Top 9 # Măng Tây Và Cách Chế Biến Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Măng Tây Làm Món Gì Ngon? Cách Sơ Chế Và Chế Biến Măng Tây Giòn Ngon

Công dụng của măng tây

Măng tây là một loại cây có dạng thân tròn, mọc thẳng, rắn chắc và có hình dáng như ngọn giáo thường được dùng để làm rau ăn. Trong thành phần của cây măng tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin A, B6, C, E, K, protein… và một số loại khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của măng tây với sức khỏe đó là:

Cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Chống táo bón, nhuận tràng tốt và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Tăng khả năng miễn dịch.

Tốt cho hệ xương khớp.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.

Hướng dẫn cách chọn măng tây

Khi chọn mua măng tây, bạn nên chọn những ngọn măng còn tươi, đầy đặn và mập. Nếu bạn muốn biết măng tây vừa hái hay đã để lâu thì chỉ cần bấm đầu móng tay vào phần gốc, nếu thấy tiếng kêu “tách”, không bị khô héo và không nhăn nheo thì là măng đạt chuẩn.

Măng tây có 2 loại đó là:

Măng tây thân mảnh: Thường nhanh chín, có phần vỏ ngoài giòn và bên trong mềm hơn, thích hợp để làm các món salad hoặc xào. Nếu bạn là dân văn phòng thì nên lựa chọn loại măng tây thân mảnh này để giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng.

Măng tây thân mập: Thường có phần cuống hơi cứng nên khi sơ chế phải cắt bỏ trước khi chế biến. Loại măng này thường phải chế biến rất lâu nên phù hợp với những người có nhiều thời gian.

Cách sơ chế và chế biến măng tây giòn ngon

Cách sơ chế măng tây

Măng tây đem rửa sạch, cắt bỏ phần gốc già. Phần gốc già này bạn có thể tận dụng đem phơi khô để dùng dần, khi dùng thì nấu với một chút đường phèn làm nước uống, giúp lợi tiểu và thải độc gan rất tốt.

Cách chế biến măng tây giòn ngon

Măng tây hấp

Măng tây bạn đem rải đều vào giá hấp (không nên xếp quá dày để đảm bảo cho măng tây được chín đều).

Thêm nước vào nồi hấp và đặt giá hấp lên, xoay nút hẹn giờ hấp khoảng 3 đến 6 phút tùy vào số lượng măng tây xếp trong giá.

Măng tây luộc

Măng tây đem rửa sạch và để ráo nước.

Đổ nước vào nồi, thêm một ít muối, đường, bật bếp và đun sôi.

Khi nước sôi, cho măng tây vào luộc khoảng 2 đến 3 phút.

Nếu muốn măng tây được xanh và giòn ngon thì bạn chuẩn bị 1 bát tô nước đá, sau khi măng tây chín thì vớt măng tây vào đó ngâm khoảng 3 đến 5 phút thì vớt ra đĩa.

Gợi ý các món ăn với măng tây

Măng tây xào thịt bò

Nguyên liệu

200g thịt bò

200g măng tây

1 củ cà rốt

Tỏi, hành tím, dầu ăn, nước mắm, dầu hào, đường, muối, tiêu

Dụng cụ: Bếp, chảo chống dính, đĩa, thìa…

Cách thực hiện

Tỏi và hành tím đem bóc vỏ và băm nhuyễn.

Thịt bò đem rửa sạch, thái mỏng và ướp một chút dầu ăn, dầu hào, tiêu, tỏi, hành tím trong khoảng 15 phút.

Măng tây rửa sạch, nếu là măng tây thân mập thì cắt bỏ phần cứng rồi cắt khúc.

Cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành sợi vừa ăn.

Măng tây và cà rốt sau khi sơ chế xong thì đem chần qua với nước sôi cho thêm một chút muối để giúp giữ được độ giòn ngon.

Đặt chảo lên bếp, bật nhỏ lửa và đổ một ít dầu ăn vào.

Đợi dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi thơm.

