Top 10 # Xem Cách Nấu Bún Mắm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Abbankevents.com

Cách Nấu Món Bún Mắm Chay

Cách nấu món bún mắm chay sau hi vọng sẽ bổ sung vào thực đơn chay phong phú cho bữa cơm gia đình.

* Phần nhân:

– 1 bịch tôm chay – 1 bịch cá chay – 3 trái cà tím – 2 cây nấm đùi gà – 2 bìa đậu trắng chiên vàng – 10 trái ớt – 1 ít đậu sống + nấm mèo + rong biển + bộp năng. – Bún – Rau: rau đắng, rau muống chẻ, giá, bắp chuối bào …. ( những loại rau mà mình dễ dàng tìm thấy mua ở chợ nơi mình ở) – Ngò gai

Chỉ chế biến từ các loại rau củ nhưng bún mắm chay là món ăn thơm ngon mà bạn khó có thể bỏ qua.

– Hầm tất cả các loại củ: bắp cải, củ cải trắng, củ sắn, củ cải muối, táo cùng với một ít muối và 3 tép sả và một cục đường phèn. Cho nước ngập phần rau củ 3 đốt ngón tay hầm khoảng 2 tiếng để lấy nước dùng, lọc bỏ xác .

– Bún xay nhuyễn cho vào ít nước vắt lấy nước trong, bỏ xác.

– Xay tương đậu nành và chao cho nhuyễn

– Phi dầu thơm cho sả bằm cùng ớt xay vào xào cho sả thơm, tiếp đến cho hỗn hợp đậu nành và chao xào cùng, đảo liên tục và xào cho đến khi hỗn hợp quyện lại với nhau thành một khối.

– Cho hỗn hợp tương và chao vào nồi nước dùng cùng với 3 củ sả còn lại đập dập và nêm lại với hạt nêm nấm cho vừa ăn. Thả thêm 2 miếng rong biển vào để tạo mùi cho nồi nước dùng. Nếu thích ăn vị hơi ngọt kiểu miền tây thì nêm thêm đường.

– Nấm cắt miếng vừa ăn xào cho thơm cùng với tôm và hạt nêm nấm.

– Cá chay chiên sơ cho vàng hai mặt.

– Ớt bổ sống lưng móc bỏ ruột ớt nhồi ớt với đậu sống bóp nhuyễn trộn đều với lá rong biển bóp nhỏ và bột năng, nêm một ít hạt nêm nấm hoặc thêm nấm mèo tuỳ thích. Nhồi nhân vào trong ớt, hấp chín, chiên vàng 2 mặt.

– Cắt cà tím thành miếng vuông ngâm qua nước muối loãng thả vô nồi nước dùng, cho nước ngãi bún vào, thả đậu chiên vào cùng một ít màu điều để thêm hấp dẫn.

– Cho bún vào tô, xếp nấm, tôm, cá, ớt nhồi lên trên, chan nước lèo cùng ít cà tím và đậu chiên.

Theo Bếp Nhà Béo

Cách Nấu Bún Mắm Bạc Liêu Ngon Bá Cháy Ở Sài Gòn, Cách Nấu Bún Mắm Bạc Liêu

Rate this post

Ở miền Tây Nam Bộ, dù nghèo hay giàu, ngày Tết Nguyên Đán, ngoài việc nhà nào cũng sắm sửa mấy đòn bánh tét, vài chục bánh ít nhân đậu mỡ, nồi thịt kho trứng vịt để ăn mấy ngày Tết và cúng cơm ông bà, người ta còn mua trữ một hũ vài ký mắm lóc, mắm sặt, vài nắm củ ngải bún để ăn sau ngày mùng Bốn Tết.

