Cập nhật thông tin chi tiết về Uống Nước Sả Có Tác Dụng Gì? Uống Nước Sả Hàng Ngày Có Tốt Không? mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Uống nước sả có tác dụng gì?
Nếu bạn luôn tò mò không biết “Nấu nước sả uống có tác dụng gì” hay “Uống nước sả hằng ngày có tốt không?” thì phần này là dành cho bạn đó! Sở dĩ, nước sả chiếm được nhiều sự quan tâm, tin dùng của hầu hết mọi người bởi nó giúp cho mỗi chúng ta:
Giảm tình trạng căng thẳng, lo lắng, stress và giúp đầu óc trở nên thư thái hơn, giúp bạn thư giãn hơn nhiều so với việc uống một cốc nước trà xanh thông thường
Làm giảm lượng Cholesterol trong cơ thể một cách hiệu quả, nhanh chóng
Hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên bởi nước sả giúp cho hệ tiêu hóa được cải thiện lên một cách đáng kể. Qua đó giảm và ngăn ngừa sự nhiễm trùng của đường tiêu hóa
Chữa được một số bệnh và triệu chứng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày như đau đầu, chóng mặt, đau dạ dày, buồn nôn,…
Giúp tăng cường các hoạt động trao đổi chất của cơ thể và giảm cân thành công. Nếu bạn là một trong những cô nàng phải nhịn ăn hay phải tập thể hình thường xuyên để có thể giảm cân thì đừng lo, đã có nước sả! Nước sả chứa hàm lượng calo lớn nên cực kỳ hữu ích cho việc giảm cân đó! Tuy nhiên, uống mỗi nước sả thì chưa đủ! Các bạn cũng nên kết hợp cùng với chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh, đảm bảo.
Nước sả giúp giảm huyết áp cơ thể bằng cách giảm viên và tạo cảm giác thư giãn cho cả cơ thể. Nhờ đó mà ta có thể thấy rõ rằng, nước sả thực sự tốt đối với mọi người, kể cả là những người bị huyết áp cao
Giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả, bởi lẽ trong nước sả chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C và khoáng chất giúp chống lại nhiều loại bệnh thường gặp trong cuộc sống xung quanh chúng ta như cảm cúm, ho, cảm lạnh,… Ngoài ra, uống nước sả còn giúp mỗi chúng ta “đánh bay” cơn đau họng không mong muốn và làm dịu nhẹ sự kích ứng của niêm mạc họng. Có được điều đấy bởi lẽ trong nước sả chứa rất nhiều thành phần ức chế sự phát triển và hình thành cũng như hoạt động của vi khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn gây hại trực tiếp đến răng miệng.
Bài viết được tham khảo từ nguồn: chúng tôi Đó là toàn bộ những công dụng hữu ích mà nước sả mang lại. Rất nhiều người đã tin dùng và lựa chọn sử dụng nước sả, thế còn bạn thì sao?
Cách nấu nước sả uống hiệu quả, đảm bảo
1. Nước sả tắc
Nguyên liệu nấu Nước sả tắc:
3 nhánh sả tươi
1 nhánh gừng
1 quả chanh
1 lít nước
1 chút đường vàng hoặc đường thốt nốt
Cách nấu Nước sả tắc:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu kể trên
Bước 2: Đập dập sả, cắt khúc khoảng 5 cm sau khi đã gọt vỏ. Sau đó đem thái lát mỏng từng miếng
Bước 3: Cho nước và đường vào nồi nấu cho đến khi đường và nước hòa quyện vào nhau và sôi lên thì cho gừng và sả vào nấu khoảng 5 phút là có thể tắt bếp
Bước 4: Chờ nước bớt nóng để hưởng thụ thành quả
Tác dụng Nước sả tắc:
Nước sả tắc Giúp ngăn ngừa rối loạn chức năng của các tế bào bên trong động mạch vành, chống lại quá trình oxy hóa cũng như lão hóa một cách hiệu quả
Nước sả tắc Giúp điều trị nhiễm trùng răng miệng và sâu răng nhanh chóng bởi nước sả tắc có đặc tính kháng khuẩn cực mạnh
Nước sả tắc Nhờ có đặc tính chống viêm mà nước sả tắc còn có tác dụng giúp tránh, ngăn ngừa một số bệnh về tim cũng như đột quỵ, nhiễm trùng máu, giảm thiểu nguy cơ gây ung thư
Thúc đẩy, tăng cường quá trình tiêu hóa và giúp cơ thể loại bỏ các chất lỏng dư thừa cùng muối Natri. Có thể bạn chưa biết, nước sả tắc còn được biết đến là một loại thuốc lợi tiểu cực kỳ đảm bảo an toàn nữa đấy!