Sau khi tỏi có mùi thơm thì cho thịt bò vào xào tái.

Tiếp tục cho măng tây và cà rốt đã chần trước đó vào và đảo đều tay.

Nêm nếm sao cho vừa miệng, tắt bếp và cho ra đĩa rắc tiêu lên trên.

Canh sườn nấu măng tây

Nguyên liệu cần chuẩn bị

200g sườn heo

200g măng tây

1 bìa đậu phụ trắng

Hành lá, muối, đường, nước mắm…

Dụng cụ: Bếp, nồi áp suất, bát tô, thìa…

Cách thực hiện

Măng tây đem rửa sạch, cắt bỏ phần già cứng rồi cắt khúc khoảng 4cm.

Sườn heo đem rửa sạch, luộc qua với nước cho sạch máu bẩn và giúp khử mùi hôi tanh.

Sau khi luộc qua sườn xong thì vớt ra, rửa sạch lại với nước và cho vào nồi áp suất, đổ nước, hầm trong khoảng 45 phút cho thịt sườn mềm.

Khi nước hầm thịt sôi bạn mở nắp và hớt bỏ phần bọt trên ra ngoài. (Mục đích vớt phần bọt ra để giúp phần nước cốt không bị đục.)

Hầm khoảng 40 phút thì cho đậu phụ và măng tây vào, nêm nếm thêm gia vị sao cho vừa miệng rồi tiếp tục hầm cho đủ thời gian là được.

Cuối cùng, múc canh sườn nấu măng tây ra bát tô và thưởng thức. Bạn có thể rắc thêm một chút hành lá và tiêu lên cho đẹp mắt.

Cháo măng tây cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

20g gạo tẻ

150g măng tây

20g tôm tươi

Muối, dầu ô liu, nước mắm…

Dụng cụ: Bếp, chảo, nồi áp suất, máy xay sinh tố, bát tô…

Cách thực hiện

Gạo tẻ đem vo sạch và cho vào nồi áp suất hầm thành cháo.

Măng tây rửa sạch, loại bỏ phần cứng và băm nhỏ hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Tôm tươi rửa sạch, đem rút bỏ phần chỉ lưng của tôm, bóc vỏ rồi băm nhuyễn.

Đặt chảo lên bếp, bật nhỏ lửa, thêm một chút dầu ăn và đổ tôm vào đảo đều tay đến khi tôm chuyển màu đỏ thì cho măng tây vào xào tiếp.

Sau khi các nguyên liệu đã chín thì nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng là được.

Mở nắp nồi áp suất rồi cho tôm và măng tây vào hầm chung.

Đợi cháo chín, múc ra bát tô và cho bé thưởng thức.

Lưu ý: Khi nấu cháo cho bé thì bạn không nên cho bột ngọt vào, bởi bột ngọt không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ nhỏ.

Nước ép táo măng tây

Nguyên liệu

1 quả táo

200g măng tây

1 quả chanh

Mật ong

Dụng cụ: Máy ép hoa quả, bát tô, ly, thìa…

Cách thực hiện

Măng tây đem rửa sạch và cắt bỏ phần già cứng, lấy phần non cắt khúc.

Táo rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành múi nhỏ.

Cắt 1/4 quả chanh, vắt ra bát lấy nước cốt.

Cho măng tây và táo vào máy ép hoa quả để ép lấy nước.

Cuối cùng, cho một chút mật ong (tùy khẩu vị mỗi người) cùng nước cốt chanh vào khuấy đều và thưởng thức.

Lưu ý khi sử dụng và chế biến các món ăn với măng tây

Măng tây là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng bởi nó có thể gây táo bón, đau bụng.

Không nên nấu hay luộc măng tây trong nồi sắt vì trong măng tây có chứa chất phản ứng với sắt, nó có thể làm đổi màu măng tây và nồi sắt, rất độc hại.

Khi thưởng thức măng tây, nếu thấy các triệu chứng như ngứa cổ họng, phát ban, đầy hơi… thì nên dừng lại ngay.

