Xem Nhiều 3/2023 #️ Vịt Nấu Chao Đơn Giản Ngon Đậm Đà Hương Vị Miền Tây # Top 11 Trend | Abbankevents.com

Xem Nhiều 3/2023 # Vịt Nấu Chao Đơn Giản Ngon Đậm Đà Hương Vị Miền Tây # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vịt Nấu Chao Đơn Giản Ngon Đậm Đà Hương Vị Miền Tây mới nhất trên website Abbankevents.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vịt nấu chao là món ăn đặc trưng nổi tiếng của Cần Thơ và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Với các nguyên liệu dân dã và cách chế biến đơn giản đã tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng chiếm trọn tâm hồn các thực khách và dần trở nên phổ biến trong các bữa cơm hàng ngày tại khắp các vùng miền.

Nguyên liệu làm vịt nấu chao

– 1 con vịt: 1kg (Nên chọn vịt xiêm hoặc vịt cỏ nhiều thịt ít mỡ, chọn loại da vàng ức đầy là vịt ngon)

– Khoai môn: 400g

– Chao đỏ: ½ chén

– Bún tươi: 1kg

– Nước dừa: 1 trái

– Gia vị khác: Hành lá, rượu trắng, muối, đường, tiêu, chanh, hạt nêm, hành, tỏi, ớt

Nguyên liệu cần có để làm món vịt nấu chao

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch băm nhỏ, ớt rửa sạch băm nhỏ.

– Khoai môn gọt vỏ rửa sạch thái miếng vừa ăn.

– Gừng cạo vỏ rửa sạch đập dập băm nhỏ.

– Thịt vịt đem rửa qua rồi lấy chút rượu trắng và gừng giã nhỏ chà sát lên quanh thân vịt để khử mùi hôi rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó chặt thành từng miếng vừa ăn.

– Cho vịt vừa chặt vào bát ướp cùng tỏi, hành, ớt băm nhuyễn + 1,5 muỗng canh đường + 1 thìa cà phê hạt nêm + ½ thìa cà phê hạt tiêu + 2 muỗng canh nước chao cùng khoảng 5 miếng chao đỏ trộn đều và ướp khoảng 40 phút cho thịt ngấm đều gia vị.

Thịt vịt được ướp cùng chao đỏ và các loại gia vị

Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu vào đun nóng, sau đó thả khoai môn vào chiên vàng 2 mặt đến khi mềm thì cho ra đĩa để riêng.

Khoai môn chiên hơi chín vàng là được

– Sử dụng chảo sâu lòng hay nồi bắc lên bếp bật lửa vừa phải. Cho 1 ít dầu ăn vào đun nóng rồi cho hành băm vào phi thơm. Khi hành đã thơm cho thịt vịt đã được ướp vào xào, khi thịt vịt hơi săn lại thì cho khoai đã chiên, nước dừa vào đổ ngập thịt đun dưới ngọn lửa nhỏ khoảng 20 phút cho thịt chín mềm là được.

– Lưu ý trong quá trình nấu bạn nên hớt bọt để nước trong và đẹp hơn, nêm nếm gia vị cho vừa miệng

Vịt nấu chao ninh đến khi thịt chín mềm và nêm nếm gia vị vừa ăn

Bước 5: Làm nước chấm vịt nấu chao

Để món vịt nấu chao ngon một cách hoàn hảo thì không thể thiếu phần nước chấm. Trong lúc đợi vịt chín sẽ đi pha nước chấm.

Lấy 2 muỗng canh nước chao + 2 miếng chao đỏ cho vào bát cùng 2 muỗng canh nước sôi để ấm + chút nước cốt chanh + 1 chút ớt băm + ½ thìa đường, dằm nhuyễn miếng chao, khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Cuối cùng nêm nếm lại cho vừa miệng.

Tất cả đã hoàn thành, món vịt nấu chao này được ăn chung với bún tươi hoặc cơm trắng nóng hổi đều ngon. Ngoài ra ở một số vùng miền vịt nấu chao khi nấu xong có thể ăn như món lẩu. Thịt vịt mềm thấm gia vị hòa quyện với nước dùng thơm ngon béo ngậy vị chao và nước cốt dừa giúp kích thích khiến bạn thêm ngon miệng.

