Top 3 # Nguyên Liệu Và Cách Nấu Bún Măng Vịt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Nguyên Liệu Và Cách Nấu Lẩu Cá Chép Măng Chua Ngọt Tại Nhà

Có rất nhiều loại lẩu cá ngon và hấp dẫn, trong đó không thể không kể đến món lẩu cá chép giòn. Lẩu cá chép giòn được rất nhiều người yêu thích thường được nấu trong các dịp liên hoan hay các bữa tiệc của gia đình.

Cách chế biến cá chép giòn

Khi mua về, chúng ta cần đánh sạch vẩy cá sau đó mổ bụng làm sạch ruột bên trong, làm sạch phần mang cá ở đầu, cắt hết vây cá và bóc màng đen trong thành của bụng cá giúp cho món lẩu cá chép giòn ngon không còn mùi tanh.

Sau khi làm sạch, bạn rửa qua nước lạnh cho hết chất bẩn của cá. Muốn cá giảm bớt mùi tanh lấy muối i ốt cùng gừng tươi băm nhỏ sát quanh thân cá và bụng cá rồi rửa lại lần nữa. Gừng, muối có tác dụng khử mùi tanh rất tốt nhất là rửa sạch chất nhờn ở mình cá.

Cuối cùng bạn cắt cá chép ra thành 3 phần là phần khúc đầu, mình và khúc đuôi.

Lưu ý: Để nấu lẩu ngon ta nên chọn cá chép đồng, thân dài, không nên chọn con có trứng.

Cá chép giòn làm món gì ngon

Đầu tiên ta ướp cá chép giòn với một ít nước mắm sau đó cho vào chảo dầu chiên giòn rồi cho ra đĩa cho ráo mỡ. Sau đó nhúng cá qua trứng gà rồi lăn qua bột chiên xù sao cho bột dính đều vào mình cá. Cuối cùng cho cá chép giòn vào chảo dầu nóng chiên cho chín vàng đều.

Thế là món cá chép giòn chiên xù đã hoàn thành.

Cá chép giòn nướng muối ớt

Đầu tiên ta giã nhuyễn muối, tỏi, ớt sau đó dùng gang tay sát đều lên cá rồi ướp khoảng 20 đến 30 phút.

Sau thời gian ướp các bạn xiên cá vào xiên rồi đem nướng trên than hồng. Lật đều tay để cá chín vàng đều, có thể phết thêm dầu ăn hoặc mật ong lên để con cá thêm vàng.

Hoặc bạn có thể dùng giấy bạc để nướng cá, món ăn sẽ không bị dính bụi, và vẫn giữ được vị ngon của cá. Nhược điểm của cách này là cá không được vàng, khô bằng nướng trực tiếp.

Nguyên liệu nấu lẩu cá chép giòn

Cá chép: 1 con (khoảng 0,8kg – 1kg).

Cà chua: 300 gam.

Rau cần, rau muống, rau bắp chuối.

Hành tím, gừng, tỏi, mẻ.

Thì là, hành lá.

Dứa 1 quả

Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt

Cách nấu lẩu cá chép giòn

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.

Rau cần, rau thì là, hành lá, nhặt lá sẵn, rửa sạch ngâm nước muối loãng sau đó rửa lại với nước, rồi cắt khúc ra vừa vặn đủ ăn.

Bắp chuối và rau muống sống rửa sạch sẽ, ngâm nước muối loãng sau đó rửa lại rồi vớt ra rổ cho ráo nước.

Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt lát nhỏ và mỏng.

Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi đập dập ra rồi băm nhỏ.

Mẻ nghiền thật nhỏ, lọc lấy 1 tô nước mẻ và lưu ý phải loại bỏ bã.

Hành khô và tỏi lột bỏ vỏ, băm nhuyễn.

Bắc một cái nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi, sau đó cho hành và tỏi vào phi thơm. Tiếp đó cho cá chép và một nửa số cà chua vào xào sơ sơ để cá đỡ mùi tanh và thơm.

