Top 6 # Nguyên Liệu Và Cách Làm Món Thịt Nướng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Nguyên Liệu Và Cách Làm Món Nem Rán Ngon Cực Kỳ

– 400gr thịt xay hoặc băm nhỏ

– Khoảng 8 cái mộc nhĩ khô

– 1 nắm nhỏ miến rong

– 1/2 củ cà rốt

– 1 bó hành lá

– 3-4 quả trứng

– Vài cái nấm hương

– 1 vốc giá đỗ

– Bánh đa nem

– Gia vị: muối hoặc bột canh, tiêu, bột ngọt

– Phần nước chấm nem: nước mắm, tỏi, ớt, đường, chanh, nước lọc

– Rau xà lách, rau thơm ăn kèm

– Dầu ăn

Hướng dẫn cách làm nem rán:

– Bước 2: Cà rốt nạo sạch vỏ rồi bào sợi nhỏ, hành lá thái nhỏ, giá đỗ rửa sạch rồi thái làm 2-3 khúc cho vừa nhỏ.

– Bước 3: Bạn cho thịt xay, cà rốt, giá đỗ, mộc nhĩ, nấm hương, hành lá, miến, trứng gà và phần gia vị bột canh, tiêu, bột ngọt sau đó trộn thật đều nguyên liệu, để khoảng 10 phút cho nguyên liệu ngấm gia vị là chúng ta được phần nhân gói chả nem rán.

– Bước 4: Gói nem, bạn nhúng vỏ đa nem vào nước cho mềm sau đó đặt trên thớt, múc 1 thìa nhân thịt đặt vào vỏ đa nem sau đó dàn thành hình cái đa nem cho dễ gói. Gập 2 mép bánh lại và cuộn kín, để khi rán nem không bị bục bạn không nên gói chặt tay. Cứ như vậy bạn tiếp tục gói cho hết nguyên liệu còn lại.

– Bước 5: Cho nhiều dầu vào chảo sao cho khi chiên chả sẽ luôn ngập trong dầu. Dầu đã đủ độ nóng thì bạn cho từng cái chả vào chiên, đợi khoảng 1-2 phút sau nem đã cứng mới lật chả nem rán tiếp tới khi chả nem chín giòn vàng đều.

– Bước 6: Gắp chả nem ra để cho ráo bớt dầu sau đó đặt nem trên giấy thấm dầu, đợi cho nem nguội bớt thì dùng kéo cắt miếng vừa ăn bày ra đĩa cùng với rau xà lách, rau thơm.

– Bước 7: Pha nước chấm, đầu tiên bạn bóc tỏi rồi đập dập và băm nhỏ, ớt sừng tách bỏ hết hạt rồi băm nhỏ, chanh vắt lấy nước cốt. Cho 1 chút nước lọc vào bát con, thêm 1 chút đường rồi khuấy đều cho tan đường, thêm nước mắm, nước cốt chanh và nếm thử xem độ mặn nhạt, chua ngọt như ý là được. Cuối cùng bạn cho tỏi, ớt băm vào sau cùng và khuấy đều là xong phần nước chấm nem.

Chia sẻ từ Kienthuc365.net

Hỏi Nguyên Liệu Và Cách Làm Món Lẩu Thập Cẩm Ngon

LẨU THẬP CẨM

* VẬT LIỆU

– Để làm nước dùng: 300gr xương heo hầm với 3 lít nước + 50 gr hành tây + 1 muỗng cà phê muối, còn lại 2,5 lít, lược bỏ xác hành, xương… đây là phân luợng cho nước dùng ngọt vừa phải. Để cần khoảng 4 lít nước dùng, các bạn có thể hầm khoảng 600gr xương heo với 6 lít nước, rồi để cạn còn khoảng hơn 4 lít là vừa.

– Thực phẩm ăn kèm:

* 150gr tim heo, 50 gr gan heo, 200 gr cật heo xắt miếng.

* 100gr bò viên hoặc cá viên

* 200gr mực tươi cắt miếng nhỏ tỉa hoa.

* 200gr tôm tươi lột vỏ.

* 100gr nạc dăm heo cắt mỏng.

*100gr nạc bò mềm cắt lát mỏng.

