Top 8 # Nguyên Liệu Và Cách Nấu Lẩu Dê Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Nguyên Liệu Và Cách Nấu Lẩu Dê Thơm Ngon Như Ngoài Hàng

Thịt dê không chỉ phổ biến trong nền ẩm thực châu Á mà còn được yêu thích ở cả phương Tây. Loài động thuần hóa này thuộc phân họ Caprids, chi Capra, được chăn nuôi phổ biến ở các vùng cao nguyên, đồi núi, đặc biệt là núi đá vôi, không chỉ cung cấp thịt mà còn cung cấp cả sữa, lông.

Trong đó, Cashmere Goat được biết đến là loài dê cho chất lông mềm mịn nhất (thường dùng để làm khăn choàng) còn Monhair là loài dê cung cấp len vô cùng chất lượng. Lông, len từ dê cũng được đánh giá cao như lông của cừu nên những sản phẩm thời trang được làm từ chất liệu này luôn có giá thành rất cao.

Trở lại với câu chuyện ẩm thực, loài động vật có vú này chế biến được rất nhiều món ăn ngon, tốt cho hệ tiêu hóa và cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Ở Việt Nam hiện nay, dê được xếp vào một trong các gia súc được chăn nuôi có quy mô. Dê Ninh Bình, Ninh Thuận nổi tiếng hàng đầu Việt Nam, cho thịt rất ngon, ngọt.

Các bà nội trợ mê nấu nướng chắc chắn có rất nhiều lựa chọn để chế biến thịt dê thành các món ngon. Trong đó, món lẩu dê dành cho những ngày mưa hoặc khi trời trở lạnh được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cách nấu lẩu dê như thế nào để không có mùi hôi, nước ngọt, thịt ướp đậm vị,… lại là điều nhiều chị em băn khoăn.

# Chuẩn bị nguyên liệu cho món lẩu dê

Thịt dê tươi (Dùng phần thịt đùi hoặc thịt sườn): 1,5kg

Nấm Đông Cô: 300 gram

Khoai môn: 1 củ

Hủ ky cây/ hủ ky miếng chiên vàng (Bạn nên cho hủ ky vào túi nilon bọc kín lại để chúng không bị mềm).

Hủ chao: Khoảng 50 – 100gram.

Động phộng rang rồi xay nhuyễn: 1 bát con

Các gia vị để nấu lẩu dê:

+ 1 củ tỏi, 2 củ hành tím (Bóc vỏ, bằm nhỏ).

+ Bột ớt khô: ½ muỗng

+ Ngũ vị hương: ½ muỗng

+ Muối: ½ muỗng, đường: ½ muỗng, hạt tiêu xay: 1 thìa cà phê

+ Rượu vang đỏ: 1 chén nhỏ

Rau ăn lẩu gồm: Rau cải, rau muống, các loại rau thơm, nấm, mì.

# Hướng dẫn nấu nước lẩu dê ngon hơn ngoài hàng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Ướp thịt dê cùng gừng giã nhỏ hòa với rượu trắng khoảng 20 phút. Đây là cách tốt nhất để khử mùi hôi của thịt dê.

Sau đó, bạn thái thịt dê thành những miếng vuôn quân cờ khoảng 2 đốt ngón tay rồi để ráo nước. Nếu muốn nhanh hơn, bạn có thể dùng khăn thấm khô thịt. Tiếp tục ướp thịt dê với rượu vang chừng 4-5 tiếng hoặc lâu hơn cho thật ngấm.

Nấm ngâm nước cho nở rồi rửa sạch, khoai môn gọt vỏ, cắt thành miếng vừa ăn.

Các loại rau ăn lẩu nhặt bỏ lá già, rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Cách nấu lẩu dê ngon nhất

Phi hành tỏi cho thơm rồi cho dê vào chảo xào cho săn lại.