Những người đang điều trị hay dùng thuốc tây thì không nên ăn măng tây để tránh làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Cách Chế Biến Măng Tây Phần 1

Măng tây là một thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất, bổ sung tốt đối với sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam loại rau này chưa được biết và sử dụng nhiều. Và nhắc đến măng tây, hầu như ai cũng có một thắc mắc đó là cách chế biến măng tây như thế nào cho đúng cách?

Nắm rõ được khó khăn, nhu cầu của khách hầng trong cách chế biến măng tây. Chúng tôi Nông Sản Dũng Hà xin chia sẻ với bạn một số cách đơn giản để nấu măng măng .

Luộc măng tây rất đơn giản, măng tây sau khi mua về chỉ cần rửa sạch, sau đó thái thành các khúc vừa ăn. Đun một nồi nước. Khi nước sôi ta thả măng tây vào. Đun thêm trong thời gian khoảng 3 -5 phút là được. Pha sẵn một bát nước đá, sau khi tắt bếp, cho măng ra để ráo sau đó đổ vào bát nước lạnh để tránh măng bị nhũn mất ngon.

Cách chế biến măng tây hấp rất dễ, tiết kiệm thời gian mà lại cực kì ngon. chọn phần ngọn măng tây để hấp là ngon nhất. Cho măng tây vào nồi hấp trong khoảng 3-5 phút tùy vào độ dày, to của măng. Sau đó, cho ra ngoài và thưởng thức cùng cơm nóng.

Măng tây nướng là một món ăn nghe rất lạ nhưng lại rất ngon và hấp dẫn nhiều người. Nghe có vẻ cầu kì nhưng cách chế biến măng tây nướng lại rất dễ. Chúng ta có thể sử dụng chảo để nướng măng tây. Chỉ cần quát thêm một chút dầu ôliu vào măng tây, cho lên chảo, đảo đều thế là chúng ta đã có món măng tây nướng thơm ngon, hấp dẫn rồi. Chú ý, nếu nướng bếp than thì khoảng 30s chúng ta phải đảo một lần tránh ngọn măng tây bị cháy.

Một số gia đình có lò nướng, ta cúng có thể chế biến măng tây nướng bằng lò nướng. Cực kì đơn giản. Tương tự như măng tây nướng bằng chảo. ta chỉ cần ướp măng tây cùng dầu ôliu cho thêm chút tiêu và muối để dậy mùi hơn, điều chỉnh độ nóng ở 220 độ C.

Măng tây ngon và nổi tiếng nhất vẫn là dùng để xào. Nó đã trở thành một nét đặc trưng của ẩm thực Châu Á. Vì măng tây rất nhanh chín. Do vậy , khi xào măng tây, chúng ta nên cho măng tây vào cuối cùng, sau đó đảo đều khoảng 1 phút nữa là tắt bếp. Lưu ý, để tăng mùi vị của món ăn, nên cho thêm chút xì dầu, dầu hào hoặc hạt tiêu, vừng trắng.

Măng tây không chỉ được dùng để chế biến các món như: xào, luộc, hấp… mà tùy với từng loại nguyên liệu kết hợp, chúng ta có thể chế biến măng tây thành nhiều món ăn khác nhau, thơm ngon hấp dẫn, đổi vị cho bữa cơm gia đình.

Tuy nhiên, măng tây là một thực phẩm tương đối khó bảo quản. Do vậy, chế biến măng tây luôn sau khi mua về sẽ là ngon nhất . Nếu không dùng luôn thì chúng ta phải bảo quản đúng cách trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian bảo quản có thể lên tới 10 ngày.

Măng Tây Có Mấy Loại, Công Dụng Và Cách Chế Biến Ra Sao

Măng Tây có nguồn gốc từ Châu Âu. Măng tây du nhập vào Việt Nam 1960 – 1970. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao cùng hương vị thơm ngon Măng Tây đã chinh phục người tiêu dùng Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách chế biến loại thực phẩm này bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây.

Măng Tây Là Cây Gì?

