Top 6 # Thuyết Minh Về Cách Làm Món Bánh Xèo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Thuyết Minh Về Món Bánh Xèo

Bánh xèo có từ rất lâu, không biết nó xuất xứ từ đâu, nhưng bánh xeo hiện nay có mặc ở rất nhiều nơi trên đất nước và ở thế giới nữa. Bánh xèo là một món ăn dân dã, bình dị nhưng bánh xèo nó mang một cái gì đó rất riêng cho dân tộc ta.

Bánh xèo thường hay được mọi người làm bán vào mùa mưa, có lẽ nó ăn rất ấm bụng nên mọi ngoài rất thích. Bánh xèo có nhiều vùng làm khác nhau. Ở miền tây thì bánh xèo được làm rất to, miền trung thì vừa và miền bắc thì hơi nhỏ một tí. Mỗi nơi chọn nguyên liệu giống nhau đều là bọt gạo nhưng nhưn và gia vị thì khác nhau. Gia vị nó tượng trưng cho mỗi vùng miền. Nhưng có vùng thì làm bàng tôm thịt bò, thịt heo nạc… có vùng thì làm nấm và giá công với một tí thịt rất ngon.

ở mỗi vùng với mỗi gia vị nó tượng trưng tính vung miền và thể hiện được những nét đặc sắc văn hóa của họ. Phải chăng đó là cái sở thích của mỗi vùng không phải mà nó chính là nền văn hóa lịch sữ của họ.

Để làm được một chiếc bánh xèo không phải đơn giản tí nào, đó là cả một nghệ thuật. Cách gia bột, trộn bột rất quan trọng nó có thể làm bánh ngon hay dỡ thế nào đều phụ thuộc vào nó. Ta có thể dùng thêm các nguyên liệu khác như nước côt dừ để lấy khuấy bột. Nước dừa này dùng để pha bột nhằm làm tăng độ béo cho bánh. Ta cho khoảng 1 lít nước ấm vào 0,5 kg dừa khô đã nạo, nhào trộn và vắt, lược lấy phần nước cốt để riêng, sau đó cho thêm nước vào phần xác dừa, tiếp tục vắt lấy nước nhì và nước ba.

Bước tiếp theo ta khuấy đều bột gạo với một ít nước ấm và tất cả nước dừa ở trên, cho thêm hành lá xắt nhuyễn và bột nghệ để tạo màu vàng đặc trưng cho bánh. Bổ sung thêm gia vị như muối, đường, bột ngọt. Cũng có thể cho thêm trứng gà đã đánh nhuyễn vào bột để bánh dòn và nở hơn hay bổ sung bột mì để tăng độ dòn của bánh.

Nhưn thì tùy theo sở thích của mỗi người. tôm bóc vỏ để ráo, thịt thái mỏng và ướt gia vị. Sau đó ta sào sơ qua cho thịt và tôm săn lại, vừa chín tới. bên cạnh đó ta có thể cho thêm giá, nấm rửa để ráo. Tí khi làm bánh, ta cho cho vào lên trên bột.

Ăn kèm với bánh gồm có rau sống và nước chấm. Hai món ăn kèm này cũng phải chuẩn bị chu đáo qua việc sơ chế nó. Nước chấm thì ta cho tỏi tươi và ớt được bằm thật nhuyễn, cho vào nước ấm. Thêm đường, nước chanh (hay giấm) và khuấy đều, sau đó cho từ từ nước mắm vào, nêm nếm vừa ăn. Nước chấm ngon cho bánh xèo phải có vị mặn vừa phải của nước mắm hài hòa với vị chua của chanh và vị ngọt của đường. Rau sống gồm có nhiều loại và tùy sử thích của tùng người, mà ta nen chọn các loại rau sau: xà lách, rau thơm, diếp cá, cải xanh, lá lốt, đọt bằng lăng, đọt xoài, sôi nhái. Rau phải được rửa sạch, để ráo và xếp ra mâm. Rau nên ngâm trong nước có muối với nồng độ loãng và ngâm trong thời gian ngắn khoảng 3-5 phút để hạn chế các nguy cơ vi sinh vật.

Cách đổ cũng không khó. Ta chỉ cần bắt chảo nóng, cho dàu vào sôi lên ta cho bột vào vào cho nhưn cộng với tí giá và nấm vào úp vung lại để khoảng 2 3 phút ta lấy ra và làm tiếp cá khác. Nếu muốn bánh giòn hơn thì ta để khoảng 5 phút và lấy ra. Cái quan trọng để có chiếc bánh xèo ngon đó là nguyên liệu và cách pha bột.

Một cái bánh xèo cung cấp năng lượng trung bình khoảng 300-350 kcal với sự có mặt đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác nhau từ nguyên liệu chế biến (tinh bột, đạm, chất béo).

Bánh xèo rất hấp dẫn thực khách bởi cách ăn của nó. Ăn bánh xèo đúng điệu phải là phải dùng tay để gói. Trải những chiếc lá non lên bàn tay, bỏ vào một chút bánh kèm nhân, cuộn lại chấm nước mắm chanh, tỏi, ớt… cứ nhẩn nha nhai mà tận hưởng cái mùi vị của cây trái vườn nhà. Bánh xèo Nam bộ được ăn với gần 20 loại rau khác nhau. Nhìn chung các loại rau ăn với bánh xèo tương đối giàu carotene, vitamin C, muối khoáng, có loại rau còn chứa một số vị thuốc tốt cho cơ thể. Ăn bữa bánh xèo thơm ngon không những được thưởng thức hương vị ngon, tươi của các loại rau, mà còn tạo điều kiện cho cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng qua các loại rau đó.

Vượt ra khỏi biên giới quốc gia, bánh xèo đã được mang đi giới thiệu ở rất nhiều nơi trên thế giới và đã được ưa thích. Trong các buổi tổ chức giới thiệu văn hóa Việt Nam ở Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới, bánh xèo Nam bộ là một trong những món ăn gây nhiều ấn tượng với thực khách.

Bánh xèo Nam bộ được chế biến từ bột gạo, nước cốt dừa, tôm, thịt… đặc biệt hấp dẫn thực khách bằng cách thêm giá, củ sắn, bông điên điển, bông thiên lý hay bông so đũa… làm nhân bánh.