Đang xem: Cách nấu bún mắm bạc liêu

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.” Bánh chưng, thịt mỡ và dưa hành đã trở thành những món ăn truyền thống không thể thiếu trên mâm cơm trong nhà từ ngày ba mươi đến mùng ba Tết. Cũng chính vì nhà nào cũng có ngần ấy món, đi đâu mâm cơm cũng chỉ có thịt kho, chả, giò, dồi, lạp xưởng… nên người ta trở nên ớn cơm nhà mà đi tìm món khác lạ miệng, dễ ăn hơn. Điều đó hiểu vì sao ngày Tết tất cả hàng quán ở Bạc Liêu đều có bán món bún nước lèo (bún mắm), và rất nhiều gánh bún nước lèo lưu động trên đường, trong khi ngày thường chỉ vài quán “chuyên trị” món này.

Thường thì người ta nấu bún nước lèo ở nhà để ăn, nêm nếm gia vị theo ý mình cho vừa miệng. Nếu không ăn bún, nước lèo này để chan cơm ăn cũng ngon không kém. Nấu nước lèo tại nhà còn có cái ngon hơn ăn bún ở quán, ở tiệm do chủ nhà có thể “sắm” rổ rau sống phong phú nhiều loại. Từ cù nèo, bông lục bình, bông súng, rau nhút, hẹ nước, hẹ cạn, rau dừa, rau đắng biển… đều “điểm danh đầy đủ.” Bún nước lèo bán bên ngoài, do số lượng nhiều, người bán thường chỉ chuẩn bị những loại rau nào dễ kiếm, mùa nào cũng có, và đỡ công lặt rửa. Vì vậy, đến quán ăn, ta thường chỉ thấy rau muống bào, hẹ cạn, dưa leo, bắp chuối, giá đậu xanh.

Bún nước lèo ngon hay dở tùy thuộc vào nồi nước lèo. Nếu bạn nấu nước lèo để ăn trong gia đình thì nên chọn mua mắm cá sặt Cà Mau là loại mắm mặn trộn thính thơm phưng phức, không xài mật đường chao cho mắm ngọt như mắm Châu Đốc, Long Xuyên. Lựa cá lóc đồng loại hai con một ký lô, tép đất bự cỡ ngón tay út là ngon nhất. Cá làm sạch và tép đem luộc vừa chín tới, vớt ra tẻ lấy thịt cá, tép lột vỏ, xong để tất cả vào cái dĩa sâu lòng lớn. Dùng nước dừa xiêm tươi để nấu mắm cho đến khi rã hết thịt cá, lược lấy nước mắm. Sả để nguyên cây rửa sạch, tước bỏ lá hư bên ngoài, chặt bỏ phần đầu rồi lấy sống dao dần cho gốc sả hơi dập để dễ cột lại thành một nắm. Củ ngải bún cạo rửa sạch giã nhuyễn. Đổ nước mắm trở vào nồi, bỏ sả, ngải bún vào nấu lại cho sôi lên, thấy ít nước thì đổ thêm nước lã vô, nêm thêm gia vị như: muối, bột ngọt, đường cho vừa ăn. Nước lèo mặn ngọt cỡ nào là tùy khẩu vị người ăn mà gia giảm thêm mắm hay thêm nước dừa xiêm cho vừa miệng, nấu sôi bùng lên, hớt bọt cho sạch là xong.

Ngải bún còn có tên khác là ngải hẹ, một loại cây gia vị chỉ dùng để nấu bún mắm ở Bạc Liêu. Ngải bún trước đây mọc hoang trong những khu rừng ở Siem Reap, Battambang…, (Cambodia) được người dân Cambodia đem về trồng để dùng như một thứ gia vị đặc biệt không thể thiếu cho món bún nước lèo (num-chóc) và món kèn dừa (xăm-lo bờ-hơ). Người Việt sang Cambodia làm ăn sinh sống đã đem củ ngải bún về trồng ở một số nơi miền Tây mấy chục năm nay. Người Bạc Liêu dùng ngải bún để nấu bún nước lèo, làm cho món bún mắm xứ này có một hương vị đặc sắc mà không ở đâu có được. Nước lèo có thêm chút ngải bún làm cho mắm dậy mùi thơm lừng và đặc sánh.