Đổ thêm một chút nước mắm cùng với gừng, hạt tiêu, đường, hạt nêm, ớt bột vào chiên cùng. Khoảng 5 phút sau cho thêm mẻ và một bát nước lọc vào đun sôi

Khi nước trong nồi sôi kỹ thì giảm lửa để lửa nhỏ vừa đủ, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi đun thêm chừng 10 phút nữa thì tắt bếp.

Nguyên liệu lẩu cá chép giòn măng chua

Cá chép: 1 con khoảng 0,8kg – 1kg.

Nước dùng (nước xương ninh): 2 lít.

Măng chua: 300 gram.

Dứa: 1 quả

Nấm rơm: 100gram.

Cà chua: 3 quả

Hành khô, gừng, nghệ tươi.

Me chua: 1 vắt.

Rau thì là, rau cần, tỏi tây, nấm hương,.

Một số loại rau ăn kèm: Cải thảo, cải cúc, bạc hà, rau muống…

Gia vị: Muối ăn, nước mắm, hạt tiêu, ớt tươi, sả băm, hạt nêm…

Cách nấu lẩu các chép giòn măng chua

Các bạn cùng chúng tôi thực hiện món lẩu hấp dẫn này nhé!

Cho cá vào một cái tô lớn rồi cho gừng giã nát, tiêu bột, đường cát, hạt nêm, ớt bột vào rải đều trên mình cá cho chúng thấm đều gia vị, thời gian ướp khoảng chừng 1 giờ đồng hồ.

Trong khi chờ đợi cá thấm gia vị ta mang rau cải cúc, cải thảo, rau muống ra nhặt rửa thật sạch, sau đó cho vào chậu nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút cho sạch rồi rửa lại và vớt ra rổ cho ráo nước.

Măng chua cắt nhỏ thành miếng vuông.

Cà chua rửa sạch bổ múi cau.

Nghệ tươi cạo vỏ rửa sạch, rồi giã nhỏ.

Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.

Nấm hương ngâm với nước ấm cho nở mềm, rửa sạch sẽ.

Nấm rơm cạo sạch, bổ làm đôi.

Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt lát nhỏ và mỏng.

Bắc một cái chảo lên bếp cho dầu đến khi nóng rồi cho hành vào phi thơm sau đó cho nấm hương, nấm rơm, cà chua, măng chua vào xào sơ cùng với tiêu bột, nước mắm, 1 ít rượu trắng, xào cho dậy mùi thơm thì dừng.

Đổ nước hầm xương và cá chép vào nồi bắc lên bếp bật lửa vừa để mau sôi, sau đó ta cho hỗn hợp vừa xào trong chảo vào nấu cùng, cho thêm dứa, me quả, cần tỏi tây cắt khúc ngắn, rau thì là, ớt tươi, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng đợi đến khi cá chín thì tắt bếp.

Nguyên Liệu Và Cách Nấu Lẩu Thập Cẩm Tại Nhà ?

Lẩu thập cẩm là món ăn rất phổ biến của nhiều người trong thời tiết se lạnh. Nhưng bạn có biết lẩu thập cẩm gồm những gì ? Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc chế biến nồi lẩu thì ở bài viết này Báo gia đình sẽ hướng dẫn và liệt kê ra cho bạn những nguyên liệu để bạn có thể nấu được nồi lẩu thập cẩm ngon và đầy đủ

Nhắc đến lẩu thì có rất nhiều món lẩu nổi tiếng như lẩu gà, lảu thái, lẩu hải sản, lẩu ếch,… mỗi loại đều mang những nét hương vị khác nhau chua, cay, mặn, ngọt,…. Nhưng có người thích ăn lẩu gà có thêm thịt bò, hoặc lẩu hải sản có thêm thịt lợn, để đáp ứng những nhu cầu ấy thì đó là món lẩu thập cẩm. Vậy để có một nồi lẩu thập cẩm đầy đủ và những thứ bạn thích thì cần có những nguyên liệu như sau:

Nguyên liệu nấu 1 nồi lẩu thập cẩm có những gì?