Ăn bữa bánh xèo thơm ngon không những bạn được thưởng thức hương vị ngon, tươi của các loại rau, mà còn tạo điều kiện cho cơ thể có khả năng tiếp nhận các vị thuốc tốt qua các loại rau đó. Kim thất thì thơm như tía tô, có nhiều tinh dầu, bổ máu; cát lồi giúp những người suy thận phục hồi chức năng; đọt vông giúp an thần, dễ ngủ…

Có mặt trong các loại rau ăn với bánh xèo còn có lá lốt có tác dụng giảm đau, đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa… Rau diếp cá lại có tác dụng kháng khuẩn, điều trị mụn nhọt và thông đường tiểu tiện hoặc dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều. Nghệ là thuốc thông mật, điều trị viêm gan, giảm viêm khớp và còn dùng để sản xuất thuốc làm hạ tỉ lệ cholesterol trong máu, điều trị viêm loét dạ dày…

Giá đậu xanh trong nhân bánh có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và E, lượng calo thấp, dùng tốt cho người bị viêm thanh quản mất tiếng, mỏi cơ, người béo phì, *** tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol trong máu cao, dễ sẩy thai… Hành tây xắt thành khoanh mỏng vừa tăng hương vị thơm ngon cho nhân bánh, vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa, điều trị nhu động ruột kém, hoặc còn có tác dụng điều trị xơ mỡ động mạch và viêm họng…

Vượt ra khỏi biên giới quốc gia, bánh xèo đã được mang đi giới thiệu ở rất nhiều nơi trên thế giới và đã được rất nhiều người ưa thích không chỉ ở mùi vị đặc trưng của bánh mà còn giá trị dinh dưỡng cao ở những cái bánh xèo nóng hổi.

Thuyết minh về món bánh xèo – Bài 2

Bánh xèo đã có ở miền Nam tự thuở nào chẳng ai nhớ được. Có lẽ nó đã có từ trước thời phở Bắc vào Nam hay bánh mì Sài Gòn bắt đầu có mặt từ những năm 40 – 50 thế kỷ trước. Ngày xưa ở chợ, khu xóm, từ thành thị đến thôn quê miền Nam thế nào cũng có hàng bánh xèo như một món ăn bình dân phổ biến mà ai cũng biết.

Đầu thập niên 80, với những khó khăn của đất nước sau chiến tranh, hàng quán ở Sài Gòn giảm đáng kể, trong đó có cả những hàng bán bánh xèo. Nhưng đến giữa thập niên 80, đột ngột trên những đoạn đường nhiều người qua lại, xuất hiện một số quán bán một thứ bánh chiên bằng bột có màu vàng như bánh xèo.

Tuy nhiên khuôn đổ bánh chỉ nhỏ bằng khuôn đổ bánh khoái, nhân bao gồm tép, thịt ba rọi, giá, củ hành như bánh xèo và nước chấm là nước mắm chứ không phải bằng nhân và nước chấm của bánh khoái. Đa số người bán là người miền Trung, thế nên món bánh được đặt tên là “bánh xèo miền Trung”. Bánh xèo miền Trung chiếm được cảm tình của nhiều người thành phố lúc bấy giờ vì sự hấp dẫn riêng của mình: độ nóng giòn vừa phải, ăn với nhiều rau và nước mắm, ngon miệng…

Từ thập niên 90 trở đi bánh xèo Nam bộ bắt đầu khởi sắc trở lại với những nơi bán có tiếng như bánh xèo Đinh Công Tráng – Q.1, Ngô Quyền – Q.5, A Phủ. Và đến năm 2007, bánh xèo Ăn Là Ghiền xuất hiện với quy mô lớn, bài bản, chuyên nghiệp hơn nhằm giới thiệu cho công chúng món bánh xèo miền Tây và những món ăn dân dã Việt Nam. Sau đó một năm, bánh xèo Mười Xiềm của Cần Thơ cũng góp mặt tại thành phố. Vậy là bánh xèo Việt Nam bắt đầu sánh vai cùng các thương hiệu bánh crêpe Pháp, pizza Ý, bánh xèo Nhật, bánh roti pum Ấn Độ, bánh tasco Mexico…

Ăn nóng là điều bắt buộc với chiếc bánh xèo nên khi bánh vừa lấy ra khỏi chảo là phải đến ngay tay người ăn. Tiếng “xèo xèo!” của bột chiên trên lửa, những làn khói bốc lên như còn vương vấn trên mặt bánh vàng ươm. Bánh bột gạo chiên ấy được gọi tên là “bánh xèo”, rất dân dã và gần gũi với mọi người Việt. Bánh xèo hiện nay do có thêm phiên bản mới giữa bánh xèo miền Nam và bánh khoái miền Trung nên được tạm coi là có hai loại, khác nhau chủ yếu ở kích thước. Nếu chiếc bánh xèo miền Trung nằm gọn trong lòng chiếc chảo nhỏ, đường kính khoảng 10 – 15cm, trông dày dặn và giòn rụm thì bánh xèo miền Nam kích thước bằng cái chảo lớn, bột đổ thật khéo để tạo lớp rìa mỏng tang và giòn xốp, ít ngậm dầu như bánh xèo miền Trung.

Vẫn với tép tươi, thịt ba rọi, giá sống, củ hành, phần nhân bánh ở miền Nam có thêm đậu xanh nên béo và bùi hơn. Tuỳ theo mùa, bánh xèo miền Nam có thể thêm vào nấm mối, kim châm, nấm tràm, cổ hũ dừa, bông điên điển… Thời gian qua, các thương hiệu bánh xèo nổi tiếng như Ăn Là Ghiền, Mười Xiềm đã mạnh dạn cải tiến nên bánh xèo đã có nhiều loại nhân khác nhau giúp chiếc bánh xèo trở nên đa dạng, phong phú hơn.