Cho một chút hẹ, giá, rau muống bào, rau chuối vào tô, xé một khoanh bún trắng ngần để lên trên, chan nước lèo vô để lên mặt vài miếng cá, vài con tép, rắc lên chút rau thơm, rau quế, chút ớt bằm ngâm giấm; vậy là bạn đã có tô bún nước lèo thật ngon lành. Mùi mắm, nước dừa thơm lừng hòa với vị mặn sánh dịu ngọt của mắm, sợi bún dai dai, rau sống giòn tan, rau mùi, ớt bằm cay xé lưỡi, tất cả làm nên tô bún nước lèo đặc sắc của vùng đất Bạc Liêu, ăn mãi không biết ngán. Có người cầu kỳ hơn, khi ăn bún cho thêm một chút bì trộn thính và thịt heo khìa xắt chỉ (loại bì các quán cơm hay bán với cơm sườn, cơm bì) cho thêm béo, thêm thơm.

Khác với Sài Gòn, các hàng quán bán bún nước lèo, bún ốc, bún cua… đều dùng một loại bún gạo tươi sợi nhỏ như que tăm xỉa răng, sợi bún không dai, trụng qua nước lèo bún bị nát, ít khi gắp bún đưa lên miệng bằng đũa được mà thường phải dùng muỗng múc bún. Người Bạc Liêu (gồm người Kinh và Hoa) sản xuất một loại bún tươi mà sợi bún lớn gấp vài lần cái tăm xỉa răng. Bún này được làm bằng máy ở các lò bún. Sợi bún trắng và dai, gắp được bằng đũa. Loại bún nhỏ sợi người Sài Gòn đang dùng, dưới quê tôi người ta kêu là bún Miên (tức Khmer) được làm tại nhà theo kiểu thủ công, thỉnh thoảng vẫn thấy các bà các cô người Miên da nâu, mắt đen to tròn, đầu vấn khăn rằn đội thúng bún ra chợ bán cho các bà nội trợ nghèo mua về ăn trong gia đình. Sở dĩ hàng quán người ta chê bún Miên dù giá bán rẻ hơn vì sợi bún không dai, không trắng bằng bún ở lò, ăn không ngon miệng.

Quê tôi ngày Tết ra đường, nhìn đâu đâu cũng thấy bún nước lèo nặng trĩu đôi quang gánh bằng mây trên vai các bà, các chị bày hàng tràn ra vỉa hè. Chỗ nào cũng có gánh bún, chỗ nào cũng có người ngồi ăn bún xì xụp ngon lành. Chỉ cần vài chiếc ghế nhựa thấp nhỏ gần sát mặt đất, gánh bún đến đâu bày ghế ra đến đó, là có khách ngồi vây quanh gánh bún ngay lập tức. Thông thường, để có thể bán giá rẻ mà vẫn có lời, các gánh bún vỉa hè thường nấu nước lèo bằng mắm cá biển trộn với mắm cá sặt, nấu bằng nước lã, nấu ít mắm mà thêm muối vào cho nước lèo mặn, gia thêm đường cát cho dịu độ mặn nên nước lèo không thơm mùi mắm sặt, nước lèo không đặc sánh màu thịt mắm cá sặt tan ra trong nước nên ít ngon.

Ăn bún ở những gánh bán dạo này giá cả cũng rất bình dân, con nít có năm ngàn đồng cũng ăn được một tô tuy chỉ có vài miếng thịt cá lóc nhỏ hay chút ít bì trộn thính bày trên mặt, mà bảy tám chín mười ngàn cũng ăn được, ngon hơn chút nữa thì kêu tô đặc biệt giá mười lăm ngàn đồng. Vào những quán sang sang một chút, bày biện giống quán hủ tíu mì của mấy chú Chệt thì bún nước lèo cũng “cao cấp” hơn. Nước lèo nấu bằng nước dừa xiêm, giá bán một tô từ hai chục ngàn đồng trở lên. Ai thích ăn đầu cá lóc bự luộc thì kêu thêm và tính thêm tiền.