* 300gr cải bắc thảo, 150gr bông cải cắt miếng, 100gr đậu trái Hà Lan, 50gr nấm rơm cắt rửa sạch, 50gr cà rốt tỉa hoa xắt lát mỏng, 300gr cải cúc (tần ô) để nhúng ăn sau.

* 10 – 20 vắt mì luộc chín, xả lại nước lọc cho rời sợi mì, trộn đều với ít dầu cho ra dĩa.

* Gia vị, nước mắm,chanh ớt.

Trình bày món ăn cách 1:

– Nhúng từng loại thực phẩm trừ rau, vào nước dùng sôi cho chí, rồi vớt ra.

– Sắp các loại rau củ vào lẩu (trừ cải cúc), sắp các thực phẩm đã làm chín lên mặt rau. Châm nước dùng sôi nóng vào lẩu, dọn kèm dĩa cải cúc, mì sợi, nước mắm, chanh, ớt tươi cắt lát. Khi ăn tùy ý trụng từng ít cải cúc và nồi lẩu, ăn kèm mì sợi, bún khô và các loại thực phẩm đã làm chín sẵn trong lẩu.

Trình bày món ăn cách 2:

– Các loại thực phẩm tươi sống trình bày trong một dĩa riêng, các lọai rau củ, mì sợi, bún khô… sắp vào dĩa khác và dọn ra bàn chung với lẩu đã có nước dùng sôi. tùy ý thực khách muốn ăn loại thực phẩm nào thì cứ làm chín từng thứ trong nước dùng sôi. Cách ăn này thường tốn nhiều nước dùng, cần chuẩn bị nhiều nước dùng để châm thêm. Trong một số hàng quán ở Sài Gòn, món lẩu dùng với các loại thực phẩm tươi sống để riêng này thường được gọi là “lẩu sống” để phân biệt với lẩu thập cẩm gồm các loại thực phẩm đã được làm chín trước. Cũng làm và trình bày món lẩu theo cách này, nếu các bạn dùng các loại hải sản như cá biển các loại cắt mỏng, nghêu, sò lông, hải sâm, hàu tươi v.v… thì các bạn sẽ có món lẩu hải sản. Và nếu các bạn nêm nước dùng cho hơi cay một chút với ớt saté và ít lá chanh, sả… thì các bạn sẽ có món lẩu hải sản saté.

– Để thưởng thức món lẩu một cách chất lượng hơn, khi bắt đầu ăn các bạn chỉ trụng chín thực phẩm sống trong nước dùng sôi rồi thưởng thức từng thứ một chứ khoan sử dụng nước dùng để ăn, để đến cuối bữa ăn, khi đó nước dùng trong lẩu sẽ trở nên đậm đặc chúng ta mới dùng ăn với mì, bún khô và các thứ rau củ.

Nguyên Liệu Và Cách Làm Xúc Xích Heo An Toàn Cho Trẻ

Cách 1 để tự làm xúc xích Heo tại nhà:

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ 500g lòng non heo + Nước mắm, mỳ chính, hạt tiêu, bột năng, dầu ăn, nước đá lạnh + Đường ½ thìa canh + 500g thịt heo xay (chọn phần có cả nạc lẫn mỡ) + Hoặc 500g giò sống + Muối, chanh, vỏ cam + Rượu vang 15 ml

Cách làm xúc xích tươi đơn giản

Tiếp theo các bạn cho vào bát thịt xay 2 thìa canh nước mắm+ 2 thìa canh dầu ăn+ 2 thìa canh ngọn bột năng+ 3 thìa canh nước đá lạnh+ 1/3 thìa canh đường+ rượu vang+ hạt tiêu+ mỳ chính và trộn lên cho thật đều. Nếu có thể các bạn hãy đeo găng tay vào và dùng tay bóp và trộn đều để cho thịt thấm thật đều gia vị. Thịt xay phải thấm đều gia vị thì xúc xích heo thành phẩm mới ngon, mới tròn vị.