Bánh xèo có cách ăn đặc trưng, đó là ăn bằng tay. Bánh vừa lấy ra khỏi chảo còn nóng hôi hổi, tay xé một miếng vỏ vàng ruộm, thêm đầy đủ nhân, cuốn thành cuốn dày cộp toàn những rau là rau, từ cải bẹ xanh, cải xà lách và năm, sáu thứ rau thơm. Tai nghe được tiếng bột “xèo” trên mặt chảo nóng, nghe tiếng rôm rốp giòn tan khi bẻ và nhai bánh. Mũi ngửi hương thơm lựng. Mắt nhìn được đủ sắc màu vàng óng của bánh, xanh mượt mà của rau và đỏ au của nước mắm ớt. Cuộn miếng bánh xèo từ từ cho vào miệng, vị ngọt của bột hòa cùng vị ngọt của tép, thịt, vị béo của mỡ vừa được đưa đẩy chạm đến ngưỡng của đô ngậy. Tức khắc mùi vị the nhẩn của cải bẹ xanh, thơm nồng của rau thơm hoà quyện đưa vị béo bay biến đi. Bao nhiêu hương vị mặn, ngọt, chua, cay như thay nhau đánh thức toàn bộ vị giác của người thưởng thức.

Không gì khoái khẩu cho bằng được thưởng thức món ăn đơn sơ mà tinh tế đến tuyệt vời. Bánh xèo được chọn lựa để trở thành một món ăn độc đáo, đại diện cho những món ăn Việt trong cuộc bình chọn “TP.HCM – 100 điều thú vị” lần này đã giới thiệu thêm kho tàng ẩm thực Việt còn nhiều lắm những món ăn thú vị.

Thống kê tìm kiếm

thuyet minh vè banh xeo

thuyết minh về món bánh xèo

cam nghi ve mon banh xeo

Thuyết Minh Về Cách Làm Món Bánh Xèo

Thuyết minh về cách làm món bánh xèo – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Thừa Thiên – Huế

Bánh xèo đã trờ thành món ăn Việt đặc trưng tại nhiều nhà hàng Việt Nam trên toàn thế giới. Ít người có thể chống cự được trước món ăn vàng ruộm đẹp mắt, lại bùi béo, giòn tan ngon miệng này. Ăn kèm với rất nhiều rau xanh, bánh bèo cũng được đánh giá là món ăn tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu làm bánh xèo Nam Bộ:

– Dầu ăn, muối, bột ngọt, đường

– Tôm cắt đầu, rửa sạch, lấy chỉ lưng. Ướp tôm với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

– Thịt rửa sạch, tráng qua nước sôi, xắt mỏng. Ứơp thịt với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

– Hành tây lột vỏ, xắt mỏng.

– Nấm cắt gốc, ngâm nước muối loãng 5 phút, rửa sạch, cắt nhỏ sợi.

Bước 2: Đong lượng nước ghi trên gói bột, lấy 1/2 cho vào dừa nạo vắt lấy nước cốt. Cho tiếp 1/2 còn lại vào dừa ép vắt nốt nước lần nữa.

Bước 3: Hòa toàn bộ nước cốt dừa vắt được cho bột vào quậy đều. Sau đó bạn cho hành lá vào, nêm ít muối, bột ngọt, đường, khuấy đều được hỗn hợp vàng sánh.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào. Khi dầu nóng, bạn cho thịt vào xào, tiếp đến cho tôm , nấm hương, xào đều cho chín. Nêm ½ thìa bột nêm rồi cho tôm thịt ra bát.

Bước 5: Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào chảo. Khi dầu sôi nóng, bạn múc 1 thìa canh bột vào, xoay chảo cho bột tráng đều thành lớp mỏng, đậy nắp để 3-4 phút.

Bước 6: Cho nhân tôm, thịt, nấm, giá vào và gập bánh lại. Rán bánh đến khi vàng đều hai mặt thì dừng lại.

Bạn pha theo tỉ lệ: 1 phần nước mắm, 1 phần đường, 1 phần giấm và 5 phần nước, cho thêm tỏi băm và ớt băm.

Nguyên liệu làm bánh xèo

– Gừng, hành khô, tiêu, gia vị

-Trộn đều 3 thìa nước mắm, 1/2 thìa nước sôi, 1 thìa đường, 1/2 thìa bột ngọt, 2 trái ớt băm nhuyễn, 1 thìa tỏi đến khi đường và bột ngọt tan đều rồi cho 1 thìa chanh vào sao cho vừa ăn và hợp khẩu vị.

– Trộn đều bột gạo, muối, bột nghệ trong một chiếc tô lớn. Pha nước với bia rồi từ từ đổ vào phần bột, trộn đểu. Thêm nước cốt dừa vào, trộn thật đều. Khuấy bột đến khi thu được hỗn hợp bột lỏng, mịn, không vón cục.

– Cắt khúc hành lá rồi cho vào phần bột vừa trộn rồi thêm một chút dầu ăn, để bột nghỉ khoảng 30 phút.

– Rửa sạch các loại rau. Hành tây thái múi cau.

– Nhặt tôm, rửa sạch. Thịt bò thái lát mỏng.

– Ướp tôm với gừng, gia vị, hành khô. Ướp thịt bò với dầu ăn, tỏi, gừng, gia vị, hạt tiêu.

-Làm nóng chảo với dầu ăn, cho hành tây vào xào thơm với một chút gia vị. Tiếp theo cho tôm vào đảo cùng. Khi tôm gần chín thì cho thịt bò vào, hỗn hợp nhân chín bạn múc ra để riêng.

– Cho dầu ăn vào chảo, chờ dầu sôi. Đổ bột láng xung quanh chảo cho thật mỏng, đậy vung khoảng nửa phút.

– Cho phần nhân và giá lên trên bánh, đậy vung thêm khoảng 2 phút.

– Gập đôi bánh, rán bánh đến khi bánh giòn, vàng đều 2 mặt.

– Dùng bánh khi còn nóng. Cuộn bánh với rau sống, chấm nước chấm bánh xèo chua ngọt.

Nguyên liệu làm bánh xèo miền Nam

– Dầu ăn, muối, bột ngọt, đường

Cách làm bánh xèo miền Nam

– Tôm cắt đầu, rửa sạch, lấy chỉ lưng. Ướp tôm với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

– Thịt rửa sạch, tráng qua nước sôi, xắt mỏng. Ứơp thịt với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

– Hành tây lột vỏ, xắt mỏng.

– Nấm cắt gốc, ngâm nước muối loãng 5 phút, rửa sạch, cắt nhỏ sợi.

– Đong lượng nước ghi trên gói bột, lấy 1/2 cho vào dừa nạo vắt lấy nước cốt. Cho tiếp 1/2 còn lại vào dừa vắt nước dảo.