Có thể nói bún nước lèo là món ăn rẻ tiền, dân dã mà ngon, dùng để “trị” món ăn nhà giàu quý tộc đầy ứ thịt mỡ hay bánh ngọt kiểu Tây trong mấy ngày Tết vậy.

Có lần, đang đi trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp), thấy bên đường có một tiệm nhỏ đề bảng “Bún nước lèo Bạc Liêu” thò ra chễm chệ gần sát mặt đường. Tò mò, tôi tấp xe máy vào quán, kêu một tô ăn thử. Chủ quán trụng bún, bưng rau ra bàn khách. Nhìn qua bên ngoài thì thấy cách “trang trí” cũng giông giống bún nước lèo ở quê tôi. Ăn qua rồi tôi cứ suy nghĩ mãi có nên gọi cái món tôi vừa ăn là bún nước lèo Bạc Liêu hay không? Hay là phải đặt cho nó một cái tên mới nào khác, bởi nó không có mùi vị đậm đà của bún mắm quê nhà. Nó lạt mắm, lạt rau, lạt nước và không có mùi ngải bún.

Cách Nấu Bún Cá Hà Nội Ngon Chuẩn Vị, Xem Ngay!

Để làm món bún cá Hà Nội, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau:

Ngoài các nguyên liệu cố định thì nhiều người cũng muốn tự chuẩn bị bún tươi tại nhà cho đảm bảo. Tuy nhiên, cách làm bún tại nhà khá lâu và tốn nhiều công sức, vì thế để đảm bảo nguyên liệu tươi sạch, bạn hãy lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua bún là được. Một địa chỉ được nhiều chị em nội trợ tin dùng và thường xuyên ghé qua là siêu thị VinMart, cửa hàng tiện lợi VinMart+ hay tiện lợi hơn bạn có thể mua ngay trên ứng dụng VinID bằng tính năng Scan & Go.

Với tính năng này, trong một lúc bạn sẽ mua được tất cả chứ không cần lựa chọn từng nguyên liệu như đi chợ hoặc đi siêu thị thông thường. Để thực hiện mua hết số nguyên liệu nấu bún cá ngon Hà Nội, trước hết bạn hãy tải app VinID và đăng ký tài khoản rồi làm theo lần lượt các bước sau:

Bước 1: Trên màn hình chính của ứng dụng chọn mục Scan & Go rồi chọn đến “Nấu gì hôm nay”.

Bước 2: Tìm đến “Bữa sáng dinh dưỡng” rồi nhấn vào “bún cá”. Ngay sau đó, toàn bộ các nguyên liệu dùng để nấu món ăn này sẽ hiển thị trên màn hình.

Bước 3: Nhấn chọn “Mua tất cả nguyên liệu”, lập tức toàn bộ số nguyên liệu này sẽ được chuyển vào giỏ hàng.

Bước 4: Kiểm tra lại các thông tin thanh toán bao gồm: địa chỉ nhận hàng cùng số lượng nguyên liệu cần mua.

Bước 5: Chọn tiếp tục để thanh toán và chờ nhận hàng tại nhà.

Bước 1: Cá rô phi rửa sạch, bóp muối và cắt thành các lát nhỏ vừa ăn. Tiếp theo, bạn ướp thêm một chút gia vị cho cá đậm đà hơn.

Bước 2: Cà chua, thì là, hành lá và cần tây bạn loại bỏ các phần thừa rồi rửa sạch. Cà chua bổ múi cau, thì là và hành lá thái nhỏ, cần tây cắt khúc. Bày các nguyên liệu này ra đĩa để dễ dàng lấy trong các công đoạn tiếp theo.