Mẹo nhỏ: Muốn có cách nấu lẩu dê hoàn hảo nhất, bạn hãy cho thêm vào nồi nước hầm thịt củ sen, khoai môn. Khi thịt mềm, bạn cho tiếp nấm Đông Cô vào, nêm nếm gia vị cho vừa vặn. Hầm khoảng 1 tiếng là được.

Khi nước hầm chín, bạn bỏ ra nồi lẩu và thưởng thức cùng với các loại rau, đậu, kỳ hũ ăn kèm.

Bước 3: Cách làm nước chấm lẩu dê

Cho vào bát các hỗn hợp: Tương, đậu phộng xay nhuyễn, đường, ớt, sa tế cho vừa ăn rồi khuấy đều lên. Bạn có thể cho thêm chút chanh, giấm cho hợp với khẩu vị.

Phần nước chấm rất quan trọng, bạn nên chuẩn bị kĩ càng để thường thức lẩu dê ngon nhất.

Cách nấu lẩu dê không khó, chỉ cần bạn chú tâm vào khâu ướp thịt dê và hầm thịt thì sẽ có được món ăn đậm vị và bổ dưỡng nhất. Nào, hãy mời gia đình mình thường thức ngay thôi!

# Lưu ý khi sử dụng thịt dê trong chế biến, nấu nướng

Theo Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang (Thọ Xuân Đường) trên báo Sức khỏe và Đời sống, thịt dê kị đồng nên không được nấu trong đồ đồng để tránh tình trạng bại thận nếu ăn phải.

Ngoài ra, người nóng trong, thấp nhiệt cũng không nên dùng thịt dê. Tương tự, phụ nữ đang mang thai nên hạn chế thực phẩm này vì có thể gây ra động thai, sảy thai vô cùng nguy hiểm.

# Một số lưu ý về tác dụng của thịt dê cùng các món ăn kèm

Theo hướng dẫn ở phần chuẩn bị nguyên liệu nêu trên, bạn đã có câu trả lời sơ bộ cho việc lẩu dê ăn với rau gì là phù hợp nhất. Không giống như các món lẩu hải sản, lẩu gà, lẩu nấm, lẩu cua đồng, lẩu cá, lẩu bò…, rau ăn kèm với lẩu dê “kén” hơn bình thường.

Bà nội trợ nên chuẩn bị:

+ Rau cải xanh.

+ Rau muống.

+ Rau chuối thái nhỏ.

+ Nấm kim châm.

+ Rau thơm.

Đây là những loại rau phù hợp nhất để bạn nhung vào nồi lẩu dê đang sôi sùng sục vô cùng thơm ngon. Một số loại rau thường dành cho ăn lẩu như rau cải thảo, rau bắp cải… lại không phù hợp trong trường hợp này.

Để không làm rối loạn hệ tiêu hóa thậm chí gây ngộ độc cho người ăn, bạn cần tránh xa các loại thực phẩm sau đây:

+ Trà xanh rất kị với thịt dê. Nếu uống trà trước, trong và sau khi ăn bạn sẽ gây hại cho đường ruột, thậm chí gây ngộ độc.

+ Dưa hấu: Không dùng để tráng miệng sau khi ăn thịt dê vì sẽ gây hại cho dạ dày.

+ Bí đỏ, đinh hương, hồi hương không nên nấu, ăn kèm lẩu dê và các món thịt dê khác vì sẽ gây tình trạng nóng, nhiệt cho cơ thể. Tương tự, ớt, hạt tiêu bạn cũng chỉ nên dùng với tư cách gia vị để khiến món ăn thơm ngon hơn, bạn không nên dùng quá nhiều.

+ Thịt dê kị với dấm, nếu kết hợp với nhau sẽ khiến chức năng tỏa nhiệt của cơ thể giảm xuống đáng kể.