– Hòa nước cốt và nước dảo dừa, cho bột vào quậy đều. Sau đó bạn cho hành lá vào, nêm ít muối, bột ngọt, đường, khuấy đều được hỗn hợp vàng sánh.

– Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào. Khi dầu nóng, bạn cho thịt vào xào, tiếp đến cho tôm , nấm hương, xào đều cho chín. Nêm ½ thìa bột nêm rồi cho tôm thịt ra bát.

– Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào chảo. Khi dầu sôi nóng, bạn múc 1 thìa canh bột vào, xoay chảo cho bột tráng đều thành lớp mỏng, đậy nắp để 3-4 phút.

– Sau đó bạn cho nhân tôm, thịt, nấm, giá vào và gập bánh lại. Rán bánh đến khi vàng đều hai mặt thì dừng lại.

– Pha nước chấm: Bạn pha theo tỉ lệ: 1 phần nước mắm, 1 phần đường, 1 phần giấm và 5 phần nước, cho thêm tỏi băm và ớt băm.

Những chiếcbánh xèo miền Nam giòn giòn, bùi bùi, được phủ lớp bánh vàng ruộm, ăn kèm với nước mắm chấm sẽ cực kì thú vị đấy.

Những chiếc bánh xèo mang hương vị đặc trưng của mỗi miền. Khác với Trung, Nam, bánh xèo miền Bắc mang một hương vị riêng, với một công thức khá khác lạ.

Nguyên liệu làm bánh xèo miền Bắc

– Muối, nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu

Cách làm bánh xèo miền Bắc

– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

– Thịt lợn thái mỏng, ướp với 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng bột ngọt, 1 ít hạt tiêu.

– Tôm cắt râu, rửa sạch, ướp với 1 muỗng muối, 1 ít gừng giã nhỏ.

– Hành tây bóc vỏ, thái múi.

– Giá đỗ rửa sạch, ngâm nước muối loãng.

– Nấm hương ngâm mềm rồi cắt nhỏ.

– Rau sống rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút.

– Bạn hòa bột gạo với 250ml nước lọc, 100ml bia, 1 thìa cafe muối, 10 gam bột nghệ vào trộn đều rồi cho một ít hành lá vào.

– Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào, khi dầu nóng thì bạn cho hành tím vào phi vàng. Sau đó bạn cho thịt, tôm, nấm hương vào đảo đều, gần chín thì cho hành tây vào và nêm lại cho vừa vị.

– Cho một ít dầu vào chảo. Khi dầu nóng già đổ một muỗng canh bột vào tráng đều chảo. Sau đó, bạn cho hỗn hợp tôm thịt xào rải mỏng đều mặt bánh, rồi rải một lớp giá mỏng lên trên cùng .

– Tiếp theo, đun nhỏ lửa khoảng 2 phút cho bánh chín giòn rồi gập đôi bánh lại để ra đĩa.

– Pha nước chấm: Bạn pha theo tỉ lệ: 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước lọc, 2 thìa cafe nước cốt chanh, và cho thêm tỏi, ớt băm vào.

Chỉ khoảng 30 phút, những chiếcbánh xèo miền Bắc thơm ngon, hấp dẫn đã sẵn sàng để chiêu đãi gia đình, bạn bè rồi.

Thu Thủy (Tổng hợp)

Từ khóa tìm kiếm

Thuyết Minh Các Làm Món Bánh Xèo

Trong các món bánh mặn của Nam bộ, bánh xèo là món phổ biến, được người ăn ưa thích nhất.

Ăn bánh xèo có đông người mới vui. vì khi làm bánh phải qua nhiều công đoạn nên cần nhiều người. Người ta phân công nhau bằng những câu vè vui vẻ như: “Người nào xấu xấu xay bột, lật hành. Người nào lanh lanh băm nhân, dò bánh…”

Muốn cho bánh ngon pháả chịu khó, chịu cực một chút. Bột bánh là phân quan trọng nhất, bánh cỏ ngon hay không là ở khâu này. Dân nông thôn không chịu loại bột gạo vô bịch sẵn, bày bán ơ chợ vì đó là gạo dơ. ngâm nước cho bã ra. te nhiêu nước rồi gạn lấy bột nên chất bột bị chua và lạt, không còn bổ dưỡng, thơm ngon. Muốn cho bột bánh xèo ngon phải là loại gạo thơm, gạo mới, ngâm trong một buổi hoặc một đêm rồi đem xay nhuyễn. Ngày nay có bột bánh xèo pha chế sẵn cũng tiện dụng nhưng phải trộn thêm theo công thức, một bịch bột bánh xèo pha thêm một bịch bột chiên giòn hoặc bột bắp và nước cốt dừa thì bánh mới béo giòn.

Dùng bột gạo tươi thì sau khi lược bột xong, pha thêm một bịch bột chiên giòn, nước cốt dừa, đường, muối sao cho độ béo ngọt theo dung khẩu vị người ăn, bỏ thêm hành lá xắt nhỏ, bột nghệ, trứng gà đánh nhuyễn. Người Nam bộ rất thích nước cốt dừa nên pha đậm đặcc càng ngon (mà vị béo cùa nước cốt dừa không có vị béo nào sánh kịp), bánh khi chín có nước cốt dừa rất dễ lấy ra.

Nhân bánh muốn ngon phải có nấm rơm, nấm hương, nấm kim chi hay nấm đông cô, tôm hoặc tép, thịt gà hay thịt vịt băm nhuyễn, giá sống và củ sắn, có người còn bỏ cá cơm dừa xắt sợi, hoặc đậu xanh nấu chín, nhưng hai loại này làm cho dễ ngán không ăn được nhiều. Nấm làm nhân bánh có thể thay đổi theo từng mùa. Mùa nấm rơm thì làm nấm rơm, không có nấm rơm thi hải nấm mèo trên các cây so đũa hoặc mùa mưa thì có bông điên điển…

Rau sống và nước mắm là những thành phần quan trọng làm cho bánh thêm ngon. Rau sống phải có đủ họ tộc như: diếp cá, xà lách, tần ô, húng cây, húng lủi, quế. không được thiếu lá cách và cai bẹ xanh (loại cải thân nhỏ). Chén nước mắm nêm nếm cho đủ độ mặn, ngọt, chua, cỏ màu đỏ cua ớt. màu vàng của nước mắm, màu xanh của xoài sống bằm nhuyễn và màu đỏ trắng của dưa của cải.