Măng Tây được gọi với cái tên khoa học là Asparagus officinalis. Nó thuộc lớp thân thảo và họ lily. Toàn bộ cây Măng Tây chỉ có duy nhất phần chồi non được thu hái và dùng làm thực phẩm. Măng Tây khi ăn có vị ngọt lại giọt nên được nhiều người ưa chuộng.

Măng Tây được trồng phổ biến tại Châu Âu và Bắc Phi. Tại Việt Nam ở một vài tỉnh, thành cũng trồng được cây Măng Tây như Trà Vinh, Bạc Liêu, Bình Phước, Bắc Ninh,…So về chất lượng Măng Tây Việt Nam ngon không kém loại được trồng ở Châu Âu.

Măng Tây có những loại nào và hàm lượng dinh dưỡng ra sao?

Măng Tây chỉ là tên gọi chung, thực tế nó có đến 3 loại, đó là măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím. Trong đó loại Măng Tây xanh là phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất.

Măng Tây rất giàu vitamin. Thông qua một vài nghiên cứu khoa học cho thấy trong Măng Tây chứa nhiều vitamin A, B, C, E, K, B6. Ngoài vitamin nó còn tích tụ rất nhiều dưỡng chất khác như: canxi, magie, kẽm, sắt, phốt pho protein và chất xơ.

Măng tây có công dụng gì?

Măng Tây là loại thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nếu nói về công dụng của Măng Tây thì rất nhiều. Nhưng nhìn chung Măng Tây có công dụng rất lớn trong việc giúp cơ thể phòng và chống một số bệnh nguy hiểm.

Khoa học đã chứng minh chất glutathione có trong Măng Tây có khả năng chống oxy hóa tế bào. Từ đó giúp cơ thể phòng chống bệnh ung thư nguy hiểm. Đồng thời hoạt chất này còn có tác dụng làm lành các thương tổn nơi tế bào. Do đó người mắc bệnh ung thư nên dùng Măng Tây thường xuyên để hạn chế việc tế bào ung thư di căn.

Tim là cơ quan duy trì sự sống cho cơ thể. Đây là một bộ phận rất quan trọng nên cần được bảo vệ. Qua thời gian do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh bộ phận này dần trở nên bị lão hóa. Từ đó phát sinh ra một số bệnh tim mạch nguy hiểm có khả năng cướp đi mạng sống con người bất cứ lúc nào. Thật may khi mà trong Măng Tây lại rất giàu Kali, folate và chất xơ. Những hoạt chất này có tác dụng ổn định huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu từ đó giảm áp lực lên tim. Tim hoạt động tốt thì cơ thể mới khỏe mạnh được.

Sở dĩ con người mắc bệnh tiểu đường vì cơ thể thiếu hụt Insulin. Insulin là một hoocmon có khả năng hấp thụ đường Glucose trong máu. Các nhà khoa học đã phát hiện Măng Tây có chứa hoạt chất có khả năng kích thích cơ thể tăng tiết Insulin. Vì thế đưa Măng Tây vào thực đơn mỗi ngày đồng nghĩa bạn đang giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ tiểu đường tuýp 2.

Do Măng Tây rất giàu Vitamin và khoáng chất. Ăn Măng Tây thường xuyên bạn sẽ giúp cơ thể bổ sung lượng vitamin và khoáng chất thiếu hụt. Cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Đồng thời hệ miễn dịch cũng hoạt động mạnh mẽ hơn để bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do.

Những món ăn ngon được làm từ Măng Tây

Nguyên liệu Cách thực hiện

Măng Tây mua về bỏ phần già đi và rửa sạch, để ráo. Bạn có thể để nguyên cây xào hoặc cắt khúc tùy thích. Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu oliu vào. Dầu sôi cho tỏi băm vào phi thơm rồi cho Măng Tây vào đảo nhanh tay. Bạn tiếp tục nêm nếm sao cho vừa ăn. Sau đó bạn đảo tiếp trong vòng 3 phút nữa rồi tắt bếp.