Giá bán thịt dê tương đối đắt so với các loại thịt đỏ, thịt trắng thông thường từ gà hay lợn. Theo tham khảo giá cả thị trường hiện nay, giá thịt dê khoảng:

Thịt dê đực tơ nguyên con móc hàm: 195.000đ/kg

Thịt dê cái tơ móc hàm: 175.000đ/kg

Dê cái lẫu móc hàm nguyên con: 65.000đ/kg

Dê xồm lẫu móc hàm nguyên con: 70.000đ/kg

Lưu ý: Mức giá này có thể thay đổi theo lượng cung – cầu và theo từng địa phương vì dê chỉ được nuôi tập trung ở 1 vài tỉnh trên cả nước.

Ngoài ra, thịt dê mua lẻ theo từng lợi như thịt đùi, thịt sườn, thịt nách,… sẽ có mức giá khác nhau và đắt hơn so với việc mua nguyên con móc hàm.

# Ăn thịt dê có tốt không? Ăn thịt dê có tác dụng gì?

Bạn sẽ không khó để trả lời được câu hỏi ăn thịt dê có tốt không nếu biết rằng: Thịt dê là một loại thuốc quý được y học cổ truyền ca ngợi hàng nghìn năm nay. Rất nhiều bộ phận của dê mang lại lợi ích cho sức khỏe con người.

Cụ thể, ăn thịt dê sẽ mang lại cho bạn những tác dụng như sau:

Cải thiện sức khỏe của tim mạch

Ăn thịt dê không những ổn định nhịp tim mà còn chống viêm, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch vành. Đặc biệt, nó rất tốt cho cơ thể những ai đang tích tụ nhiều chất cholesterol không bão hòa.

Phòng chống ung thư trực tràng

Trong thịt dê tồn tại chất CLA (axit béo linoleic) có tác dụng giảm viêm nhiễm, làm ức chế sự phát triển của khối u gây ung thư trực tràng.

Hạn chế tình trạng thiếu máu

Thịt dê chứa nhiều sắt, một nguồn nuôi dưỡng các tế bào máu vô cùng quan trọng. Vì thế, thịt dê được xem là vị thuốc quý trong việc điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ và những bà mẹ đang mang thai.

Nguồn itamin B12 trong thịt dê còn góp phần giảm thiểu sự hoạt động của các gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng lão hóa và giúp làn da của bạn mịn màng, khỏe khoắn hơn.

Phòng chống dị tật bẩm sinh

Nguồn dinh dưỡng dồi dào với vitamin E, K, B, protein, các acid amin trong thịt dê giúp bồi bổ cho phụ nữ mang thai rất tốt. Đây chính là cơ sở để mẹ bầu phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

“Khắc tinh” của bệnh tiểu đường

Thịt dê giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiểu quả. Đặc biệt, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện bệnh nếu ăn thịt dê đều đặn.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Giàu chất khoáng, vitamin, omega 3, thịt dê là một trong những món ăn giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả. Ăn thịt dê 3 lần/ tuần hoặc ăn liên tục 40 ngày (mỗi ngày 1 ít) sẽ giúp bạn hồi phục thể lực hiệu quả.

Đánh bay stress, mệt mỏi do áp lực cuộc sống gây ra

Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy những chất có khả năng cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng có trong thịt dê. Vì thế, nếu sau 1 ngày làm việc “cân não”, bạn có thể thưởng thức 1 đĩa thịt dê để cảm thấy dễ chịu hơn.

Ăn một lượng thịt dê vừa đủ giúp bạn ức chế các cơn đói, thèm ăn hiệu quả. Thịt dê cũng giàu protein nạc và không gây ra những chất béo dư thừa cho cơ thể bạn. Nếu đang thực hiện chế độ ăn uống giảm cân, bạn không nên bỏ qua thịt dê vì một mặt nó không chứa chất béo no, một mặt lại bổ sung cho cơ thể nhiều chất có lợi, đủ để ổn định các hoạt động của cơ thể mỗi ngày.