Nước sả tắc Giúp giảm cân và cực kỳ có ích đối với những người bị tăng huyết áp
Nước sả tắc Giảm triệu chứng rối loạn tâm sinh lý hay các triệu chứng thông thường như đầy hơi, nóng trong người,… trước chu kỳ kinh nguyệt
2. Nước chanh sả mật ong
Nguyên liệu Nước chanh sả mật ong :
Sả (5 cây)
Mật ong rừng
Gừng (1 nhánh)
Nước (khoảng 3 lít)
Chanh (3 quả)
Lá dứa (2-3 lá)
Cách nấu Nước chanh sả mật ong:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trước khi đem đi chế biến
Bước 2: Cho sả, gừng, lá dứa vào nồi nước và đun sôi rồi bỏ thêm chanh vào đun khoảng 20 phút tiếp
Bước 3: Chờ cho nước nguội hơn một chút rồi cho mật ong vào và khuấy nhẹ
Bước 4: Thưởng thức nước chanh sả mật ong
Tác dụng của Nước chanh sả mật ong:
Giúp nâng cao sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn
Giải khát, thanh lọc cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa
Chữa trị được rất nhiều loại bệnh như ho, cảm cúm, đau dạ dày… thậm chí là ngăn ngừa ung thư. Có thể dễ hiểu điều này bởi trong thành phần của sả có chứa chất gọi là beta-carotene – một loại chất oxy hóa
Nước chanh sả mật ong có thể nói là loại nước “cứu tinh” cho các chị em phụ nữ bởi nó giúp cho việc giảm cân trở nên hiệu quả. Mọi người cũng không cần phải nhịn ăn hay uống thuốc mà có thể sử dụng loại hỗn hợp này kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên là đã đủ!
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Giúp cho làn da trở nên chắc khỏe, sáng mịn
Ngoài ra, nước chanh sả mật ong còn giúp trị nấm, chống sốt rét, giảm thiểu tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress mà thay vào đó, người sử dụng sẽ cảm thấy tâm trạng như thoải mái hơn nhiều
3. Nước sả tắc mật ong bạc hà
Nguyên liệu Nước sả tắc mật ong bạc hà:
1 củ gừng
7-10 củ sả
Lá tắc
Mật ong
Lá bạc hà
Cách nấu Nước sả tắc mật ong bạc hà:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi đem sả đập dập, cắt thành từng khúc
Bước 2: Cho vào nồi đun sôi với 6 lít nước
Bước 3: Tắc vắt lấy nước (lưu ý nhớ gạn hết hạt ra) cho vào phần nước sả vừa nấu trên
Bước 4: Cho thêm chút mật ong vào tùy theo độ ngọt mong muốn
Bước 5: Sau khi để nguội thì lấy chút lá bạc hà cho vào
Bước 6: Lọc nước qua ray và hưởng thụ thành quả
Tác dụng Nước sả tắc mật ong bạc hà:
Giải khát, giúp ngăn ngừa nóng trong người hiệu quả
Chống lại quá trình oxy hóa
Điều trị ho, viêm họng, sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nôn mửa, nhức đầu…
Kích thích quá trình tiêu hóa và chữa chứng chán ăn hay ăn mãi mà không tiêu
Giúp giảm cân nhanh chóng, đảm bảo an toàn và không gây các tác dụng phụ như một số loại thuốc giảm cân đang được bày bán trên thị trường
Giúp cho làn da trở nên trắng sáng hơn, căng mịn hơn
Giúp ngủ ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn
Giảm thiểu nguy cơ stress, trầm cảm, lo lắng,…
Điểm đặc biệt nữa mà nước sả tắc mật ong bạc hà có được nữa chính là tác dụng hữu ích đối với bà bầu. Nếu dùng hỗn hợp trên thường xuyên, mẹ bầu sẽ giảm được chứng ốm nghén, chán ăn trong quá trình bầu bí và tăng sức đề kháng cho cả mẹ và con. Bên cạnh đó, loại nước này còn có đặc biệt giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi nữa đó^^
4. Nước sả lá dứa
Nguyên liệu Nước sả lá dứa :
4 cây sả
4 lá dứa
Chanh
100 gam đường
Trà lipton
Nước
Cách nấu Nước sả lá dứa:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu
Bước 2: Đập dập sả, cắt lá dứa thành từng miếng nhỏ và vắt chanh để lấy nước cốt
Bước 3: Cho đường, sả vào khoảng 200 ml nước để nấu. Nhớ khuấy đều cho nước sôi và đường tan ra
Bước 4: Khi hỗn hợp đã sôi thì tắt bếp và ủ thêm khoảng 5 phút nữa để lọc bỏ phần sả đã nấu và được siro sả
Bước 5: Tiếp đến cho lá dừa vào nồi chứa đường và 200 ml nước để đun sôi cho đến khi hỗn hợp siro đã sột sệt lại thì tắt bếp, lấy nước siro đó và bỏ đi phần lá dứa không cần thiết
Bước 6: Bỏ lipton vào 250 ml nước sôi khoảng 10 phút
Bước 7: Lắc đều tất cả các hỗn hợp đã tạo thành trên trong cốc vào với nhau và thưởng thức (nếu uống lạnh sẽ ngon hơn)