Vịt nấu chao ăn kèm với rau gì?

Tại các vùng miền có thể thưởng thức món vịt nấu chao với các loại rau khác nhau tùy vào sở thích. Thông thường, vịt nấu chao bạn có thể ăn kèm với rau muống, rau mồng tơi, rau xà lách, rau cải hay rau mùi hoặc giá sống … theo phương pháp nhúng lẩu đểu phù hợp.

Vịt nấu chao ăn kèm với rau muống hoặc mồng tơi rất phù hợp

Nguồn: http://khampha.vn/bep/vit-nau-chao-ngon-dam-da-huong-vi-mien-tay-c39a719455.html

Cách Làm Vịt Nấu Chao Đậm Đà Hương Vị Miền Tây

Vịt là thức ăn giàu dinh dưỡng, chế biến được rất nhiều món như : nướng, luộc, chiên, xào, quay, gỏi, cháo, tiết canh… và món “Vịt nấu chao”, là món vô cùng ngon. Rất đơn giản và dễ nấu, ngon vì hương vị thơm ngon giữa vịt và chao hòa quyện vào nhau tạo ra một món ăn có hương vị độc đáo.

Để có món vịt nấu chao ngon thì trước tiên ta phải biết chọn những con vịt ngon :

Cách chọn vịt ngon

Vịt nấu chao nên chọn vịt xiêm hay vịt cỏ (thịt nhiều, ít mỡ). Vịt nuôi thịt thường mềm và nhiều mỡ. Kinh nghiệm chọn vịt (sống): bạn hãy dùng tay đặt vào ức vịt, ức đầy, vịt nhìn khỏe mạnh, không ủ rũ thì hãy mua. Với vịt đã làm sẵn, hãy để ý thêm lớp da bên ngoài, con nào da vàng, ức đầy là vịt ngon. Nhìn lông vịt, bạn cũng có thể nhận biết rất nhanh đâu là vịt non, vịt già. Những con mỏ to, mỏ thường nhỏ, lông dầy và cứng.

Nguyên liệu cho món vịt nấu chao:

– Nửa con vịt

– 2 viên chao đỏ, 2 viên chao trắng.

– 300g khoai môn cao

– Muối, nước mắm, hạt nêm, hành khô, tỏi, hạt tiêu.

– Bún, rau xà lách ăn kèm, hành lá.

– Gừng, rượu trắng để rửa vịt.

– Phần nước chấm 2 viên chao trắng, đường, chanh.

Cách làm món ngon từ thịt vịt và khoai môn sao cho vịt thấm gia vị. Kết hợp với vị thơm của chao, vị khoai môn bùi bùi. Khi ăn khiến bạn có cảm giác ngon miệng và khó có thể quên.

Cách nấu vịt nấu chao ngon.

– Gừng rửa sạch, giã gừng, trộn chung với rượu trắng.

– Vịt rửa sạch, chặt nhỏ, chà hỗn hợp gừng và rượu trắng lên khắp thân vịt, để khoảng 20 phút sau đó rửa lại cho thật sạch, để vịt lên rổ cho ráo nước.

– Phần vịt sau khi ráo nước cho ra âu lớn, thêm hành khô và tỏi đã giã nhỏ, thêm chao trắng, chao đỏ, một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, nửa thìa nhỏ hạt nêm, hạt tiêu, trộn đều, ướp khoảng 2-3 tiếng.

– Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, cho hỗn hợp thịt vịt đã ướp vào nồi, đun lửa lớn đến khi sôi bùng lên thì bạn đun lửa nhỏ, đun tiếp khoảng 20 phút.

– Khoai môn cao gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn.

– Bạn pha 2 viên chao trắng với một thìa nhỏ đường, vài giọt chanh, tán nhuyễn chao, để ra bát riêng dùng kèm với bún.

– Nồi thịt vịt đun 20 phút bạn cho thêm nước dừa tươi hay nước sôi nóng vào cho ngang với mặt thịt, đun lửa nhỏ nêm gia vị vừa ăn, đun tiếp.

– Cho khoai môn vào đun cùng.

– Đun đến khi khoai mềm, nêm nếm lại tùy khẩu vị, tắt bếp, thêm hành lá đã thái nhỏ vào.

– Bạn có thể giữ nóng nồi trên bếp, cho bún ra tô, khi dùng thì chan hỗn hợp nước dùng và vịt lên.