Nguyên liệu chính nấu lẩu thập cẩm gồm

Lẩu thập cẩm rất đa dạng và phong phú được chế biến từ nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, có 2 loại lẩu thập cẩm mà mọi người hay sử dụng nhất và dễ ăn nhất đó là :

Loại thứ nhất thường thì sử dụng nguyên liệu chính là thịt gà, thịt bò hoặc có thêm lòng lợn, tim heo

Loại lẩu thập cẩm thứ hai sử dụng chủ yếu là về hải sản( mực, ngao, tôm,…) ví dụ như mực ống kết hợp với tôm, ngao và dạ dày,…

Thường thì mọi người thích chọn loại thứ nhất vì các nguyên liệu dễ ăn, hợp lí về giá cả và đảm bảo sức khỏe. Còn loại thứ 2 thì nếu như ai dị ứng với hải sản thì không thể ăn được mà giá thành thì rất cao

Chọn được nguyên liệu chính thì bạn hãy nhớ phần nước dùng cũng quan trọng nó quyết định 50% đến độ ngon của nồi lẩu. Muốn lẩu ngon thì nồi nước dùng phải ngọt và đậm đà

Nếu bạn chọn nguyên liệu chính là thịt gà thì bạn có thể sử dụng xương gà hầm trong khoảng 2-3 tiếng để có được nồi nước dùng ngọt rồi thêm hành, sả, cà chua và các loại gia vị khác để nấu cho ngon

Nếu không thì bạn có thể chọn xương lợn (xương ống hoặc xương sườn) để hầm lấy nước dùng.Bạn nhớ không nên chặt xương nhỏ quá làm phần nước có cấn và khi ăn vụn xương.

Như vậy là xong phần chọn nguyên liệu chính cho nồi lẩu thập cẩm. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm đậu phụ trắng, váng đậu, khoai môn, cà rốt, hành tây, ngô bao tử với mục đích làm cho nước lẩu được ngọt và giàu dinh dưỡng hơn

Các loại rau ăn lẩu thập cẩm

Nói đến lẩu thì có rất nhiều các loại để ăn kèm tùy vào sở thích của mỗi người.Về các loại rau để ăn lẩu thập cẩm thường không có gì khác so với các loại lẩu khác gần như là giống nhau với các loại lẩu như lẩu cua, lẩu ếch, lẩu thái… Bạn có thể chọn bất kỳ loại rau nào mà bạn yêu thích

Một số loại rau phổ biến được dùng khi ăn lẩu đó là rau cải, rau muống, rau ngải cứu, rau cần, bắp cải, hoa chuối…Nếu nhà bạn trồng được các loại rau này thì rất tốt vì sẽ đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm mà không lo về sự độc hại của thuốc trừ sâu mà người ta vẫn sử dụng

Về gia vị nấu lẩu thập cẩm

Gia vị là thành phần không thể thiếu được vì chúng luôn có sẵn trong căn bếp của gia đình bạn . Một số gia vị dùng ăn lẩu :

Một số loại nguyên liệu khác có thể bạn dùng hoặc không dùng ví dụ như sả, me, nghệ… tùy vào khẩu vị của mỗi người mà bạn lựa chọn. Lẩu thập cẩm thường có vị chua ngọt hơi cay cay phù hợp trong thời tiết se lạnh quây quần bên gia đình sẽ mang lại cho bạn cảm giác ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc

Với các nguyên liệu được liệt kê ở bên trên, hy vọng Báo gia đình đã giải đáp câu hỏi Lẩu thập cẩm gồm những gì? của các bạn.Bạn có thể thêm hoặc bớt những nguyên liệu trong danh sách này tùy vào thói quen, sở thích cũng như mỗi vùng miền. Nếu bạn muốn có được hướng dẫn nấu một nồi lẩu thập cẩm hoàn chỉnh hơn thì bạn có thể tham khảo bài viết: 2 cách nấu lẩu thập cẩm

Nguyên Liệu Và Cách Nấu Canh Linh Chi Nhân Sâm Kỷ Tử

được nhiều người quan tâm. Bởi đây là Nguyên liệu và cách nấu canh linh chi nhân sâm kỷ tử món ăn từ nấm linh chi rất ngon miệng và bổ dưỡng cho sức khỏe, ngoài ra còn hiệu quả để xua tan cắng thẳng đầu óc,giải tỏa áp lực cho người sử dụng.