Sau đó ta dùng màng bọc thực phẩm bọc bát thịt xay lại rồi để vào ngăn mát của tủ lạnh trong khoảng 3 tiếng. Sau khoảng thời gia là 3 tiếng các bạn lấy thịt ra khi đó ta có thể thấy trong thịt đã có dăm đá xốp, còn thịt thì cũng đã hơi đông lại có thể bẻ miếng ra. Chúng ta sẽ lấy thịt ra rồi cho vào cối xay. Một lưu ý quan trong là ở bước xay thịt này khi xay ta chia ra xay mỗi lúc một ít, và xay với tốc độ nhanh nhất, như vậy thịt của chúng ta sẽ không bị bỡ có độ kết dính như vậy khi làm xúc xích lợn sẽ dễ dàng hơn, xúc xích khi ăn dai hơn.

Ngoài ra nếu các bạn muốc cách làm xúc xích đơn giản nhất thì sử dụng giò sống. Sử dụng giò sống tuy tiện nhưng lại không thể chắc chắn về độ an toàn vệ sinh của nó. Giò sống sau khi mua về ta cho ra tô và thêm vào 15ml rượu vang+ hạt tiêu+ 1/3 thìa canh đường+ 1 thìa canh bột năng+ 2 thìa canh nước lạnh trộn lên và dùng một cái muôi gỗ quết cho thật đều là được.

Sau khi đã sơ chế lòng các bạn bắc lên bếp một nồi nước đun. Khi nước sôi ta thả lòng vào chần sơ qua rồi vớt ra cho ngay vào một bát nước lạnh. Nước lạnh sẽ giúp lòng nguội lại, không bị nở to mất độ căng và đàn hồi khi đó nhồi thịt sẽ dễ dàng để khi nhồi thịt sẽ không bị quá to.

Vậy là chúng ta đã có hai nguyên liệu chính để làm món xúc xích ngon thơm rồi. Bây giờ ta sẽ nhồi thịt vào lòng non. Để nhổi thịt vào ta sử dụng một cái túi bắt bông kem nếu không có ta có thể dùng một cái bao bóng rồi cho thịt vào trong bao dồn xuống góc, sau đó ta đầu góc đi khi đó sẽ có thể dễ dàng nhổi thịt vào trong lòng non. Trước khi nhồi thịt ta dùng dây buộc một đầu của lòng non lại, còn đầu kia ta cho thịt vào đến khi đầy vừa căng thì buộc nốt đầu kia lại.

Lúc này xúc xích đã thành hình chúng ta bắt đầu làm xúc xích hun khói.

Các bạn dùng một cái nồi có phần đế dày và trải lên đáy một lớp giấy bạc. Tiếp theo ta rắc vào đó 1 nắm muối và vỏ cam cuối cùng là đặt vĩ hấp vào.

Tiếp đến các bạn xếp xúc xích lên vĩ hấp và bắc nồi lên bếp. Đun với lửa to cho đến khi nồi nóng lên thì ta giảm lửa vừa lại để có thể hấp xúc xích trong vòng 30 phút cho xúc xích chín mà không bị cháy. Một điều lưu ý nữa là trong khi hấp bạn nhớ dùng tăm nhọn xăm vài lỗ để xúc xích không bị bục.

Cách 2 để tự làm Xúc xích Heo tại nhà

Dùng tay bóp cho thịt thấm gia vị, bọc bằng màng bọc thực phẩm rồi để ngăn mát tủ lạnh 3 tiếng cho tới khi thịt có dăm đá, xốp và có thể bẻ thành miếng thì đem ra xay nhuyễn như giò. Mỗi lần xay bạn lưu ý xay ít một và rất nhanh sao cho thịt luôn lạnh thì mới không bị bở. Nếu dùng giò sống thì tiện hơn rất nhiều, bạn chỉ cần mua về trộn với 15ml rượu vang, hạt tiêu, 1/3 thìa canh đường, 1 thìa canh bột năng, 2 thia canh nước lạnh rồi dùng muôi gỗ quết đều là được. Lòng non mua về dùng chuôi dao tuốt đi tuốt lại nhiều lần cho tới khi còn lớp màng trong suốt, rửa lại lòng với muối và chanh cho sạch.