Cách Làm Vịt Nấu Chao Chuẩn Vị Miền Tây Đơn Giản Ngon Đúng Điệu

Đặc điểm: Vịt nấu chao là sự kết hợp giữa thịt vịt, chao, khoai môn được nấu chung với nhau.

Nguồn gốc: Món ăn này phổ biến ở miền Tây và miền Nam.

Thời điểm dùng: Dùng cho bữa trưa và bữa tối.

Lợi ích: Thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường miễn dịch, lợi tiểu và chống tiêu phù hiệu quả.

2. Cách làm vịt nấu chao

Chuẩn bị nguyên liệu (cho 4 người dùng)

Thịt vịt xiêm hoặc vịt cỏ: 1/2 con (khoảng 1kg)

Chao đỏ: 5 viên

Chao trắng: 3 viên

Khoai môn: 400g

Nước dừa xiêm: 1 quả

Hành tím: 3 củ

Tỏi tươi: 3 tép

Ớt tươi: 1 – 2 quả

Hành lá: 3 cây

Chanh tươi: 1 quả

Rượu trắng: 2 muỗng canh

Gia vị: Nước mắm ngon, muối, đường, hạt nêm, tiêu, bột ngọt, dầu ăn

Rau muống hoặc rau sống tùy thích

Bún tươi

Gừng cạo sạch bỏ, đập dập và thái chỉ, chia ra làm 2 phần riêng biệt

Hành, tỏi bỏ vỏ, băm nhuyễn. Ớt bỏ hạt, băm nhỏ

Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, băm nhỏ. Chanh vắt lấy nước cốt.

Khoai môn gọt vỏ, cắt thành miếng vừa ăn và ngâm ngay vào thau nước lạnh khoảng 20′ để hết nhựa và loại bỏ thâm.

Rau muống ngắt cọng, rửa sạch.

Thịt vịt chặt miếng vừa ăn, bóp rượu và gừng khoảng 15′ để vịt loại bỏ mùi hôi. Sau đó rửa sạch với nước.

Ướp thịt vịt với 2 viên chao đỏ, 2 viên chao trắng, 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe tiêu, 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 xíu muối, 1/2 tỏi băm, hết hành khô, trộn đều, ướp khoảng 45′ cho thịt ngấm gia vị.

Chiên sơ khoai môn cháy cạnh, để khi nấu, khoai không bị nát

Cho 2 miếng chao đỏ vào chén nhỏ, dằm nhuyễn.

Nêm vào 1 muỗng cafe đường, bột ngọt, 1 muỗng nhỏ nước cốt chanh, 3 muỗng nhỏ nước lọc, gừng, tỏi, ớt băm vào khuấy đều cho tan hết gia vị. Nêm nếm lại vừa ăn.

Bắc nồi lên bếp cùng 1 ít dầu ăn, phi thơm cùng với tỏi, sau đó cho hết phần thịt vịt vào xào săn khoảng 5′, để lửa liu riu cho thịt chín và thấm gia vị.

Cho hết trái dừa xiêm vào nồi, đun khoảng 15′ cho vịt chín mềm.

Cho hết phần khoai môn đã chiên vào nấu cùng.

Sau 15′, dùng đũa chọc thử vào miếng khoai môn, nếu khoai chín rồi thì nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.

Múc ra tô, rắc thêm hành lá và tiêu cho hấp dẫn.

Dọn cùng rau sống, bún tươi, nước chấm chao và thưởng thức.

Mỗi khi ngán những món ăn thường ngày, mẹ tôi thường thay đổi khẩu vị gia đình bằng món vịt nấu chao thơm ngon này. Mùi chao thơm, bùi béo, thịt vịt chín mềm thì ngon miễn chê ăn cùng với bún và rau sống cực kỳ hợp vào mùa hè.

Ngoài món vịt nấu chao này, bạn có thể biến tấu thành món vịt nấu chao chay thay thế thịt vịt bằng nấm cũng khá ngon đấy!