Tăng cường sức khỏe phái mạnh

Ăn thịt dê để tăng cường sinh lực chon nam giới và chữa bênh vô sinh là một trong những biện pháp được khuyên dùng từ xa xưa. Đặc biệt, tinh hoàn dê (còn được gọi là ngọc dương) còn giúp bồi bổ thận, chữa liệt dương và lãnh cảm hiệu quả.

Bên cạnh các tác dụng chính nêu trên, các bộ phận khác của dê như sữa, xương dê, dạ dạy, sừng, gan, mật dê… còn mang lại nhiều lợi ích cho mắt, tạng phủ, xương cốt,… của con người.

Nguyên Liệu Và Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Dê

Ngày đăng: 2016-02-16 08:27:43

Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu ở nước ta cho thấy, các ngọn lá mít, ngọn lá keo tai tượng, lá chuối, lá xoan, ngọn lá sắn, thân cây, ngọn lá mía, các cây họ đậu giống mới như đậu Flemimingia marrophilla, cây keo đậu KX2, cây cao đạm Gigantea… là những thức ăn rất tốt cho dê. Còn sau đây là một số nhóm thức ăn mà dê thường sử dụng:

1. Thức ăn thô xanh

Là một số loài thực vật có nhiều nước và tỉ lệ chất xơ cao, như các loại cỏ, cành lá, thân cây… Đây là loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên, hợp với những hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ, song cũng rất cần đối với những trang trại lớn khi cho dê ăn một lượng thức ăn thô xanh thích hợp và kèm theo những thực phẩm khác.

Bạn có thể băm ngắn những loại cỏ, cây khoảng 3-5 cm để dê ăn dễ dàng.

2. Thức ăn thô khô

Là những loại giúp dê tránh được bệnh ký sinh trùng và rối loạn tiêu hóa (gồm các loại cỏ, lá sắn, lá keo dậu…).

Bạn có thế chặt ngắn những loại nên trên rồi phơi khô, dự trữ làm thức ăn cho dê vào mùa đông (lúc khan hiếm thức ăn xanh) hoặc những ngày mưa (không cắt được thức ăn xanh).

3. Thức ăn củ quả

Những loại củ cho dê ăn như sắn; ngô… bạn không nên để nguyên củ hay nghiền nhỏ, chỉ cần cắt thành lát cho ăn tươi hoặc phơi khô rồi cho ăn mới tốt.

4. Thức ăn ủ chua

Là những loại làm từ toàn bộ cây bắp (lá, thân và bắp), rơm lúa tươi, phụ phẩm dứa (gồm chồi ngọn của quả dứa, vỏ cứng ngoài, bã dứa, lá…) hay ngọn lá mía, ngọn lá sắn và cây đậu phộng…

Bạn có thể băm ngắn chúng khoảng 3-5 cm rồi đem ru chua.

Sau khi ủ chua khoảng 3 tuần thì bạn có thể lấy thức ăn này cho dê ăn, tuy nhiên nên tùy theo nhu cầu của chúng mà bạn đem ra, không nên để thức ăn dư sang ngày hôm sau.

Không nên cho dê ăn thức ăn ủ chua riêng mà cần trộn với những loại thức ăn khác. Lúc cho ăn xong bạn cần làm vệ sinh máng cho sạch sẽ.

Nếu muốn tăng lượng thức ăn ủ chua trong khẩu phần cho dê, bạn cần trung hòa bớt lượng acid hữu cơ có trong đó trước khi cho dê ăn. Để trung hòa, bạn có thể dùng vôi bột 4-6 g/thức ăn ủ chua hay 14 lít dung dịch amoniac 25%/tấn (vừa có tác dụng trung hòa acid vừa cung cấp được nitơ).

5. Thức ăn hỗn hợp

Bạn nên phối hợp nhiều loại thức ăn tinh, thô giàu chất dinh dưỡng có sẵn ở địa phương để làm thức ăn hỗn hợp cho dê. Việc này giúp bạn giảm được giá thành sản xuất và hợp với bộ máy tiêu hóa của dê.