Nguyên liệu Cách thực hiện:

– Măng tây bỏ phần già, rửa sạch để ráo nước, cắt khúc vừa ăn.

– Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào. Dầu sôi cho tỏi vào phi thơm. Tiếp tục cho Măng Tây vào chảo đảo thật nhanh, rắc thêm ít muối đảo sơ rồi tắt bếp.

– Bắc nồi nước lên bếp cho sả vào đun sôi trong một vài phút. Bạn cho một ít muối vào nồi nước

– Nước sôi bạn vớt sả ra, cho thịt bò vào đảo cho chín tái rồi vớt ra chén.

– Kế đến bạn cho Măng Tây vào nồi nước dùng khoảng 1 phút.

– Sau đó bạn nêm nếm vừa ăn, cho thịt bò vào và tắt bếp

– Bạn múc canh ra tô, rắc tỏi phi lên trên và dùng nóng.

Cách trồng măng tây

Trồng Măng Tây bạn hạt có các giai đoạn sau: ngâm, ủ, làm đất, ươm.

– Công đoạn ngâm: Trước khi mang hạt Măng Tây đi ngâm bạn mang nó ra nắng phơi từ 2 – 3 giờ. Sau đó mang vào xả sạch với nước lạnh, loại bỏ hạt lép. Bạn mang nó đi ngâm trong nước ấm tầm 40 đến 45 độ C trong khoảng 15 đến 20 giờ, 4 tiếng bạn lại thay nước một lần. Sau cùng vớt ra và rửa sạch lại

– Công đoạn ủ: nếu bạn ủ hạt với số lượng ít có thể cho nó vào khăn tối màu, ủ khoảng một tuần trong nhiệt độ từ 30 đến 40 độ C. Đặt khăn ở nơi kín gió, cứ 12 tiếng lại tưới nước một lần. Chỉ từ 9 đến 12 ngày ủ thì hạt giống sẽ nứt nanh. Bạn cần kiểm tra kịp thời để mang nó đi ươm.

– Làm đất: Đất cần được làm sạch bằng cách ủ vôi. Sau đó bạn bổ sung vào đất các loại phân xanh, mùn, tro trấu,…

– Ươm hạt: Công đoạn này quan trọng và mất thời gian nhất. Thời gian ươm hạt giống mất từ 2 đến 3 tháng. Để chống sâu bệnh tốt nhất bạn nên ươm hạt trong bầu đất thay vì ươm trên ruộng.

Nếu như trồng măng tây bằng hạt thì bạn phải chờ rất lâu mới cho ra măng tây có kích thước đủ lớn. Chính vì vậy người ta thường mua lại gốc măng tây để trồng.

Làm đất: Đất phải được làm kỹ trong vòng 2 tháng trước khi trồng. Các công đoạn làm đất phải cách nhau 15 ngày. Khi làm đất bạn nên tạo các rãnh thoát nước có độ sâu từ 20 đến 30 cm. Phần luống đắp cao lên 20 đến 30cm, rộng 1m để cây không bị úng nước.

Trồng cây: Trước khi trồng bạn tạo trên đất một cái hố. Sau đó cho gốc măng tây vào và vùi một lớp đất lên trên.

Nước tưới: Cần tưới nước đầy đủ vào buổi sáng và buổi chiều, đối với trời mưa thì hạn chế tưới nước.

Cách Chế Biến Măng Tây Chữa Bệnh Ung Thư

Trên thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra măng tây là loại thực phẩm có thể chữa được bệnh ung thư. Tuy nhiên, dựa vào nhiều thành phần dinh dưỡng thì thấy măng tây có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ việc chữa ung thư hiệu quả.

1. Tác dụng của măng tây với bệnh ung thư

Trong măng tây có chứa hoạt chất glutathione (GSH), một chất chống oxy hóa mang đặc tính chống ung thư. Còn chất asparagin có trong măng tây rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào.

Nghiên cứu đã chỉ ra chất glutathione có tác dụng tăng cường tế bào T để điều chỉnh hệ thống miễn dịch nhằm nâng cao khả năng chống lại sự tấn công của bệnh tật. Đồng thời bảo vệ các mô và kiểm soát phản ứng tự miễn dịch.