Khi tất cả vật liệu đã sẵn sàng thì người đổ bánh mới bắt đầu nổi lửa. Nếu lượng người ăn đông phải đổ hai chảo mới kịp đãi khách, ở miền quê, các bà nội trợ đổ bánh bằng chảo gang hay chảo bằng vỏ trái bom cắt ra, ớ thành phố có loại chảo không dính tương đối tiện lợi.

Khi chảo thật nóng thì đổ thử một vài cái xem mùi vị và độ đặc lỏng của bột vừa hay chưa, sau đó mới đổ thật sự.

Lấy miếng mỡ heo cắt hình vuông khoảng 3 em đảo qua chảo một lượt, bỏ tép hoặc tôm và thịt ba rọi xắt sợi nhỏ vào cháo, đảo cho đỏ lên hồng lên, tiếp đó đổ một vá hột lên chảo nghe xèo xèo rồi tráng đều cho tròn cái bánh mới khéo, lần lượt bỏ nấm, thịt gà, giá, củ sắn và đậy nắp lại. Hai phút sau, giở nắp ra, tiếp tục “dần trên lửa ” Bánh chín có màu vàng như mặt trăng rằm. Trên đó, màu đỏ của tôm, màu xanh của hành, màu nâu hoặc trắng của nấm. mùi thơm dậy của nước dừa và hột gà khiến cho chiếc bánh hấp dẫn đặc biệt. Bánh được xếp lại theo hình rẻ quạt, nóng hôi hổi trên chiếc mâm lót lá chuối hay trên chiếc đĩa sứ trang ngà.

Ăn bánh xèo nên dùng tay, không cần đùa nĩa gì cả. Dùng tay để cuốn bánh cho gọn và cảm nhận được độ nóng ấm của bánh mới thấy ngon miệng. Ăn bánh nên uống với nước trà nóng hoặc với bia, rượu mới tiêu được mỡ dầu. Vừa ăn. vừa đàm đạo chuyện trò, lúc đói bụng có người dám ăn cà chục bánh, có người ăn trừ cơm cả ngày.

ở Huế cùng có loại bánh tương tự nhưng bánh nhỏ hơn, độ giòn và vị béo kém hơn, có lẽ họ không thích nước cốt dừa như người Nam bộ.

Thành phố Hồ Chí Minh có những con dượng bày bán bánh xèo sát ngay đại lộ Một vài địa điểm có tiếng như bánh xèo A Phủ, Đinh Công Tráng với giá từ hai chục ngàn đồng đến ba, bốn chục ngàn đồng một bánh nhưng bánh của các nơi này dùng quá nhiều thịt, mỡ nên ăn không được nhiều.

Màu sắc đẹp. mùi vị hấp dẫn, chât dinh dưỡng cao. bánh xèo là món bánh độc đáo, đậm đà hương vị Nam bộ.

Thuyết minh các làm món bánh xèo – Bài số 2

Bánh xèo có từ rất lâu, không biết nó xuất xứ từ đâu, nhưng bánh xeo hiện nay có mặc ở rất nhiều nơi trên đất nước và ở thế giới nữa. Bánh xèo là một món ăn dân dã, bình dị nhưng bánh xèo nó mang một cái gì đó rất riêng cho dân tộc ta.

Bánh xèo thường hay được mọi người làm bán vào mùa mưa, có lẽ nó ăn rất ấm bụng nên mọi ngoài rất thích. Bánh xèo có nhiều vùng làm khác nhau. Ở miền tây thì bánh xèo được làm rất to, miền trung thì vừa và miền bắc thì hơi nhỏ một tí. Mỗi nơi chọn nguyên liệu giống nhau đều là bọt gạo nhưng nhưn và gia vị thì khác nhau. Gia vị nó tượng trưng cho mỗi vùng miền. Nhưng có vùng thì làm bàng tôm thịt bò, thịt heo nạc… có vùng thì làm nấm và giá công với một tí thịt rất ngon.

ở mỗi vùng với mỗi gia vị nó tượng trưng tính vung miền và thể hiện được những nét đặc sắc văn hóa của họ. Phải chăng đó là cái sở thích của mỗi vùng không phải mà nó chính là nền văn hóa lịch sữ của họ.

Để làm được một chiếc bánh xèo không phải đơn giản tí nào, đó là cả một nghệ thuật. Cách gia bột, trộn bột rất quan trọng nó có thể làm bánh ngon hay dỡ thế nào đều phụ thuộc vào nó. Ta có thể dùng thêm các nguyên liệu khác như nước côt dừ để lấy khuấy bột. Nước dừa này dùng để pha bột nhằm làm tăng độ béo cho bánh. Ta cho khoảng 1 lít nước ấm vào 0,5 kg dừa khô đã nạo, nhào trộn và vắt, lược lấy phần nước cốt để riêng, sau đó cho thêm nước vào phần xác dừa, tiếp tục vắt lấy nước nhì và nước ba.

Bước tiếp theo ta khuấy đều bột gạo với một ít nước ấm và tất cả nước dừa ở trên, cho thêm hành lá xắt nhuyễn và bột nghệ để tạo màu vàng đặc trưng cho bánh. Bổ sung thêm gia vị như muối, đường, bột ngọt. Cũng có thể cho thêm trứng gà đã đánh nhuyễn vào bột để bánh dòn và nở hơn hay bổ sung bột mì để tăng độ dòn của bánh.

Nhưn thì tùy theo sở thích của mỗi người. tôm bóc vỏ để ráo, thịt thái mỏng và ướt gia vị. Sau đó ta sào sơ qua cho thịt và tôm săn lại, vừa chín tới. bên cạnh đó ta có thể cho thêm giá, nấm rửa để ráo. Tí khi làm bánh, ta cho cho vào lên trên bột.