Tùy nguyên liệu thức ăn có sẵn mà bạn chế biến được nhiều loại thức ăn hỗn hợp cho dê.

6. Thức ăn bổ sung dinh dưỡng

Chủ yếu bổ sung các chất khoáng, vitamin và muối trong khẩu phần của dê. Nếu chỉ có chất khoáng và muối thì bạn làm như sau: lấy 75% khoáng, 15% muối rồi trộn đều với 10% xi măng pha nước để làm bánh thức ăn (trọng lượng bánh khoảng 0,5-1kg).

Chú ý:

– Bạn nên cho cả bầy dê ăn cùng một lúc. Máng ăn cần treo cao cách mặt đất khoảng 0,5-0,7m. Không để thức ăn rơi vãi xuống đất vì như thế rất phí, dê sẽ không ăn lại thức ăn này.

– Nguồn thức ăn theo từng vụ mùa có thể đáp ứng đầy đủ, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng cho dê không?

– Yêu cầu thức ăn trong từng giai đoạn tuổi của dê là bao nhiêu?

– Nguồn thức ăn bổ sung bạn có sẵn hay phải mua, giá cả như thế nào?

Trả lời được những câu hỏi trên thì bạn cần quan tâm đến những việc kế tiếp:

– Diện tích khu chăn nuôi của bạn ra sao, nên trồng những loại cây cỏ gì để làm thức ăn cho dê? (Biện pháp này nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thức ăn, bảo đảm cho nhu cầu của dê).

Bạn có thể trồng cây ngay trong vườn, trồng quanh nhà làm hàng rào hay dọc theo bờ ruộng đều được.

Một số giống cây cỏ mà bạn nên trồng là: Cây họ đậu (keo đậu, điền thanh…), cây mít, sung, chuối, mía, keo tai tượng, keo lai, cây Flemingia maccrophylla và Trichanthera gigantea…

Về phương pháp chế biến thức ăn cho dê, có nhiều cách, trong đó có hai cách phổ biến nhất:

– Phơi khô: các loại cỏ, lá sắn, lá keo dậu, lá đậu Flemingia…

– Ủ chua: chặt ngắn rồi ủ chua các loại cây bắp, sắn củ, thân lá đậu phộng, cỏ voi…

Ngoài ra bạn có thể xử lý một số loại thức ăn để tăng chất dinh dưỡng cho dê như: ủ rơm với ure, muối và cám; trộn rỉ mật với cám, bột sắn và lá cây giàu chất đạm (đã chặt ngắn, phơi khô)./.

Khoa học của nhà nông

TIN TỨC KHÁC :

Hỏi Nguyên Liệu Và Cách Làm Món Lẩu Thập Cẩm Ngon

LẨU THẬP CẨM

* VẬT LIỆU

– Để làm nước dùng: 300gr xương heo hầm với 3 lít nước + 50 gr hành tây + 1 muỗng cà phê muối, còn lại 2,5 lít, lược bỏ xác hành, xương… đây là phân luợng cho nước dùng ngọt vừa phải. Để cần khoảng 4 lít nước dùng, các bạn có thể hầm khoảng 600gr xương heo với 6 lít nước, rồi để cạn còn khoảng hơn 4 lít là vừa.

– Thực phẩm ăn kèm:

* 150gr tim heo, 50 gr gan heo, 200 gr cật heo xắt miếng.

* 100gr bò viên hoặc cá viên

* 200gr mực tươi cắt miếng nhỏ tỉa hoa.

* 200gr tôm tươi lột vỏ.

* 100gr nạc dăm heo cắt mỏng.

*100gr nạc bò mềm cắt lát mỏng.