Tác dụng của món ăn canh nấm linh chi nhân sâm kỷ tử

Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nấm linh chi Hàn Quốc để làm thuốc chữa bệnh, và còn biến tấu thành các món ăn mới lạ, cung cấp dưỡng chất lớn cho cơ thể người.

Nguyên liệu và cách nấu canh linh chi nhân sâm kỷ tử

Đặc biệt món Ngoài ra canh linh chi- nhân sâm- kỷ tử được tạo nên bởi sự kết hợp nguyên liệu là 3 vị thuốc quý, càng cộng hưởng và phát huy tác dụng tuyệt vời. Món ăn này phù hợp sử dụng cho những người làm việc học tập trong môi trường áp lực,giúp nhanh chóng giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. công dụng tốt của nấm linh chi khi chế biến thành món ăn gia đình, sẽ cung cấp dinh dưỡng hoàn hảo tốt cho mọi lứa tuổi để có sức khỏe dẻo dai, sức đề kháng tốt, hỗ trợ phòng ngừa và chữa trị nhiều bệnh tật.

Nguyên liệu và cách nấu canh nấm linh chi nhân sâm kỷ tử

Canhnấm linh chi nhân sâm kỷ tử là món ăn từ nấm linh chi sử dụng các nguyên liệu chủ yếu là dược liệu y học cổ truyền:

Lưu ý lựa chọn nguyên liệu chất lượng để đảm bảo sức khỏe

Cách nấu canh linh chi nhân sâm kỷ tử như sau:

– Sơ chế và rửa sạch các nguyên liệu để ráo nước

– Thịt nạc đem luộc chín, vớt ra để nguội

– Các nguyên liệu còn lại cho vào nồi cùng nước tiềm đến khi chín, sau đó cho thịt nạc đã luộc vào cùng tiềm thêm đến khi mềm nhừ

– Nêm nếm lại gia vị là hoàn thành

Nguyên Liệu Và Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Dê

Ngày đăng: 2016-02-16 08:27:43

Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu ở nước ta cho thấy, các ngọn lá mít, ngọn lá keo tai tượng, lá chuối, lá xoan, ngọn lá sắn, thân cây, ngọn lá mía, các cây họ đậu giống mới như đậu Flemimingia marrophilla, cây keo đậu KX2, cây cao đạm Gigantea… là những thức ăn rất tốt cho dê. Còn sau đây là một số nhóm thức ăn mà dê thường sử dụng:

1. Thức ăn thô xanh

Là một số loài thực vật có nhiều nước và tỉ lệ chất xơ cao, như các loại cỏ, cành lá, thân cây… Đây là loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên, hợp với những hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ, song cũng rất cần đối với những trang trại lớn khi cho dê ăn một lượng thức ăn thô xanh thích hợp và kèm theo những thực phẩm khác.

Bạn có thể băm ngắn những loại cỏ, cây khoảng 3-5 cm để dê ăn dễ dàng.

2. Thức ăn thô khô

Là những loại giúp dê tránh được bệnh ký sinh trùng và rối loạn tiêu hóa (gồm các loại cỏ, lá sắn, lá keo dậu…).

Bạn có thế chặt ngắn những loại nên trên rồi phơi khô, dự trữ làm thức ăn cho dê vào mùa đông (lúc khan hiếm thức ăn xanh) hoặc những ngày mưa (không cắt được thức ăn xanh).

3. Thức ăn củ quả

Những loại củ cho dê ăn như sắn; ngô… bạn không nên để nguyên củ hay nghiền nhỏ, chỉ cần cắt thành lát cho ăn tươi hoặc phơi khô rồi cho ăn mới tốt.