Tác dụng Nước sả lá dứa:
Nước sả lá dứa Chữa chứng chuột rút, co thắt đường tiêu hóa
Giúp cho tinh thần trở nên thoải mái, dễ chịu hơn, tránh trầm cảm, stress, mệt mỏi,… sau một ngày làm việc dài
Nước sả lá dứa Hạn chế sự hấp thụ và kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể. Qua đó giúp việc giảm cân diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn và ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám động mạch
Giải khát, thanh lọc cơ thể, loại bỏ tối đa mùi hôi trên miệng, giúp da trắng sáng, mịn màng…
5. Nước uống sả gừng
Nguyên liệu Nước uống sả gừng:
1,5 lít nước
Sả
Gừng
Đường cát
Cách nấu Nước uống sả gừng:
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, đem gừng thái lát thành miếng mỏng Bước 2: Cắt sả thành từng miếng lớn ở phần ngọn và đập dập ở phần củ Bước 3: Cho gừng, sả vào nồi nước và đun sôi Bước 4: Khi nước đã sôi vài lần thì giảm nhiệt độ và cho đường cát vào khuấy đều lên Bước 5: Chờ nước sôi thêm vài lần nữa rồi có thể tắt bếp
Tác dụng Nước uống sả gừng:
Giúp tiêu hóa tốt sau khi ăn, giảm triệu chứng tiêu chảy, táo bón
Giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn
Ngăn ngừa một số bệnh như tiểu đường, đau bụng, đau họng, nghẹt mũi, ho khan, ho có đờm, giải độc,… hiệu quả
Có tác dụng giảm cân cực kỳ tốt và đảm bảo an toàn
Lưu thông đường huyết, thanh lọc cơ thể
Điều hòa kinh nguyệt ổn định ở nữ giới
6. Nước sả quế
Nguyên liệu Nước sả quế :
Quế
Sả
Chanh
Gừng
Nước
Mật ong
Hạt dẻ
Cách nấu Nước sả quế:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho sả, gừng, quế vào nồi nước đun Bước 2: Chờ nước sôi lên rồi để cho nguội hơn, cho hạt dẻ vào Bước 3: Lọc lấy nước và cạn phần cái Bước 4: Vắt chanh vào cốc và thưởng thức
Tác dụng Nước sả quế:
Giúp cho thân hình trở nên thon gọn như mong muốn, giảm cân “chóng mặt” do nó làm tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể
Giúp cho làn da trở nên săn chắc, chắc khỏe hơn
Giải khát, thanh lọc cơ thể
Ngăn ngừa một số bệnh
Giảm thiểu stress, căng thẳng, lo lắng,…
7. Nước sả tắc hạt chia
Nguyên liệu Nước sả tắc hạt chia:
5 cây sả
Hạt chia
200 gam đường
3 quả chanh
Nước
Cách nấu Nước sả tắc hạt chia :
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi đem sả cắt thành từng khúc một, đập dập Bước 2: Cho lượng sả trên vào trong nồi nước cho đến khi sôi thì giảm nhiệt độ xuống và để bếp trong khoảng 15 phút Bước 3: Lấy nước cốt chanh cho vào hỗn hợp nước sả trên rồi khuấy đều lên và thưởng thức thành phẩm
Tác dụng Nước sả tắc hạt chia :
Giúp giải độc, giảm kháng isullin và cân bằng độ pH trong cơ thể
Chống lại quá trình oxy hóa
Cực kỳ hữu ích đối với những người đã, đang và sẽ có ý định giảm cân
Giải khát, thanh lọc cơ thể, giúp bạn trở nên tràn trề sức sống và năng lượng cho một ngày làm việc
Cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể như chất xơ, canxi, sắt, magie và axit béo Omega 3 protein
Tốt cho sức khỏe và hệ thống tim mạch, tạo cảm giác no lâu và tránh tình trạng biếng ăn ở trẻ
8. Nước sả nha đam
Nguyên liệu Nước sả nha đam:
4 củ sả
600 gam nha đam tươi
120 gam đường phèn
Cách nấu Nước sả nha đam:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu, lấy nha đam đem bỏ vỏ và ngâm trong nước khoảng nửa tiếng trước khi đem ra chế biến, sau đó đem rửa sạch bằng nước lạnh và để ráo nước Bước 2: Cắt sả ra thành từng khúc và cho vào nồi nước để đun sôi lên (có thể thêm đường tùy theo sở thích và khẩu vị mỗi người) Bước 3: Đun nước sả khoảng nửa tiếng và vớt ra Bước 4: Đun nha đam trong nồi khoảng 10 phút Bước 5: Chờ nguội và thưởng thức, cho thêm đá sẽ cảm nhận được độ ngon hơn của nước sả nha đam
Tác dụng Nước sả nha đam:
Giúp đẹp da, chống lại quá trình lão hóa
Thanh lọc cơ thể, tăng cường năng lượng cho sức khỏe (đặc biệt là đối với những ngày hè oi ả, nóng bức)
Chữa trị một số bệnh, ngăn ngừa ung thư
9. Nước sả đường phèn
Nguyên liệu Nước sả đường phèn :
Chanh
Đường phèn
5 củ sả
Cách nấu Nước sả đường phèn :