* 300gr cải bắc thảo, 150gr bông cải cắt miếng, 100gr đậu trái Hà Lan, 50gr nấm rơm cắt rửa sạch, 50gr cà rốt tỉa hoa xắt lát mỏng, 300gr cải cúc (tần ô) để nhúng ăn sau.

* 10 – 20 vắt mì luộc chín, xả lại nước lọc cho rời sợi mì, trộn đều với ít dầu cho ra dĩa.

* Gia vị, nước mắm,chanh ớt.

Trình bày món ăn cách 1:

– Nhúng từng loại thực phẩm trừ rau, vào nước dùng sôi cho chí, rồi vớt ra.

– Sắp các loại rau củ vào lẩu (trừ cải cúc), sắp các thực phẩm đã làm chín lên mặt rau. Châm nước dùng sôi nóng vào lẩu, dọn kèm dĩa cải cúc, mì sợi, nước mắm, chanh, ớt tươi cắt lát. Khi ăn tùy ý trụng từng ít cải cúc và nồi lẩu, ăn kèm mì sợi, bún khô và các loại thực phẩm đã làm chín sẵn trong lẩu.

Trình bày món ăn cách 2:

– Các loại thực phẩm tươi sống trình bày trong một dĩa riêng, các lọai rau củ, mì sợi, bún khô… sắp vào dĩa khác và dọn ra bàn chung với lẩu đã có nước dùng sôi. tùy ý thực khách muốn ăn loại thực phẩm nào thì cứ làm chín từng thứ trong nước dùng sôi. Cách ăn này thường tốn nhiều nước dùng, cần chuẩn bị nhiều nước dùng để châm thêm. Trong một số hàng quán ở Sài Gòn, món lẩu dùng với các loại thực phẩm tươi sống để riêng này thường được gọi là “lẩu sống” để phân biệt với lẩu thập cẩm gồm các loại thực phẩm đã được làm chín trước. Cũng làm và trình bày món lẩu theo cách này, nếu các bạn dùng các loại hải sản như cá biển các loại cắt mỏng, nghêu, sò lông, hải sâm, hàu tươi v.v… thì các bạn sẽ có món lẩu hải sản. Và nếu các bạn nêm nước dùng cho hơi cay một chút với ớt saté và ít lá chanh, sả… thì các bạn sẽ có món lẩu hải sản saté.

– Để thưởng thức món lẩu một cách chất lượng hơn, khi bắt đầu ăn các bạn chỉ trụng chín thực phẩm sống trong nước dùng sôi rồi thưởng thức từng thứ một chứ khoan sử dụng nước dùng để ăn, để đến cuối bữa ăn, khi đó nước dùng trong lẩu sẽ trở nên đậm đặc chúng ta mới dùng ăn với mì, bún khô và các thứ rau củ.

Nguyên Liệu Và Cách Nấu Món Lẩu Thập Cẩm Ngon Tại Nhà

Trong các món lẩu ngon và phổ biến, lẩu thập cẩm luôn được nhắc đến đầu tiên vì dễ làm, thông dụng. Chính vì thế, đặc điểm của món lẩu thập cẩm là giàu chất dinh dưỡng, đa dạng nguồn thực phẩm và không kén người ăn.

Cách 1: Nấu lẩu thập cẩm với thịt gà

Bạn chuẩn bị những nguyên liệu sau :

1,5 kilôgam gà ta

Nửa cân tôm

Ngao 5 lạng

Thịt bò 2 lạng

Vài bìa đậu phụ

Rau, nấm tươi

Các loại gia vị thông thường như: ớt, sa tế, đường, sả và muối

Các loại rau xanh như: rau cần, ngải cứu, rau muống, cải cúc, rau cải ngồng và cà chua

Thêm bún và mỳ tôm để ăn và cuối bữa lẩu

Cách thực hiện

Gà ta bạn làm sạch lông và mổ rồi sơ chế của lòng mề. Công việc này hiện nay bạn có thể yêu cầu các cửa hàng gà làm sẵn. Khi mang về bạn chỉ việc rửa và chà sát bằng muối hột cho bớt mùi hôi

Chúng ta sẽ chặt gà làm 2 phần: Phần xương và phần thịt. Phần xương dùng để ninh nước dùng. Phần thịt để ăn trong bữa lẩu.