4. Thức ăn ủ chua

Là những loại làm từ toàn bộ cây bắp (lá, thân và bắp), rơm lúa tươi, phụ phẩm dứa (gồm chồi ngọn của quả dứa, vỏ cứng ngoài, bã dứa, lá…) hay ngọn lá mía, ngọn lá sắn và cây đậu phộng…

Bạn có thể băm ngắn chúng khoảng 3-5 cm rồi đem ru chua.

Sau khi ủ chua khoảng 3 tuần thì bạn có thể lấy thức ăn này cho dê ăn, tuy nhiên nên tùy theo nhu cầu của chúng mà bạn đem ra, không nên để thức ăn dư sang ngày hôm sau.

Không nên cho dê ăn thức ăn ủ chua riêng mà cần trộn với những loại thức ăn khác. Lúc cho ăn xong bạn cần làm vệ sinh máng cho sạch sẽ.

Nếu muốn tăng lượng thức ăn ủ chua trong khẩu phần cho dê, bạn cần trung hòa bớt lượng acid hữu cơ có trong đó trước khi cho dê ăn. Để trung hòa, bạn có thể dùng vôi bột 4-6 g/thức ăn ủ chua hay 14 lít dung dịch amoniac 25%/tấn (vừa có tác dụng trung hòa acid vừa cung cấp được nitơ).

5. Thức ăn hỗn hợp

Bạn nên phối hợp nhiều loại thức ăn tinh, thô giàu chất dinh dưỡng có sẵn ở địa phương để làm thức ăn hỗn hợp cho dê. Việc này giúp bạn giảm được giá thành sản xuất và hợp với bộ máy tiêu hóa của dê.

Tùy nguyên liệu thức ăn có sẵn mà bạn chế biến được nhiều loại thức ăn hỗn hợp cho dê.

6. Thức ăn bổ sung dinh dưỡng

Chủ yếu bổ sung các chất khoáng, vitamin và muối trong khẩu phần của dê. Nếu chỉ có chất khoáng và muối thì bạn làm như sau: lấy 75% khoáng, 15% muối rồi trộn đều với 10% xi măng pha nước để làm bánh thức ăn (trọng lượng bánh khoảng 0,5-1kg).

Chú ý:

– Bạn nên cho cả bầy dê ăn cùng một lúc. Máng ăn cần treo cao cách mặt đất khoảng 0,5-0,7m. Không để thức ăn rơi vãi xuống đất vì như thế rất phí, dê sẽ không ăn lại thức ăn này.

– Nguồn thức ăn theo từng vụ mùa có thể đáp ứng đầy đủ, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng cho dê không?

– Yêu cầu thức ăn trong từng giai đoạn tuổi của dê là bao nhiêu?

– Nguồn thức ăn bổ sung bạn có sẵn hay phải mua, giá cả như thế nào?

Trả lời được những câu hỏi trên thì bạn cần quan tâm đến những việc kế tiếp:

– Diện tích khu chăn nuôi của bạn ra sao, nên trồng những loại cây cỏ gì để làm thức ăn cho dê? (Biện pháp này nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thức ăn, bảo đảm cho nhu cầu của dê).

Bạn có thể trồng cây ngay trong vườn, trồng quanh nhà làm hàng rào hay dọc theo bờ ruộng đều được.

Một số giống cây cỏ mà bạn nên trồng là: Cây họ đậu (keo đậu, điền thanh…), cây mít, sung, chuối, mía, keo tai tượng, keo lai, cây Flemingia maccrophylla và Trichanthera gigantea…

Về phương pháp chế biến thức ăn cho dê, có nhiều cách, trong đó có hai cách phổ biến nhất:

– Phơi khô: các loại cỏ, lá sắn, lá keo dậu, lá đậu Flemingia…

– Ủ chua: chặt ngắn rồi ủ chua các loại cây bắp, sắn củ, thân lá đậu phộng, cỏ voi…

Ngoài ra bạn có thể xử lý một số loại thức ăn để tăng chất dinh dưỡng cho dê như: ủ rơm với ure, muối và cám; trộn rỉ mật với cám, bột sắn và lá cây giàu chất đạm (đã chặt ngắn, phơi khô)./.

Khoa học của nhà nông

TIN TỨC KHÁC :