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu và thái sả thành từng khúc, bỏ phần ngọn Bước 2: Cho đường phèn vào nồi nước và nấu sôi lên Bước 3: Cho thêm sả và gừng sau khi đã đập nát và thái lát vào khoảng 20 phút, khuất đều Bước 4: Vắt thêm chanh vào và thưởng thức
Tác dụng Nước sả đường phèn :
Giúp thanh lọc cơ thể, làm đẹp da
Cải thiện hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, kiểm soát lượng đường có trong máu
Tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể
Đốt cháy lượng mỡ thừa, bổ sung thêm lượng vitamin cũng như khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe con người
Giảm cân nhanh chóng, không gây các tác dụng phụ như thuốc giảm cân
Mau chóng sở hữu được thân hình thon gọn như mong muốn
Cách nấu nước sả lau nhà
Nguyên liệu nấu nước sả lau nhà :
Sả
Nước
Rượu
Cách nấu nấu nước sả lau nhà :
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, đem sả cắt bỏ phần lá để lấy phần gốc và vỏ trắng bên trong Bước 2: Bỏ sả vào trước và cho rượu và nước vào sau sao cho sả chìm ngập trong nước và rượu, tránh để sả nổi lềnh bềnh trên mặt nước và để trong 3 ngày Bước 3: Sau 3 ngày, lấy phần sả ngâm kia ra và xay nhuyễn Bước 4: Lọc bỏ phần cặn để lấy phần nước Bước 5: Cho nước vào trong lọ kín để nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 3 tuần tiếp theo là đã có thể sử dụng
Tác dụng nấu nước sả lau nhà:
Giúp diệt khuẩn, khử mùi sàn nhà, lau sàn nhà cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là đối với những gia đình có con nhỏ, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm để bé thoải mái nô đùa, lăn lê trên sàn nhà
Tạo không gian thoáng đãng, dễ chịu và giảm thiểu lượng muỗi, kiến, gián và các loại côn trùng máu lạnh khác.
Đặc biệt không gây dị ứng, khô ráp và khiến việc lau nhà trở nên thuận tiện, nhẹ nhàng
Cách nấu nước sả xông phòng
Nguyên liệu nấu nước sả xông phòng:
Tầm chục cây sả
200 ml rượu trắng
200 ml nước tinh khiết
Cách nấu nấu nước sả xông phòng :
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, đem sả cắt bỏ phần lá và chỉ lấy phần gốc và phần trắng bên trong khi đã lột bỏ vỏ già Bước 2: Ngâm sả ngập trong nước tinh khiết và rượu trắng để ở nơi khô ráo trong khoảng 3 ngày Bước 3: Sau 3 ngày, bỏ hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố để có thể xay nhuyễn Bước 4: Lọc bỏ phần bã vừa xay để lấy phần nước và cho vào lạ, đậy kín để trong 3 tuần tiếp theo Bước 5: Sau 3 tuần, bạn đã có thể đem hỗn hợp trên ra sử dụng để xông phòng
Tác dụng nấu nước sả xông phòng:
Khử mùi ẩm mốc, ẩm thấp, mang đến hương vị thơm mát, dễ chịu cho căn phòng
Đuổi muỗi cũng như các loại côn trùng một cách hiệu quả
Không gian trở nên thông thoáng, thoáng đãng hơn, hỗ trợ cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại một số bệnh nhất định
Theo phong thủy dân gian thì nước sả xông phòng còn có tác dụng hữu ích trong việc thanh tẩy âm khí, tăng cường sinh khí, hỗ trợ thiền định, tịnh hóa không gian tâm linh
Cách nấu nước sả xông mặt
Nguyên liệu nấu nước sả xông mặt:
5 củ sả
Chanh
Muối hột
Nước
Cách nấu nấu nước sả xông mặt:
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, đem sả đập dập mỏng và thái lát chanh để cả vỏ Bước 2: Cho tất cả chanh, sả và một chút muối vào nồi nước rồi đun sôi kỹ Bước 3: Đặt nồi trước mặt, lấy khăn trùm kín đầu để hơi nước phả vào mặt nhiều nhất. Bước 4: Xông cho đến khi nước hết bốc hơi, đợi mặt bớt nóng rồi đem rửa lại bằng nước mát sạch
Tác dụng nấu nước sả xông mặt:
Dưỡng da và trị mụn hiệu quả
Lấy đi bụi bẩn, bã nhờn, giúp da sạch sâu từ tận lỗ chân lông, ngăn ngừa hình thành mụn
Tăng cường tuần hoàn máu dưới da, giúp da đào thải độc tố
Giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi
Một số câu hỏi thường gặp về nước sả
Uống nước sả có nóng không?
Tắm nước lá sả có tốt không?
Lời kết:
Uống Nước Sả Có Tác Dụng Gì
I – Uống nước sả giảm cân có hiệu quả không?
Cây sả thuộc họ lúa còn được gọi với cái tên là cỏ sả, sả chanh hay hương mao. Cây thường mọc thành bụi và phân nhánh, lá dài thân có màu trắng hoặc tím.