Chần qua lòng với nước sôi rồi vớt ra bát nước lạnh để khi nhồi thịt không bị quá to. Dùng túi bắt bông kem hoặc 1 chiếc phễu để vào miệng lòng, buộc chặt 1 đầu rồi từ từ nhồi thịt vào. Chuẩn bị nồi hun khói: trải một lớp giấy bạc lên 1 chiếc nồi có đế dày, sau đó để 1 nắm muối và vỏ cam lên, tiếp tục đặt lên một lớp giấy bạc đã đục lỗ hoặc vỉ hấp.

Tự làm xúc xích Heo tại nhà theo công thức thứ 3 được chia sẻ bởi chuyên mục món ngon mỗi ngày của Mecuben.com

Nguyên liệu:

– 300 gr thịt heo xay có nạc có mỡ – 1 củ tỏi băm – 2 phần gốc ngò ta – 1 muỗng cà phê hạt tiêu – 1 chén cơm nguội – 1 muỗng canh nước mắm – 1/2 muống cà phê bột nêm – Ruột già của heo (Bạn có thể cho da heo luộc thái sợi).

Thực hiện :

Bước 1: Ruột heo mua về, rửa với nước muối. Và cho nước vào bên trong rửa thật sạch.

Bước 2: Ngò và tiêu cho vào cối giã nhuyễn.

Bước 3: Thịt xay + cơm + các gia vị cho vào 1 cái tô trộn thật đều

Bước 4: Cho thịt vào bao bắt bông kem. Để đầu miếng bao vào ruột heo, bóp từ từ cho thịt vào phần ruột. Vừa bóp vừa giữ để cho ruột heo không bị tuột ra khỏi bao bắt bông kem. Vuốt nhẹ nhàng để thịt xuống đều khắp đoạn ruột heo.

Bước 5: Lưu ý, khi nào thịt được dàn đều cả đoạn ruột thì mới dùng dây buộc ruột heo thành các đoạn xúc xích. Nếu không thịt không thể xuống đều được. Buộc xúc xích thành các đoạn dài ngắn tùy ý.

Bước 6: Cho xúc xích lên khay có lót giấy bạc. Cho vào ngăn giữa lò, nướng 30-35 phút ở nhiệt độ 170- 180 độ C.

Bước 7: Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, chờ dầu nóng, cho xúc xích vào chiên vàng với lửa vừa cho vàng đều. Thỉnh thoảng lật để không bị cháy. Hoặc bạn có thể nướng than. Lưu ý: Nếu bạn muốn xúc xích có vị chua như nem thì hãy để xúc xích qua đêm trước khi nướng.

Nguyên Liệu Và Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Dê

Ngày đăng: 2016-02-16 08:27:43

Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu ở nước ta cho thấy, các ngọn lá mít, ngọn lá keo tai tượng, lá chuối, lá xoan, ngọn lá sắn, thân cây, ngọn lá mía, các cây họ đậu giống mới như đậu Flemimingia marrophilla, cây keo đậu KX2, cây cao đạm Gigantea… là những thức ăn rất tốt cho dê. Còn sau đây là một số nhóm thức ăn mà dê thường sử dụng:

1. Thức ăn thô xanh

Là một số loài thực vật có nhiều nước và tỉ lệ chất xơ cao, như các loại cỏ, cành lá, thân cây… Đây là loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên, hợp với những hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ, song cũng rất cần đối với những trang trại lớn khi cho dê ăn một lượng thức ăn thô xanh thích hợp và kèm theo những thực phẩm khác.

Bạn có thể băm ngắn những loại cỏ, cây khoảng 3-5 cm để dê ăn dễ dàng.

2. Thức ăn thô khô

Là những loại giúp dê tránh được bệnh ký sinh trùng và rối loạn tiêu hóa (gồm các loại cỏ, lá sắn, lá keo dậu…).

Bạn có thế chặt ngắn những loại nên trên rồi phơi khô, dự trữ làm thức ăn cho dê vào mùa đông (lúc khan hiếm thức ăn xanh) hoặc những ngày mưa (không cắt được thức ăn xanh).

3. Thức ăn củ quả

Những loại củ cho dê ăn như sắn; ngô… bạn không nên để nguyên củ hay nghiền nhỏ, chỉ cần cắt thành lát cho ăn tươi hoặc phơi khô rồi cho ăn mới tốt.