Ăn kèm với bánh gồm có rau sống và nước chấm. Hai món ăn kèm này cũng phải chuẩn bị chu đáo qua việc sơ chế nó. Nước chấm thì ta cho tỏi tươi và ớt được bằm thật nhuyễn, cho vào nước ấm. Thêm đường, nước chanh (hay giấm) và khuấy đều, sau đó cho từ từ nước mắm vào, nêm nếm vừa ăn. Nước chấm ngon cho bánh xèo phải có vị mặn vừa phải của nước mắm hài hòa với vị chua của chanh và vị ngọt của đường. Rau sống gồm có nhiều loại và tùy sử thích của tùng người, mà ta nen chọn các loại rau sau: xà lách, rau thơm, diếp cá, cải xanh, lá lốt, đọt bằng lăng, đọt xoài, sôi nhái. Rau phải được rửa sạch, để ráo và xếp ra mâm. Rau nên ngâm trong nước có muối với nồng độ loãng và ngâm trong thời gian ngắn khoảng 3-5 phút để hạn chế các nguy cơ vi sinh vật.

Cách đổ cũng không khó. Ta chỉ cần bắt chảo nóng, cho dàu vào sôi lên ta cho bột vào vào cho nhưn cộng với tí giá và nấm vào úp vung lại để khoảng 2 3 phút ta lấy ra và làm tiếp cá khác. Nếu muốn bánh giòn hơn thì ta để khoảng 5 phút và lấy ra. Cái quan trọng để có chiếc bánh xèo ngon đó là nguyên liệu và cách pha bột.

Thế là ta đã có một chiếc bánh xèo thơm ngon và bổ dưỡng. hi vọng mọi người ai cũng thích nó.

Thuyết minh các làm món bánh xèo – Bài số 3

Bánh xèo là một loại bánh Việt Nam, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, nặn hình tròn hoặc bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách: đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai.

Tại Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc. Tại miền Nam Việt Nam, bánh có cho thêm trứng và người ta ăn bánh xèo chấm nước mắm chua ngọt. Tại miền Bắc Việt Nam, nhân bánh xèo ngoài các thành phần như các nơi khác còn thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi.

Các loại rau ăn kèm với bánh xèo cũng rất đa dạng. Cầu kỳ nhất là ở các vùng miền Trung Việt Nam, ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua.. Bởi vậy, dân sành ăn cứ thấy ngờ ngợ như món này thực sự được bắt nguồn từ Huế.

Bánh xèo Phan Thiết khác với bánh xèo ở những nơi khác là bánh nhỏ chỉ bằng một nửa và không cuốn với rau xà lách mà ăn chung với nước mắm chín (nước mắm đã được giã với tỏi và ớt).

Bánh Xèo Miền Nam

VẬT LIỆU

1/. BÁNH: Chỉ dùng phân lượng cho bột và nước; các phụ gia khác sử dụng vừa phải. – Sử dụng cứ 1 phần bột gạo khô nguyên chất + 2 phần nước + 1/ 20 muối bột + mỡ nước (mỡ thắng ra từ mỡ động vật như mỡ gáy heo) hoặc dầu ăn +1/10 hành lá hoặc lá hẹ cắt thật nhỏ. (Thí dụ: 1 chén bột + 2 chén nước + 1/20 muối + mỡ và bột nghệ vừa đủ cho bột có màu vàng đẹp + 1/10 chén hành). Không dùng đơn vị trọng lượng vì chất lượng bột thường không ổn định do loại gạo sử dụng để làm ra bột có thể khác nhau. – Phụ gia làm nhân bánh: 1. Thịt heo ba chỉ lạng bỏ da, cắt lát mỏng, xào với ít dầu cho vừa chín, để riêng. 2. Tôm thẻ hoặc tôm đất (vỏ mỏng) để vỏ, cắt bỏ đầu râu, chân… ướp với chút tiêu, xào với ít dầu cho chín đỏ tôm, để riêng. 3. 1 phần nạc heo băm nhỏ + 1/5 nấm mèo ngâm nước cho nở, cắt bỏ gốc rể, băm nhỏ + 1/10 hành tây băm, nêm vào chút tiêu muối, xào chín với ít dầu cho tơi thịt ra. 4. Nấm rơm ngâm rửa, gọt bỏ gốc rể, cắt lát mỏng; giá sống rửa sạch để ráo, trứng vịt hoặc trứng gà đánh tan. 5. Đậu xanh đã đải vỏ, hong chín mềm. – Tùy ý dùng mỡ nước động vật để đổ bánh hoặc dầu thực vật. Nếu dùng mỡ, bánh sẽ giòn hơn là dùng dầu nhưng món ăn dễ bị ngấy. Làm mỡ nước: Dùng mỡ gáy heo cắt nhỏ dạng hột lựu, cho vào chảo, để vừa lửa, mỡ tươi sẽ tiết ra mỡ nước và teo lại thành tóp mỡ. Chắt mỡ, luợc qua rây để sử dụng, phần tóp mỡ để làm món khác.

2/. KHUÔN CHẢO ĐỔ BÁNH: Tùy ý thích để sử dụng các loại khuôn đổ bánh có nắp như: – Chảo kim loại dày, tròn, đường kính 30 – 40 cm. đáy chảo trủng hoặc không. – Khuôn kim loại dày, tròn, đường kính 15 – 20cm. đáy phẳng, thành chảo cao 1 – 2cm. đây là loại chảo khuôn dễ đổ bánh nhất. – Nếu sử dụng loại chảo không dính vẫn phải cho ít dầu mỡ, bánh mới giòn, nếu không bánh chỉ khô mà thôi. – Nếu quen tay có thể đổ nhiều chảo trên nhiều bếp một lần. – Chuẩn bị vá múc bột cỡ vừa đủ đổ cho một cái bánh. Xẻng kim loại mỏng dùng để lóc bánh hoặc dụng cụ tương tự. – Thố chứa dầu mỡ có vá múc riêng, cỡ vá nhỏ vừa đủ láng một chảo bánh. – Chia các phụ gia như tôm thịt, giá, trứng… mỗi thứ ra một đồ chứa riêng riêng; kẹp gắp. – Sau khi pha bột, lưu ý luôn khuấy bột đều tay trước khi múc vào chảo. – Đổ thử bánh vỏ cho lóc chảo: Dùng chảo đáy phẳng. Để chảo nóng với lửa vừa, cho vào chảo ít dầu vừa đủ láng (nếu dùng chảo không dính, có thể không dùng dầu mỡ nhưng món ăn sẽ mất vị đặc trưng và không cần phải làm cho lóc khuôn chảo). Múc một vá bột với phân luợng nhất định – tùy vào độ lớn của khuôn chảo đang có – sao cho chỉ với một lần cho bột vào là đủ một cái bánh với độ dày nhất định khoảng 2 -3mm, khi đổ bột vào phải tưới đều vá bột cho bột lan đều chảo, để qua 3 – 4 phút mở ra thăm chừng để canh lại độ nóng của lửa, bánh phải chín từ từ cho đến khi giòn. Bánh xèo không làm vội được, nếu lửa lớn quá, bánh sẽ cháy. Khi bánh chín giòn, dùng xẻng lóc bánh từ rìa bánh vào, nếu bánh lóc ra dễ dàng và không cháy là đã cho đủ dầu mỡ và độ nóng đúng. Nếu bánh không lóc ra, là do thiếu dầu mỡ hoặc chảo bị sít, phải chùi sạch chảo và láng lại dầu mỡ cho trơn chảo. Sau khi đổ thử, thấy bánh giòn nhưng không có màu vàng đẹp là do thiếu bột nghệ. Bánh chín mà cứng do thiếu nước.