Sả thường có mùi thơm nhẹ dễ chịu, trở thành gia vị ướp không thể thiếu trong nhiều món ăn ngon. Trong chỉ trong ẩm thực mà đối với sức khỏe sả cũng có những công dụng khiến bạn phải kinh ngạc mà trong giới Đông y coi đó là vị thuốc quý.
Bởi thế mà nước ép sả trở thành thứ đồ uống thơm ngon, giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe được nhiều người yêu thích.
2 – Uống nước sả có giảm cân không?
II – Những tác dụng thần kỳ của việc uống nước sả giảm cân
Có thể bạn chưa biết trong lá của cây sả có chứa một lượng tinh dầu dễ bay hơi, thân câu có mùi thơm tự nhiên và nhiều tinh chất đặc biệt khác. Bởi vậy sả được trồng nhiều để để lấy tinh dầu.
1 – Sử dụng nước sả giảm cân có thể trị ho
Công dụng đầu tiên và hiệu nghiệm nhất của việc uống nước sả giảm cân chính là khả năng trị ho tốt nhất. Trong sả có những tinh dầu tốt, uống một cốc nước sả giúp giảm nhanh chóng những con ho dai dẳng mãi không khỏi. Bằng những mẹo nhỏ này sẽ đạt hiệu quả nhanh chóng so với việc sử dụng thuốc kháng sinh.
2 – Giảm nguy cơ gây ung thư
Với những nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng trong cây sả có chứa lượng lớn chất citral, đây là chất có khả năng làm giảm sự hình thành các tế bào ung thư. Chính vì vậy việc uống nước sả giảm cân mỗi ngày giúp bạn ngăn ngừa và phòng chống được bệnh ung thư. Đặc biệt nó còn có một vị thơm, ấm rất thích hợp vào những ngày thời tiết lạnh.
3 – Giảm cân bằng nước sả có khả năng hạ huyết áp nhanh
Ngoài việc có tác dụng để trị ho, ngăn ngừa ung thư uống nước sả còn có tác dụng tốt cho người bị cao huyết áp. Trong thành phần của sả có chất giúp làm giảm huyết áp, làm tăng quá trình tuần hoàn máu, giúp ổn định huyết áp tốt nhất.
Lưu ý khi tăng huyết áp, một cốc nước sả nhanh chóng cũng giúp bạn cải thiện tình hình tốt nhất. Chính vì vậy lời khuyên từ các chuyên gia là thường xuyên uống nước sả là tốt nhất. Đặc biệt, uống nước sả giảm cân chỉ dành cho những người cao huyết áp, người huyết áp thấp không nên.
4 – Nước sả thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn
Với những người có hệ tiêu hóa kém, bị bệnh đường ruột đau dạ dày, trào ngược dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi uống nước sả mỗi ngày là một giải pháp tốt nhất.
Cách nhanh để chữa các triệu chứng trên là sử dụng tinh dầu sả được chiết xuất nhưng hay bảo vệ cơ thể bằng việc uống nước sả thường xuyên để hệ đường ruột được tốt lên và ăn uống ngon miệng hơn.
5 – Sả giúp giảm cân đồng thời thanh lọc, giải độc cơ thể
Uống nước sả giảm cân có tác dụng thanh lọc, giải độc rất tốt mà ít người biết, lợi tiểu, tốt cho gan, thận tụy thúc đẩy quá trình lọc của thận và gan loại bỏ các chất độc hại, giảm axit uric.
Ngoài ra uống nước sả còn có tác dụng giải rượu, giảm đau đầu rất hiệu quả.
6 – Điều chỉnh lượng cholesterol trong máu
Uống nước sả giảm cân còn có tác dụng làm giảm khả năng sự gia tăng của cholesterol trong máu, luôn giữ chúng ở mức độ ổn định và phù hợp
7 – Giúp đẹp da và tóc được bóng mượt
Uống nước sả đã trở thành tuyệt chiêu để các chị em làm đẹp. Sử dụng thường xuyên giúp da dẻ trở nên mịn màng, căng sáng hơn.
Với những người bị rụng tóc, da dầu nhiều gàu sẽ được cải thiện nhanh chóng khi kiên trì sử dụng nước uống sả. Ngoài ra kết hợp với việc gội đầu bằng nước sả hiệu quả sẽ nhanh hơn rất nhiều.
III – Uống nước sả giảm cân như thế nào?
1 – Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu đun nước sả giảm cân
-Nước và đá viên
Sả đem rửa sạch rồi đập dập cắt thành từng khúc ngắn. Gừng rửa sạch, thái lát mỏng. Chanh đem thái lát mỏng.
2 – Cách làm nước sả giảm cân
Bước 1: Đường cho vào bát nước khuấy đều đến khi đường tan hết thì cho lên bếp đun sôi.
Bước 2: Nước sôi cho gừng sả vào nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.