4. Những lưu ý khi ăn vịt nấu chao

Những người bị bệnh gout, hệ tiêu hóa kém, bị ho, thể chất lạnh, người mới phẫu thuật thì không nên ăn thịt vịt, không tốt cho sức khỏe

Không nên ăn thịt vịt cùng thịt thỏ, thịt rùa, trứng gà, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Những người bị huyết áp cao, mắc bệnh thận, viêm loét đường tiêu hóa không nên ăn chao

Không nên nấu mật ong với chao sẽ dẫn đến bệnh tiêu chảy

Cách làm vịt nấu chao chuẩn vị miền Tây mà chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn sẽ giúp cho bữa ăn gia đình phong phú hơn đấy. Lưu lại ngay công thức này và trổ tài cho gia đình, người thân và bạn bè ngay thôi!

Cách Làm Lẩu Mắm Đơn Giản Mang Đậm Hương Vị Miền Tây

Lẩu mắm chính là một trong những món ăn đặc trưng nổi tiếng củ a người miền Tây. Với mùi vị thơm ngon mang hương vị riêng tưởng chừng cách nấu lẩu mắm sẽ khá khó khăn và phức tạp nhưng nó lại vô cùng đơn giản.

Miền Tây không chỉ nổi tiếng với sông nước như một bức tranh nên thơ trữ tình. Đến nơi này bạn sẽ được thưởng thức những món ăn vô cùng thơm ngon, đặc trưng chế biến từ các loại hải sản. Với hương vị vô cùng mộc mạc nhưng lại khiến mọi người phải xao xuyến khi nghĩ về nó. Với những ai đã đến với vùng đất sông nước miền Tây thì sẽ không bất ngờ khi nhắc tới món lẩu mắm đậm đà nhưng cách nấu lẩu mắm miền Tây thì không phải ai cũng biết.

Nguyên liệu nấu lẩu mắm

Xương heo: 500gam

Mắm cá linh: 200gam

Mắm cá sặc: 100gam

Tôm tươi: 200gam

Mực ống: 200gam

Cá lóc: 500gam

Thịt heo: 400gam

Gia vị: hạt nêm, đường, dầu ăn, muối

1 cây sả và 50gam sả băm sẵn

Bún rối: 1kg

Các loại rau ăn lẩu mắm

Món lẩu ngon là sự kết hợp giữa các loại thịt, hải sản hòa cùng các loại rau củ để tăng sự thanh mát cho món ăn. Do đó, để nấu lẩu mắm ngon thì không thể thiếu các loại rau đi kèm.

Cà tím : 1-2 quả

Rau nhút: 300g

Rau muống: 300g

Bông súng: 1 bó

Rau đắng: 100g

Giá đỗ: 300g

Nấm rơm: 500g

Chuối xanh: 5 quả

Dưa leo: 6-7 quả

Khế: 4-5 quả. Bạn có thể sử dụng hay khế chua tùy thuộc vào sở thích của mỗi người.

Rau thơm: Húng quế, tía tô, húng tây,…

Cách nấu lẩu mắm miền Tây (Cần Thơ):

Cách nấu lẩu mắm ngon vô cùng đơn giản cho thấy sự khéo léo của bạn qua từng bước từ sơ chế nguyên liệu tới cách nấu và trang trí món ăn.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế thịt và các loại hải sản

Xương heo bạn rửa sạch rồi chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Để đảm bảo vị ngọt, ngon của xương heo bạn nên luộc sơ qua nước nóng để loại bỏ được chất bẩn đồng thời khử được mùi hôi của xương. Đặc biệt, trong khi luộc bạn nên vớt hết bọt bởi đó là các loại chất bẩn có trong xương. Sau đó bạn rửa sạch lại bằng nước rồi hầm xương trong khoảng 2-3 tiếng.

Thịt ba chỉ bạn rửa sạch rồi thái lát mỏng vừa ăn.

Cá lóc bạn đem đánh vẩy, làm sạch sau đó lọc lấy phần thịt và thái nhỏ thành miếng vừa ăn.

Tôm bạn cắt bỏ phần râu và bỏ phần đen ở đầu rồi rửa sạch, để nguyên phần vỏ tôm.

Mực ống bạn đem bỏ phần xương ống màu trắng và phần vòi mực ở gần mắt. Bởi đó chính là phần không thể ăn được trên mực ống. Sau khi mực ống đã được làm sạch bạn đem cắt mực ống thành những khoanh tròn khoảng 3-4 cm vừa ăn. Cuối cùng bạn xếp mực tất cả vào đĩa.