4. Thức ăn ủ chua

Là những loại làm từ toàn bộ cây bắp (lá, thân và bắp), rơm lúa tươi, phụ phẩm dứa (gồm chồi ngọn của quả dứa, vỏ cứng ngoài, bã dứa, lá…) hay ngọn lá mía, ngọn lá sắn và cây đậu phộng…

Bạn có thể băm ngắn chúng khoảng 3-5 cm rồi đem ru chua.

Sau khi ủ chua khoảng 3 tuần thì bạn có thể lấy thức ăn này cho dê ăn, tuy nhiên nên tùy theo nhu cầu của chúng mà bạn đem ra, không nên để thức ăn dư sang ngày hôm sau.

Không nên cho dê ăn thức ăn ủ chua riêng mà cần trộn với những loại thức ăn khác. Lúc cho ăn xong bạn cần làm vệ sinh máng cho sạch sẽ.

Nếu muốn tăng lượng thức ăn ủ chua trong khẩu phần cho dê, bạn cần trung hòa bớt lượng acid hữu cơ có trong đó trước khi cho dê ăn. Để trung hòa, bạn có thể dùng vôi bột 4-6 g/thức ăn ủ chua hay 14 lít dung dịch amoniac 25%/tấn (vừa có tác dụng trung hòa acid vừa cung cấp được nitơ).

5. Thức ăn hỗn hợp

Bạn nên phối hợp nhiều loại thức ăn tinh, thô giàu chất dinh dưỡng có sẵn ở địa phương để làm thức ăn hỗn hợp cho dê. Việc này giúp bạn giảm được giá thành sản xuất và hợp với bộ máy tiêu hóa của dê.

Tùy nguyên liệu thức ăn có sẵn mà bạn chế biến được nhiều loại thức ăn hỗn hợp cho dê.

6. Thức ăn bổ sung dinh dưỡng

Chủ yếu bổ sung các chất khoáng, vitamin và muối trong khẩu phần của dê. Nếu chỉ có chất khoáng và muối thì bạn làm như sau: lấy 75% khoáng, 15% muối rồi trộn đều với 10% xi măng pha nước để làm bánh thức ăn (trọng lượng bánh khoảng 0,5-1kg).

Chú ý:

– Bạn nên cho cả bầy dê ăn cùng một lúc. Máng ăn cần treo cao cách mặt đất khoảng 0,5-0,7m. Không để thức ăn rơi vãi xuống đất vì như thế rất phí, dê sẽ không ăn lại thức ăn này.

– Nguồn thức ăn theo từng vụ mùa có thể đáp ứng đầy đủ, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng cho dê không?

– Yêu cầu thức ăn trong từng giai đoạn tuổi của dê là bao nhiêu?

– Nguồn thức ăn bổ sung bạn có sẵn hay phải mua, giá cả như thế nào?

Trả lời được những câu hỏi trên thì bạn cần quan tâm đến những việc kế tiếp:

– Diện tích khu chăn nuôi của bạn ra sao, nên trồng những loại cây cỏ gì để làm thức ăn cho dê? (Biện pháp này nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thức ăn, bảo đảm cho nhu cầu của dê).

Bạn có thể trồng cây ngay trong vườn, trồng quanh nhà làm hàng rào hay dọc theo bờ ruộng đều được.

Một số giống cây cỏ mà bạn nên trồng là: Cây họ đậu (keo đậu, điền thanh…), cây mít, sung, chuối, mía, keo tai tượng, keo lai, cây Flemingia maccrophylla và Trichanthera gigantea…

Về phương pháp chế biến thức ăn cho dê, có nhiều cách, trong đó có hai cách phổ biến nhất:

– Phơi khô: các loại cỏ, lá sắn, lá keo dậu, lá đậu Flemingia…

– Ủ chua: chặt ngắn rồi ủ chua các loại cây bắp, sắn củ, thân lá đậu phộng, cỏ voi…

Ngoài ra bạn có thể xử lý một số loại thức ăn để tăng chất dinh dưỡng cho dê như: ủ rơm với ure, muối và cám; trộn rỉ mật với cám, bột sắn và lá cây giàu chất đạm (đã chặt ngắn, phơi khô)./.

Khoa học của nhà nông

TIN TỨC KHÁC :