3 – Cách uống nước sả giảm cân
Trong quá trình uống nước sả, bạn cần lưu ý đến một số điểm sau:
-Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nếu có tiền sử bị các bệnh như dạ dày, huyết áp thấp
-Không được uống nước sả thay nước lọc. Vẫn phải đảm bảo mỗi ngày uống 2 lít nước
-Dừng uống nước sả nếu gặp các tình trạng như chóng mặt, mệt mỏi
-Uống nước sả nếu kết hợp với các bài tập như Pilates, Yoga, Plank sẽ cho kết quả nhanh hơn
Đến đây chắc hẳn bạn cũng đã hiểu thêm phân nào về phương pháp uống nước sả giảm cân rồi đúng không nào. Hãy kiên trì thực hiện và kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện lành mạnh thì việc giảm cân của bạn sẽ đạt được những thành công đáng mong đợi đấy.
Lá Sa Kê Khô Nấu Nước Uống Có Tốt Không ? Có Tác Dụng Gì ?
Thứ Ba, 11-07-2017
Trần Thanh Huyền – Nam Định có thắc mắc: ” Thưa bác sĩ, mẹ cháu năm nay 53 tuổi, hiện tại sức khỏe khá tốt không có tiền sử mắc bệnh gì nghiệm trọng. Tuy nhiên cháu thấy mẹ cháu thường xuyên lấy lá sa kê khô nấu nước uống như nước lọc mỗi ngày. Uống nước lá từ cây nhân trần, cam thảo cháu đã từng nghe rồi nhưng dùng lá lá sa kê nấu nước uống thì cháu chưa nghe nói bao giờ. Lên mạng tìm hiểu toàn thấy lá sa kê chữa bệnh gout, bệnh thận thôi. Chứ không ai nói dùng lá sa kê nấu nước uống phòng bệnh cả. Không biết liệu dùng lá sa kê khô nấu nước uống có tốt không thưa bác sĩ. Mong bác sĩ cho lời khuyên khoa học nhất ạ. “
Theo chân Bác sĩ, lương y Nguyễn Văn Thành ( Nguyên giảng viên khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược, chúng tôi để có những thông tin chính xác nhất về điều này.
Đi tìm lời giải lá sa kê khô nấu nước uống có tốt không ?
Đứng trước những tác dụng tuyệt vời từ lá Sa kê mang lại. Nhiều người có quan niệm không có bệnh thì phòng bệnh nên không mắc bệnh cũng nấu nước lá sa kê nấu uống thay nước lọc trong ngày. Lưu ý ngay là điều này không hề đúng chút nào. Vì trong lá sa kê còn chứa độc tính alkaloid, có thể gây độc chết người nhưng cũng có thể là thần dược trị bệnh nếu dùng đúng.
♣ Như vậy! việc dùng lá sake khô nấu nước uống chỉ tốt đối với những bệnh nhân mắc bệnh lý. Còn dùng lá sa kê khô nấu nước uống vô tội vạ sẽ cho kết quả không tốt. Để ứng dụng đúng lá sa kê vào việc chăm sóc sức khỏe đúng cách. Bạn cần hiểu về công dụng, tác dụng và đặc biệt dùng đúng cách giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Tác dụng của lá sa kê trong điều trị bệnh
Lá sa kê có rất nhiều công dụng khác nhau. Tất cả là nhờ vào thành phần đa dạng có trong lá sake bao gồm: protein, chất béo, chất bột đường, chất xơ, calci, magiê, đồng, sắt, mangan và các Vitamin B1, B2, C, PP. Và hàm lượng nhỏ alkaloid.
Theo y học cổ truyền thì lá sa kê khô là vị thuốc có tác dụng tốt trong việc bổ tỳ, ích khí, lợi tiểu, kháng viêm. Được ứng dụng nhiều vào việc chữa các bệnh suy thận, phù thũng, bí tiểu, viêm khớp, trị bệnh gout… Theo tài liệu y học cổ truyền thì không thể phủ nhận công dụng tốt từ lá sa kê.
Nhờ các thành phần này mà lá sa kê có một số tác dụng tốt như:
Một số bài thuốc trị bệnh từ lá sa kê được lương y đưa ra
Lấy khoảng 50g lá sa kê tươi đem nấu nước uống trong ngày.
Kết hợp khoảng 30g lá sa kê và và đậu bắp 50g, lá ổi non dùng nấu nước uống trong ngày. Bài thuốc sẽ cho tác dụng giảm các triệu chứng bệnh gout nhanh hơn.
+ Dùng lá sa kê như sau:
Lấy khoảng 100g lá sake, cỏ xước khô 30g đem nấu nước. Trung bình cứ 2 lít nước thì nấu còn khoảng 1, lít nước thì chắt ra uống đều trong ngày.
Cách dùng lá sa kê trị cao huyết áp hay dùng là lấy khoảng 2 lá sa kê vàng vừa rụng, kết hợp với 50g lá rau ngót, 20g lá chè xanh. Tất cả cho vào nấu chung với nước khoảng 30 phút rồi chắt lấy nước uống trong ngày.
+ Cách dùng như sau:
Kết hợp khoảng 50g lá sa kê khô, 100g cây chó đẻ, củ móp gai tươi 20g, cỏ mực 30g. Lấy các dược liệu cho vào nấu nước sắc cạn cho tới khi còn 1/2 lượng nước thì chắt lấy nước uống. Cứ 1 thang thuốc sắc 3 lần uống trong ngày.