Chất glutathione liên tục soát xung quanh các tế bào của bạn, tìm cách ngăn chặn bệnh, độc tố, vi rút, chất gây ô nhiễm, phóng xạ, ma túy và stress oxy hóa. Mặt khác, măng tây có rất nhiều vitamin A và C cũng như giàu selen. Tất cả 3 chất này cũng được nghiên cứu là có tính năng chống ung thư mạnh mẽ trong cơ thể.

Trong măng tây còn chứa kẽm và mangan, saponin chống viêm, flavonoids, và inulin. Trong đó, inulin là một carbohydrate có hỗ trợ tiêu hóa bằng cách khuyến khích sự phát triển của các vi khuẩn thân thiện bifidobacteria và lactobacilli giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.

Trong măng tây có chứa hoạt chất glutathione (GSH)

Măng tây cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin K chống viêm … cộng với vitamin B1, B2 và B3, acit folic Thêm nữa, trong măng tây bao hàm chất xơ, thiamin, vitamin B6, và rutin (một hợp chất làm tăng cường các thành mao mạch).

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2010 cho thấy, vitamin B6 kết hợp với folate và methionine có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Măng tây chứa vitamin B và folate. Bạn có thể nhận được methionine từ thịt, gia cầm, cá, pho mát và sữa chua, trứng, tỏi và hành tây, đậu lăng và các loại đậu và hạt mè.

Các nhà nghiên cứu ở Nam Kinh, Trung Quốc trong năm 2009 đã xác định một hợp chất gọi là Asparanin trong măng tây – và cũng phát hiện ra nó bắt giữ sự tăng trưởng của tế bào ung thư gan và thậm chí có thể gây ra cái chết của các tế bào ung thư.

2. Cách chế biến măng tây chữa bệnh ung thư

Măng tây là loại thực phẩm rất dễ chế biến và ăn trong bữa cơm hàng ngày. Một số món ăn phổ biến của măng tây như: măng tây nấu nấm kem tươi, măng tây cuốn thịt ba chỉ rán, măng tây nấu xốt cá, măng tây luộc chấm mắm tỏi, măng tây áp trứng, soup măng tây, salad măng tây, măng tây xào giòn, măng tây xào thịt bò sốt mù tạt…

Với những người bị bệnh ung thư thì nên chế biến măng tây thành dạng lỏng, mềm để dễ ăn và hấp thụ.

Cách làm: Bạn chọn mua măng tay non, mập, ít xơ. Nhặt và rửa sạch măng rồi đem hấp chín. Tiếp đó cho vào máy xay nhuyễn thành bột. Món này bạn có thể cho vào tủ lạnh dùng 1-2 ngày. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 4 muỗng.

Cách chế biến măng tây chữa bệnh ung thư. Mọi người có thể xay nhuyễn hoặc ép nước măng tây để uống hàng ngày

Say măng tây như nước sinh tố. Để đổi vị có thể ép măng cùng với táo, cam, dứa để uống mỗi ngày.

3. Cách chọn, sử dụng và bảo quản măng tây

– Trong 3 loại măng tây, măng tây trắng ngon hơn hai loại măng tây xanh và măng tây tím nhưng giá trị dinh dưỡng của chúng là như nhau.

– Nên chọn cây măng có độ dài trong khoảng 15-20 cm hoặc thấp hơn.

– Chọn những cây to mập và còn mọng nước, thân thẳng và đầu của búp măng khít chặt vào thân cây.

– Để phần gốc của cây măng ngâm nước là cách giữ măng tươi lâu.

– Khi chế biến, lưu ý rửa sạch các lông tơ trong các nhánh lá non của cây măng.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, ăn măng tây không có nghĩa là bạn sẽ hoàn toàn tránh khỏi căn bệnh ung thư, mà loại thực phẩm này chỉ một phần hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư sớm nếu có những biểu hiện bất thường.