CÁCH LÀM

1/.ĐỔ BÁNH: Sau khi làm cho lóc khuôn chảo, bắt đầu làm láng dầu lại, tùy ý trải đều vào chảo 3 – 4 lát thịt ba chỉ và 3 – 4 con tôm, vài miếng nấm rơm, 1 – 2 muỗng cà phê thịt băm vào giữa khuôn, châm đều bột vào rồi mới rắc đều vào ít đậu xanh, đậy nắp để qua 3 – 4 phút, thăm chừng bánh bắt đầu chín, tưới đều vào 1 -2 muỗng canh trứng đánh tan rồi cho vào một bên bánh ít giá sống, lóc một nửa bánh ra úp lên phần có giá sống, ép nhẹ tay cho bánh gấp lại làm hai, từ khâu này, quan sát nếu thấy chảo thiếu dầu, châm thêm ít dầu mỡ, rồi trở mặt bánh nhiều lần cho đến khi giòn đều hai mặt bánh. Lưu ý: Tùy ý thích từng người, không nhất thiết phải dùng nhân thịt băm và đậu xanh. Nhưng tôm thịt, nấm rơm, giá sống, trứng… nhất thiết phải có. Nếu dùng chảo lớn, đáy trủng thì cách đổ thường là như sau: Láng dầu mỡ, cho tôm thịt, giá sống…vào chảo trước, múc một vá bột tưới đều thành vòng tròn từ rìa chảo vào rồi lót tay, nắm quai chảo đảo đều cho bột thành một lớp mỏng, để qua vài phút, lóc bánh gấp làm hai, rồi mới trở đều cho bánh giòn. Cách đổ này rất quen thuộc tại những tiệm bánh xèo bình dân ở TP Sài Gòn, cho ra cái bánh xèo nhìn thì thấy lớn nhưng lớp bột lại rất mỏng. Phụ chú: Có người dùng nước dừa tươi để thay nước lạnh pha vào bột hoặc cho thêm vào bột đã pha ít nước cốt dừa vắt ra từ cơm dừa khô nạo nhỏ; thêm củ sắn xắt sợi vào với giá sống…Với cách này, món bánh xèo vốn đã dùng nhiều dầu mỡ sẽ thêm vị béo và củ sắn sẽ tiết ra nước, làm cho bánh khó đổ giòn hơn.

2/RAU SỐNG ĂN KÈM: – Cải con, cải bẹ xanh cay, xà lách…lặt rửa sạch để nguyên lá. – Các loại rau thơm tía tô, húng quế, húng cay, húng lủi, dấp cá… lặt rửa sạch, để riêng. – Dưa leo, chuối chát, khế cắt lát mỏng dài. Ngâm chung khế và chuối trong một tô nước lạnh cho chuối trắng, trước khi ăn, vớt ra để ráo. Hẹ lặt rửa sạch, cắt làm hai (Tuỳ ý dùng các loại phụ gia này).

3/NƯỚC CHẤM: Tùy khẩu vị để chấm bánh với nước mắm hay tương bắc. * Nước mắm: – Một phần củ cải trắng + ½ phần carot… gọt vỏ, xắt sợi. Ngâm trong hỗn hợp giấm, đường, tỏi giả nhỏ pha vừa miệng. – Pha nước mắm theo phân luợng: 1 muỗng súp nước mắm trên 40 độ đạm + 1 muỗng súp đường + 8 muỗng súp nước lọc + 50g ớt; 50g tỏi giả nhuyển + chanh vắt vừa đủ. – Gia giảm đường, chanh… theo chất luợng nước mắm đang có, khẩu vị nêm nếm người pha sẽ quyết định chất luợng món ăn. Gia giảm ớt tỏi tùy thích cay ít nhiều. – Sau khi có nước mắm, cho carot, củ cải… ngâm chua vào nước mắm. * Tương bắc: Loại tương đậu nành xay nhuyển. – 100g tương. Mè rang vàng, giả hơi dập – Đường, tỏi, dầu ăn, bột năng. bột màu điều, bơ đậu phộng. – Khuấy đều 1 muỗng súp bột năng với ½ chén nước lọc. – Làm nóng 2 muỗng cà phê bột điều màu với 3 muỗng súp dầu, nhỏ lửa, khi thấy dầu trở màu đỏ đẹp, tắt bếp, luợc qua rây, bỏ xác hột điều. Dùng làm cho nước chấm có màu đỏ đẹp, không nhất thiết phải dùng nếu không có.

– Phi thơm hai muỗng tỏi băm với 1 muỗng súp dầu ăn. Cho tương vào, tùy tương đặc nhiều ít, cho thêm nước sôi hoặc nước dùng với phân luợng: 1phần tương + ½ phần nước. Tương sôi, tùy tương đậm đà. Tuỳ thích cho thêm 1 -2 muỗng cà phê bơ đậu phụng, khuấy tan bơ. Châm nước bột năng vào từ từ, khuấy đều tay, thấy hỗn hợp mặn ít nhiều, nêm lại với chút đường cho dịu rồi nêm ít muối cho hơi sánh là được, không nhất thiết phải dùng hết bột đã pha.