♣ Sử dụng lá sa kê khô nấu nước uống ứng dụng vào các bài thuốc trị bệnh gout, bệnh tim mạch, bệnh thận cần được phối hợp dùng thường xuyên liên tục. Đặc biệt là cần phải tầm soát lại để biết bệnh tình cân nhắc hàm lượng dùng và biết thời điểm nào nên ngưng sử dụng đúng lúc nhất. Tham khảo ý kiến bác sĩ, lương y giỏi để ứng dụng đúng cách lá sa kê trị bệnh gout là tốt nhất.
Uống Nước Sả Có Tác Dụng Gì? Lời Giải Đáp Chi Tiết Từ Chuyên Gia
Sả là một loại thảo có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng đã từ lâu đã phổ biến trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Thân cây được sử dụng rất nhiều trong các công thức nấu ăn ở Châu Á và cũng có thể được dùng để pha trà hoặc nấu nước uống.
Nhưng không phải ai cũng hiểu được việc uống nước sả có tác dụng gì và nó mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe.
Và trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những lợi ích mà nước sả mang lại cùng với những giải pháp uống nước trà sả đúng cách hằng ngày.
Trà sả là gì?
Trà sả được làm từ lá hoặc thân của cây sả khô hoặc tươi tùy thuộc vào sở thích của từng người với tên gọi trong tiếng anh là Cymbopogom.
Cây sả còn có các tên gọi khác là hương mao, cỏ sả, sả chanh, cỏ dây thép gai và đầu mượt. Chúng có rất nhiều loại khá nhau ở Đông Nam Á nhưng loại phổ biến nhất là Cybopogon Citratus.
Trà sả là một loại trà tự nhiên và không có chưa caffeine, bạn có thể uống cả ngày mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào cho giấc ngủ.
Trà sả thường có màu vàng nhạt và có vị ngọt nhẹ, có tính axit nên rất tốt cho sức khỏe.
Những tác dụng không ngờ khi uống nước sả mỗi ngày
Rất nhiều người đã tin rằng uống nước sả mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, đến nay thì vẫn chưa có công bố đầy đủ về những nguyên cứu có quy mô lớn về những lợi ích đó.
Giảm lo lắng, stress
Nếu bạn là người thích uống trà nóng thì bạn sẽ thấy rằng việc uống trà nóng có thể giúp bạn thư giãn và giảm được stress, nhưng trà sả thì lại tốt hơn so với các loại trà xanh thông thường trong việc giảm lo lắng.
Theo những đánh giá của trung tâm Memorial Sloan Kettering Cancer Center, việc ngửi nước sả cũng có thể giúp chứng lo âu của các bệnh nhân giảm thiểu một cách đáng kể.
Chính vì thế mà rất nhiều người đã hít tinh dầu để giảm căng thẳng cũng như trình trạng lo lắng của mình.
Giảm Cholesterol
Theo một bài báo trên Medicine National Institutes of Health, việc uống nước sả hằng ngày có thể làm giảm đáng kể Cholesterol của cơ thể.
Nguyên cứu này có đưa ra một lưu ý rằng hiệu quả phụ thuộc vào liều lượng dùng. Có nghĩa là khi bạn tiêu thụ một lượng nước sả lớn sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nước trà sả từ lâu đã được xem là một trong những thành phần chính của Y học cổ truyền ở Châu Á, nó có tác dụng là hỗ trợ tiêu hóa vì nó hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên.
Nước trà sả có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày như:
– Buồn nôn
– Đau dạ dày
– Kháng nấm, kháng khuẩn
Với đặc trưng là một chất chống oxy hóa và có sự hỗ trợ của Polyphenol, nước trà sả có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng của đường tiêu hóa.
Rất nhiều nguyên cứu đã được công bố trên các tạp chí Dược sĩ đã kiểm tra về các tác dụng của nước sả đối với hệ tiêu hóa. Với khả năng chống viêm, nước sả có thể làm giảm đi cơn đau dạ dày một cách hiệu quả.
Giúp giảm cân
Rất nhiều chị em đã thực hiện giải pháp uống nước sả giảm cân và thành công vượt trội, đặc biệt là hiệu quả có nó còn tốt hơn cả trà.
Lý do mà trà sả có thể giúp bạn giảm cân là:
– Tăng cường hoạt động trao đổi chất của cơ thể
– Bạn có thể thay thế cho các đồ uống chứa nhiều Calo
Một điều chắc chắn rằng việc thay thế các đồ uống đóng chai có hàm lượng calo cao bằng nước sả có thể giúp bạn giảm bớt lượng calo nạp vào cơ thể và giảm cân hiệu quả hơn.
Nếu chỉ uống trà sả thì không thể giảm cân nhanh được, thay vào đó, bạn có thể uống trà sả kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, hoặc thực hiện các biện pháp giảm cân bằng nước lọc cũng là cách tuyệt vời.
Giảm huyết áp cơ thể
Nước sả có thể làm giảm huyết áp của cơ thể bằng cách giảm viêm và giúp cơ thể thư giãn.
