thái nhỏ mang đi rán vàng, hành lá rửa sạch cắt khúc.

– Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.

– Cua ngâm nước 1-2 giờ để loại bỏ hết đất cát, xả lại nước sạch. Lột yếm cua, mai cua để riêng. Dùng thìa nhỏ nạo lấy phần gạch cua cho vào chén, ướp với ½ muỗng cà phê tiêu xay, ½ muỗng hạt nêm. Xay hoặc giã nhỏ mai cua.

– Cho cua xay vào một chiếc tô lớn rồi hòa nước vào, dùng tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào với nước. Sau đó, đổ nhẹ nhàng nước vào nồi. Và cứ thế làm lặp đi lặp lại hai bước này khoảng 2 lần. Đến khi thấy cuối bát chỉ còn lại vỏ cua cứng ráp là được.

– Tôm khô ngâm mềm cho vào máy xay nhuyễn. Cho tôm với thịt xay, trứng gà, đầu hành bằm, tỏi bằm hạt nêm, đường rồi trộn thật đều hỗn hợp

Cách chế biến:

– Bắc nồi lên cho dầu ăn vào và cho cà chua vào xào sơ qua rồi trút ra đĩa.

– Hoà ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng đường vào với nước cua vừa lọc rồi đặt lên bếp đun ở lửa vừa. Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, vớt để riêng ra bát.

– Cho cà chua xào qua trước đó vào nồi nước cua, nêm lại nồi nước dùng với một thìa cà phê mắm tôm, các loại gia vị cho vừa ăn rồi cứ tiếp tục đun tiếp ở lửa nhỏ.

– Chả chín nổi lên mặt nước thì cho tiếp đến cho đậu phụ đã rán vào.

– Nước riêu cua sôi, dùng thìa múc từng phần một trong hỗn hợp cho vào nồi nước. Chả chín nổi lên mặt nước thì tiếp đến cho đậu phụ đã rán vào. Khi nào gần ăn, cho giấm bỗng vào.

– Cuối cùng là phi thơm hành khô rồi đổ nhanh phần gạch cua vào, đảo đều và tắt bếp. Cái này được gọi là nước màu và các bạn có thể cho luôn vào nồi nước riêu cua hoặc cho riêng vào từng bát khi ăn đều được.

– Cho bún, hành vào bát. Chan nước riêu cua và nước màu lên trên là bạn đã có món bún riêu cua theo hương vị miền Bắc, ăn kèm với đĩa rau sống tươi tạo cảm giác ngon miệng trong những ngày hè nóng bức.