Cho gà lên thớt, chặt cổ, cánh, chân, xương sống và xương bụng thành các miếng vừa ăn rồi cho vào trong nồi để ninh làm nước dùng.

Ở bước này bạn có thể cho thêm một nhánh gừng vào ninh cùng để dậy mùi thơm

Phần thịt còn lại thì các bạn chặt thành các miếng vừa ăn rồi cho vào bát ướp với gừng, xả, hạt tiêu, ớt, đường và bột nêm.

Thịt bò thái mỏng rồi ướp với gừng và gia vị.

Ngao để nguyên con, rửa sạch

Tôm bỏ râu, có thể lột vỏ hoặc để nguyên tùy sở thích của gia đình

Xếp mỗi loại ra 1 đĩa riêng để tiện khi nhúng ăn

Rau rửa sạch và thái khúc rồi để riêng vào một rổ nhỏ. Nấm ngâm nước nóng cho mềm, cắt bỏ gốc và các phần đen. Rửa sạch, vớt ra bóp cho ráo nước.

Nấu nước lẩu thập cẩm

Cho xương gà đã chặt vào nồi cùng vài nhánh gừng và gia vị như muối, đường vào ninh từ 1 đến 2 tiếng.

Sau đó đập dập một chút hành khô cho vào chảo phi thơm với dầu ăn. Khi hành đã dậy mùi thơm thì cho cà chua thái lát mỏng vào. Cho thêm chút nước để đun, dùng muôi dập đều cho cà mua được nhuyễn để lấy màu rồi đồ vào nồi nước dùng.

Lúc này tùy độ cay các bạn có thể ăn mà cho thêm sa tế. Ngoài ra thêm có loại gia vị khác rồi nêm nếm cho vừa miệng

Vậy là bạn đã có nồi nước dùng cho món lẩu thập cẩm với thịt gà.

Cách 2: Nấu lầu thập cẩm với thịt bò, mực, tôm

Cụ thể chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau

1 lạng tôm

1 lạng thịt bò

1 lạng mực ống tươi

1 lạng tim lợn

Các loại nấm như: nấm rơm, nấm kim châm

100 gam rau tần ô

100 gam cải thảo

hành tây 50g

Bún tươi hoặc mì tôm

Hành tím, ớt, dầu ăn và các gia vị thông thường

Cách thực hiện

Sơ chế nấm rơm

Nấm rơm ngâm nước ấm, rửa sạch rồi cắt đôi

Cải thảo cắt khúc, hành tây cắt múi cau, rau tần ô rửa sạch, nấm kim châm để nguyên hoặc cắt đôi. Xếp riêng mỗi loại ra đĩa

Nấu nước lẩu

Hành khô các bạn đập dập rồi cho lên chảo, thêm một chút dầu và phi thơm. Khi hành đã dậy mùi thơm bạn cho thêm 2 lít nước vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi thì bạn cho hành tây và nấm rơm vào. Thêm chút gia vị bột canh, hạt tiêu khuấy đều

Cách làm lẩu thập cẩm này nồi nước dùng chỉ đơn giản như vậy. Sau đó cho nồi lên bếp điện rồi đun sôi và thưởng thức.

Khi ăn các bạn sẽ cho lần lượt tôm, thịt bò và mực vào. Đây là các loại hải sản ăn vừa chín tới sẽ ngọt nước. Cuối bữa có thể dùng thêm mì tôm và bún để món lẩu thập cẩm thêm trọn vẹn.

Chúc cả nhà ngon miệng với 2 cách nấu lẩu thập cẩm hấp dẫn này!

Cách nấu lẩu nấm ngon bổ rẻ