Sơ chế các loại rau củ

Cà tím bạn bỏ cuống, rửa sạch rồi cắt thành những khoanh tròn vừa ăn. Hoặc bạn cũng có thể cắt thành miếng dài tùy vào sở thích ăn của mỗi người.

Chuối xanh bạn đem bỏ vỏ ngoài thái miếng vừa ăn. Bạn nên nhớ sau khi thái nên ngâm chuối vào nước để chuối không bị thâm.

Rau muống, rau nhút và các loại rau khác bạn đem nhặt bỏ lá sâu, úa rồi rửa sạch để ráo.

Dưa leo và khế bạn đem rửa sạch rồi thái lát vừa ăn.

Nấm rơm bạn tách ra rồi rửa sạch để ráo.

Sơ chế các nguyên liệu khác

Có lẽ rằng để có công thức lẩu mắm ngon và chuẩn vị thì không thể thiếu sự kết hợp của các loại rau thơm. Chúng vừa tăng vị thơm ngon cho món ăn vừa tạo cho món ăn thêm phần bắt mắt hơn.

Rau húng, lá tía tô bạn đem bỏ gốc, phần lá sâu, bị úng rồi đem rửa sạch để ráo nước.

Hành tím, tỏi khô bạn đem bỏ vỏ, rửa sạch đập dập rồi băm nhỏ.

Phần giá đỗ bạn đem rửa sạch để ráo.

Cuối cùng bạn đem tất cả phần rau củ đã được sơ chế bày ra một cái nia nhỏ hoặc mâm sao cho đẹp mắt.

Bước 2: Xào nấu các loại nguyên liệu

Trước tiên, bạn cho dầu ăn vào chảo để phi thơm sả băm. Khi thấy phần sả chuyển sang màu vàng và mùi thơm bắt đầu phảng phất thì bạn cho phần cà tím vào đảo đều tay trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

Tiếp theo bạn chuẩn bị thêm một cái chảo khác cho thêm dầu ăn vào phi thơm hành tỏi. Sau đó, bạn cho phần thịt ba chỉ vào xào cùng cho chín rồi trút ra đĩa.

Bước 3: Chế biến phần mắm cá

Cách nấu lẩu mắm thơm ngon và chuẩn vị miền Tây thì không thể bỏ qua bước chế biến phần mắm cá sao cho đậm đà nhất. Đồng thời kích thích được vị giác của bất cứ một ai ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của mắm cá.

Trước tiên, bạn lấy mắm cá linh và cá sặc cho vào nồi cùng 400ml nước. Bạn khuấy đều tay rồi đặt lên bếp đun lửa nhỏ liu riu. Đun khoảng 10-15 phút để phần cá được mềm dẻo rồi tắt bếp. Sau đó bạn lọc phần hỗn hợp đó giữ lại phần nước và loại bỏ phần cá.

Cuối cùng bạn phi hành tỏi cho thơm rồi đem phần mắm cá vừa lọc vào đun sôi rồi tắt bếp.

Để cách làm lẩu mắm ngon chuẩn vị quan trọng ở cách bạn chọn mắm cá linh và mắm cá sặc. Bạn nên mua mắm cá ở những nơi sản xuất uy tín, có chất lượng và mang được hương vị đặc trưng miền Tây.

Bước 4: Nấu lẩu mắm

Để món lẩu mắm ngon thì phần nước dùng phải thật sự hoàn hảo và đậm đà.

Trước tiên, bạn đem đập dập củ sả rồi cho phần nước dùng đã được hầm. Tiếp đó, bạn cho phần nước mắm cá, cà tím, sả băm, thịt ba chỉ đun sôi. Bạn nêm thêm 2 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng canh đường đun sôi khoảng 10-15 phút là được.

Bước 5: Thưởng thức

Những cách nấu lẩu mắm khác

Miền Tây là nơi nổi tiếng với các loại mắm thì việc bạn tìm kiếm các món lẩu từ các loại mắm cá khác nhau thì không hề khó. Mỗi món lẩu có những công thức lẩu mắm khác nhau. Bên cạnh đó nó không làm giảm vị ngon hấp dẫn đặc trưng của mỗi món ăn.