TRÌNH BÀY MÓN ĂN: – Trình bày các thứ rau ra dĩa cho đẹp mắt; nước chấm để riêng, dọn kèm bánh tráng mỏng nếu thích. Bánh xèo ăn còn nóng mới ngon. Nếu nhiều, có thể làm nóng lại bằng lò viba hoặc cho bánh vào lại chảo đã láng dầu, để nhỏ lửa, trở bánh vài lần cho nóng, làm đến đâu dọn ăn đến đó.

– Vài cách ăn bánh xèo: Thường là ăn bằng tay chứ ít khi dùng đũa. 1. Trải một lá xà lách lên một lá cải bẹ cay, cho thêm ít rau thơm, chuối khế, hẹ lá… đặt một phần bánh lên, cuốn tròn lá cải lại, chọn nước chấm tùy thích. 2. Xé nhỏ các loại rau, trải bánh tráng ra, cho rau vào rồi thêm bánh, cuốn tròn cả bánh lẫn rau. 3. Mở bánh ra, cho ít rau xé nhỏ vào giữa rồi cuốn tròn bánh lại. 4. Xé tơi bánh cho vào tô với các loại rau xé nhỏ, chan nước chấm vào, ăn bằng đũa.

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

Thuyết Minh Về Một Sản Phẩm Mang Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc ( Bánh Xèo )

Bánh xèo là một loại bánh phổ biến ở các nước Á Đông nhất là Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên… Tuy cùng làm từ gạo, song mỗi quốc gia lại có cách làm bánh xèo riêng, hình dáng và cách thưởng thức riêng. Bánh xèo Triều Tiên gồm một lớp bột bên ngoài, bên trong có nhân gồm tôm, thịt, giá đỗ, kimchi, khoai tây, hẹ… Bánh xèo Nhật Bản lại là nhân tùy ý, tức là tùy sở thích để cho vào nhân. Bánh xèo thường được nặn nhúm lại thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt rồi rán vàng.

Ở Việt Nam, mỗi vùng miền bánh xèo lại có tên gọi khác nhau và cách chế biến cũng rất khác nhau, nhưng chủ yếu là chia làm hai kiểu: bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Miền Bắc và miền Trung, bánh xèo khá nhỏ, còn miền Nam làm bánh xèo cỡ lớn hơn. Bánh xèo có nguồn gốc ra đời hết sức giản dị đúng như cái tên của nó. Khi lớp bột vàng đổ vào chảo dầu nóng sẽ phát ra tiếng “xèo xèo”, nên nó được gọi với cái tên bánh xèo.

Ở miền Tây, có loại bánh xèo vỏ gốc gác từ đồng bào Khmer Nam Bộ, thường không có nhân. Ở Huế, bánh xèo thường gọi lag bánh “khoái”, có cho thêm trứng. bánh xèo Phan Thiết chỉ bằng cái chén nhỏ, khi ăn rim chìm trong nước chấm. Ở Sài Gòn có loại “bánh xèo hoa sen” là sự kết hợp nguyên liệu truyền thống cùng hạt sen, ngó sen, củ sen… Nhiều loại bánh xèo nổi tiếng như bánh xèo A Phủ, bánh xèo Đinh Công Tráng cũng có hương vị riêng đặc trưng không lẫn với các loại khác.

Để làm ra những chiếc bánh xèo truyền thống cũng không quá. Gạo ngon đem ngâm nước qua đêm cho nở sau đó đem xay nhuyễn thành bột. Thông thường, người dân sẽ dùng máy xay thay vì cối xay đá như ngày xưa để tiết kiệm thời gian và công sức. Nếu muốn rút ngắn giai đoạn, bạn có thể mua một số loại bột bánh xèo xay sẵn. Có thể xay cùng chút nghệ tươi để tạo cho bánh có màu vàng hoặc sử dụng nước màu dừa để tạo màu nâu vàng đẹp mắt. Tiếp đến, cho nước cốt dừa nạo nhuyễn vào hỗn hợp với bột đã xay xong, để bột nghỉ chừng nửa tiếng, rồi thêm ít hành lá cắt nhỏ vào hỗn hợp bột, trộn đều. Phần nhân bánh thường gồm thịt ba chỉ, tôm, giá… ướp với chút muối, gia vị. Khi chiên nên dùng chảo to để chiên bánh. Múc từng muỗng bột đổ vào chảo dầu đã sôi già, sau đó nghiêng chảo sao cho bột tráng dàn đều thành một hình tròn. Đậy nắp lại đến khi bột hơi chín thì mở ra, cho nhân vào giữa vỏ bánh, gấp bánh lại, tiếp tục đậy nắp lần nữa. Sau vài giây là bánh đã chín giòn, thơm phức.

Bánh xèo thường có nước chấm và rau sống ăn kèm. Nước chấm bánh xèo làm từ nước mắm ngon pha với nước dùng, chanh, đường, cà rốt thái nhuyễn, ớt, tiêu… Các loại rau ăn kèm với bánh xèo cũng rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, tía tô, húng, quế, lá chiết, quả chua…

Không chỉ là hương vị, bánh xèo còn hấp dẫn thực khách ở chỗ cách ăn. Ăn bánh xèo chuẩn điệu phải là phải dùng tay cầm chiếc bánh lên gói lại bằng lá rau sống rồi chấm nước mắm chua ngọt. Thế rồi, cứ ngồi vừa nhẩn nha nhai miếng bánh vừa tận hưởng cái hồn quê đang tan hòa trên đầu lưỡi.

Bánh xèo giàu năng lượng và chứa nhiều các chất khác rất có lợi cho sức khỏe. Bánh xèo thích hợp nhất là ăn vào thời tiết lạnh và ngon nhất khi ăn nóng. Đây là món ăn ưa thích không chỉ riêng đối với người Việt mà cả du khách quốc tế. Du khách từ mọi nơi về thăm Việt Nam không quên thử miếng bánh xèo nóng hổi, đậm đà hương sắc đồng nội.

Ngày nay, ẩm thực trở nên vô cùng đa dạng, từ món Âu, món Á… nhưng bánh xèo vẫn có một vị trí không thể nào thay đổi với mỗi người Việt Nam và cả trong tinh hoa ẩm thực dân tộc.

Hoài Lê chúng tôi