Bước 3: Tiếp theo, bạn dùng xương ống để ninh nước dùng. Cà chua xào chín cho thơm rồi cho cần tây vào đảo qua. Đổ cà chua và cần tây vào nồi nước dùng xương đã ninh, đun sôi rồi tắt bếp.

Bước 4: Bắc chảo dầu sôi và cho cá vào rán, bạn cũng có thể lăn cá qua với một chút bột năng để rán dễ hơn.

Bước 5: Chần bún qua nước sôi rồi cho cá vào bát, bỏ thêm hành và thì là vào rồi múc nước dùng chan lên.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong món bún cá Hà Nội rồi đấy. Bây giờ thì múc ra bát và mời gia đình cùng thưởng thức thôi nào. Với những ngày ngán ngẩm cơm hay các món ăn truyền thống thì thay thế bằng một bát bún cá ngon Hà Nội là vô cùng hợp lý.

Bún Gà Xé Mắm Gừng

Bún là món ăn không thể thiếu ở Sài Gòn với rất nhiều loại, từ bún khô cho đến bún nước. Nổi tiếng như bún bò, bún thịt nướng, bún mắm, cho đến những món bún lạ như bún thang, bún mắm nêm, bún num bò chóc… Mỗi món có hương vị và cách thưởng thức khác nhau, mang đến cho người ăn sự trải nghiệm rất thú vị. Ngoài những món bún quen thuộc kể trên, còn có một loại bún tương đối xa lạ với nhiều người là bún gà xé mắm gừng.

Bún gà xé mắm gừng là một món ăn còn tương đối xa lạ với nhiều người.

Tên gọi của món ăn đã nói lên các thành phần chính tạo nên món ăn này, đó là bún tươi, thịt gà và mắm gừng cùng ít rau sống. Bún và thịt gà thì quá quen thuộc, điểm thu hút thực khách của món ăn này chính là chén mắm gừng. Thoạt nghe qua, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến chén mắm gừng ăn thịt vịt hay ăn ốc, nhưng đó là một sự khác biệt hoàn toàn. Mắm gừng ăn bún gà xé là một sự pha trộn của rất nhiều nguyên liệu, đó là gừng, đậu tương, vừng rang, màu hạt điều, nước mắm và các loại gia vị khác.

Pha chế nước mắm gừng không khó, cái quan trọng là mắm không mặn, không nhạt, lại có hương thơm thoang thoảng của gừng là được. Lấy một ít chao đánh tơi, đậu tương ngâm còn nguyên hạt, cho vào một ít màu hạt điều, các loại gia vị vào nêm cho vừa ăn, sau đó cho gừng thái lát mỏng vào cùng ít vừng rang là được. Bát bún gà xé rất đơn giản, bên dưới là các loại rau sống quen thuộc như: xà lách, húng quế, tía tô, húng thơm… được thái nhỏ cùng ít giá sống, bên trên là bún tươi, thịt gà xé và ít đậu phộng rang.

Khi ăn, múc từng thìa nước mắm gừng, chan vào bát bún trộn đều để mắm gừng thấm đều trong các nguyên liệu. Màu của hạt điều thấm vào từng cọng bún tạo nên một màu vàng rất đẹp mắt. Gắp một miếng bún và thưởng thức, vị ngọt, béo của thịt gà, hương vị thơm mát của các loại rau hòa quyện trong cái vị đậm đà của nước mắm, cùng với đó là hương vị cay nồng của gừng đem đến cho người ăn sự ngon miệng và không hề ngấy.

Nếu muốn thưởng thức món ăn lạ miệng này, bạn có thể ghé đến quán Gánh Huế – 59 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM. Quán bán từ 7h đến 22h hàng ngày. Mỗi bát bún gà xé mắm gừng có giá 48.000 đồng.