Tính đến cuối 2018 thì rất nhiều nguyên cứu cũng đang được thực hiện để đưa ra lý do để nước xả có thể làm giảm huyết áp cho những người bị huyết áp cao.
Trong đó có 1 nguyên cứu đã chỉ ra rằng: Với 72 người cùng tham gia việc uống trà xanh và trà sả hằng ngày, khi kết thúc nguyên cứu thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng những người uống trà sả hằng ngày đã giảm huyết áp một cách đáng kể. Họ cũng cảm thấy nhịp tim đã giảm và cảm thấy thư giãn hơn.
Cải thiện tim mạch
Trà sả có đặc tính chống viêm nên giảm viêm trong mạch máu và động mạch rất tốt. Điều này sẽ khiến cho các tế bào trong máu di chuyển dễ dàng hơn trong các mạch máu, giảm được trình trạng máu đông cục.
Tăng cường hệ miễn dịch
Uống nước sả có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch bởi nó có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp chống lại các căn bệnh thường gặp như cảm cúm hoặc cảm lạnh.
Trong nước sả có rất nhiều vitamin A và vitamin C, cả 2 vitamin này đều có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể rất tốt.
Sả được bán khá phổ biến tại Việt Nam tại các khu chợ hay siêu thị tiện lợi, siêu thị thực phẩm,…
Uống một ly nước sả nóng có thể làm giảm đi cơn đau họng của bạn rất hiệu quả. Khả năng năng chống viêm của nước sả sẽ giúp giảm viêm và làm dịu đi sự kích ứng của niêm mạc họng.
Tăng cường sức khỏe răng miệng
Ở rất nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia là nguồn gốc của cây sả, người ta thường lấy thân cây sả để nhai mới mục đích cải thiện sức khỏe răng miệng và giữ cho miệng luôn sạch sẽ.
Nguyên nhân cây sả có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng là do trong sả có rất nhiều chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn cực tốt, đặc biệt là các vi khuẩn có thể gây ra sâu răng.
Việc uống nước sả tươi hằng ngày cũng có tác dụng tương tự như việc nhai sả nhưng hiệu quả ít hơn nhưng cũng khá tốt so với nhiều phương pháp khác.
Uống nước sả có tác dụng phụ không?
Uống nước sả với một lượng vừa phải hằng ngày sẽ an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước sả sẽ gây khá nhiều tác dụng phụ đối với dạ dày cũng như các trình trạng nghiêm trọng khác.
Gây dị ứng
Trà sả gây dị ứng khá mạnh cho những người bị dị ứng với cây sả. Vì vậy, bạn đừng uống nước sả nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sả.
Hãy ngừng uống nước sả ngay lập tức nếu gặp phải các triệu chứng như sưng cổ họng, khó thở và phát ban da.
Suy thận, bệnh về gan
Thật vậy, nếu bạn tiêu thụ một lượng nước sả lớn trong ngày sẽ khiến cho gan quá tải trong việc xử lý các chất oxy hóa, dẫn đến gan và thận sẽ bị rối loạn.
Đối với những người thận yếu hoặc gan yếu thì không nên uống nhiều nước sả
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì tuyệt đối không nên uống nước sả bởi vẫn chưa có đủ bằng chứng để cho thấy nó an toàn với thai kỳ.
Một số chuyên gia bác sĩ thai phụ đã cảnh báo rằng việc uống nước sả có thể làm tăng kinh nguyệt, và có một lo ngại là nó có thể gây sảy thai.
Có lẽ, lời giải đáp này đã trả lời rất đầy đủ cho câu hỏi có bầu uống nước sả được không rồi phải không nào.
Cách nấu nước sả tươi để uống hằng ngày
Uống nước sả mang lại những lợi ích và tác hại như thế nào cho sức khỏe thì chúng ta cũng đã được biết rồi, bây giờ, bạn cần phải nắm rõ được cách chế biến và liều lượng sử dụng để mang đến sức khỏe tốt nhất cho bạn.
Nếu không thể trồng sả tại nhà, bạn có thể mua tại các khu chợ và thực hiện các bước sau đây để nấu nước sả:
– Bước 1: Cắt thân xả thành từng khúc từ 2 đến 3 cm
– Bước 2: Đun sôi một cốc nước
– Bước 3: Khi nước vừa sôi, cho sả vào cốc nước sôi khoảng 5 phút
– Bước 4: Lọc bỏ xác sả và lấy nước để uống giống như trà
Bạn cũng có thể thêm đá vào để uống nếu bạn thích uống lạnh hơn.
Ngoài phương pháp trên thì bạn có thể kết hợp với một số phương pháp khác như lá đu đủ, mật ong, tắc,… nó sẽ đặt biệt rất hiệu quả để bạn giảm cân đấy.
Liều lượng an toàn mà bạn sử dụng mỗi ngày là khoảng 200 ml, với những người đang bị đau họng, cảm lạnh có thể sử dụng từ 400 đến 500 ml mỗi ngày.
https://www.cupandleaf.com/blog/lemongrass-tea https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3326778/ chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Uống Nước Sả Có Tác Dụng Gì? Uống Nước Sả Hàng Ngày Có Tốt Không? trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!