Cách nấu lẩu mắm cá linh

Nguyên liệu chuẩn bị

Mắm cá linh: 200g

Mực tươi: 300g

Tôm tươi: 400g

Vây cá hồi: 300g

Cá viên: 300g

Xương ống heo: 500g

Các loại gia vị và các loại rau ăn kèm

Cách nấu lẩu mắm

Trước tiên bạn sơ chế tất cả các nguyên như trên rồi bày tất cả ra mâm cho đẹp mắt.

Tiếp đến bạn bắc chảo lên bếp phi hành tỏi và sả cho thơm. Tiếp tục bạn cho mắm cá linh vào đun sôi và phần thịt cá dẻo ra thì lọc qua rây giữ lại phần nước.

Cuối cùng bạn cho hỗn hợp phần mắm linh vào nồi nước heo đã được hầm nhừ và đun sôi. Kèm theo đó bạn nên cho thêm một củ sả đập dập vào để tăng vị thơm ngon cho nước lẩu. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi thưởng thức.

Cách nấu lẩu mắm cá lóc

Lẩu mắm cá lóc cũng là một món ăn quen thuộc với người miền Tây. Bất kì ai khi đã thưởng thức nó một lần sẽ không thể quên được mùi vị đặc trưng của nó. Về cơ bản cách làm mắm cá lóc này giống với cách làm mắm cá miền Tây. Từ phần nguyên liệu tới phần sơ chế và nấu là giống nhau.

Tuy nhiên, lẩu mắm cá lóc có hương vị khác là do sử dụng mắm cá lóc. Đặc biệt phần cách nấu, bạn phi hành, tỏi, sả cho thơm rồi cho thịt ba chỉ vào xào săn lại. Tiếp đến, bạn cho mắm cá lóc vào thêm 1 muỗng canh đường xào cùng khoảng 5-6 phút cho tới khi phần mỡ ở thịt ba chỉ chảy ra. Như vậy món ăn sẽ thêm béo ngậy và hấp dẫn hơn.

Tiếp theo, mắm cá sôi thì bạn cho thêm khoảng 1,5-2 lít nước, sườn non vào cuối cùng là cà tím đun sôi rồi tắt bếp.

Cách nấu lẩu mắm cá tra

Nguyên liệu chuẩn bị

Xương heo: 500g

Mắm cá linh: 200g

Mắm cá sặc: 200g

Tôm tươi: 300g

Mực ống: 500g

Cá tra: 500g

Thịt ba chỉ: 300g

Các loại rau ăn lẩu: Rau nhút, rau muống, chuối xanh,…

Các loại gia vị khác: Rau húng, tía tô, tỏi, sả, hành tím,…

Bún rối: 1kg

Cách nấu lẩu mắm ngon

Cách làm lẩu mắm đều giống nhau chỉ khác là ở nguyên liệu mắm cá. Các bạn sơ chế nguyên liệu như phần nấu mắm cá. Phần cá tra bạn đem làm sạch rồi lọc lấy phần thịt. Tuy nhiên phần xương bạn có thể cho vào hầm cùng với phần xương cho nước dùng thêm ngọt đậm đà hơn. Phần mắm cá bạn đun sôi rồi lọc lấy phần nước cho vào nước xương ở trên.

Cuối cùng bạn đem thưởng thức cùng với các nguyên liệu trên. Khi ăn bạn cho lần lượt cá, tôm, các loại rau vào đợi chín rồi thưởng thức. Nồi lẩu ăn kèm với bún tươi thì vô cùng tuyệt vời. Bạn đừng quên cho thêm các loại rau thơm cho món ăn thêm phần hấp dẫn hơn.

Cách nấu lẩu mắm miền Tây vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Lẩu mắm với mùi vị đặc trưng của mắm cá, nước dùng ngọt thanh thêm các loại rau củ, rau thơm đi kèm thì không còn gì tuyệt vời hơn. Cuối tuần cả gia đình quây quần bên nồi lẩu mắm nghi ngút khói sẽ khiến mọi người vô cùng thích thú.

Hy vọng món ăn dân dã này sẽ là món ăn yêu thích của gia đình. Chúc cả nhà ngon miệng.

Bạn đang xem bài viết Vịt Nấu Chao Đơn Giản Ngon Đậm Đà Hương Vị Miền Tây trên website Abbankevents.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!